Phiên bản The New Sasco hứa hẹn mở ra một chương mới trong lĩnh vực dịch vụ phi hàng không, tôn vinh bản sắc Việt song hành đẳng cấp quốc tế.
Ở bản Tông Pắng, xã Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai (trước đây là Yên Bái), chiếc nón lá không chỉ là vật dụng che nắng che mưa mà còn là một biểu tượng văn hóa lâu đời của người Tày. Vài năm trở lại đây, nghề làm nón truyền thống trở thành hoạt động trải nghiệm độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Từ những thanh tre, nứa thô mộc, qua đôi bàn tay khéo léo của người S'tiêng, những chiếc gùi mộc mạc ra đời không chỉ để là đồ vật sử dụng trong cuộc sống thường nhật, mà còn gùi theo cả ký ức văn hóa, tinh thần cộng đồng và nét đẹp nguyên sơ của núi rừng đại ngàn. Nghề đan gùi truyền thống không chỉ là nghề mưu sinh, mà còn là bản sắc văn hóa độc đáo, đậm chất nghệ thuật đang được gìn giữ và hồi sinh trong dòng chảy hiện đại của người S'tiêng ở tỉnh Bình Phước.
Ngày hội Văn hóa Áo dài TP.HCM 2025 với chủ đề Áo dài tri ân là dịp để tôn vinh vẻ đẹp của áo dài, lan tỏa thông điệp nhân văn về lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà thiết kế, nghệ nhân, thợ may... đã gắn bó với hành trình phát triển áo dài từ xưa đến nay.
Kéo dài trong 3 ngày (từ tối 30/6 đến ngày 2/7), Lễ hội văn hóa ẩm thực mang chủ đề 'Tìm về món ngon quê tôi' do Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) tổ chức là hoạt động văn hóa ý nghĩa diễn ra trong thời điểm quê hương, đất nước đang chuyển mình vươn lên.
Khi bỏ ra nhiều tâm huyết và cùng hàng chục năm để tạo dựng một thương hiệu, những người sáng lập nên nó sẽ đề cao chất lượng sản phẩm, bởi đó chính là giá trị cốt lõi.
Tối 29/6, trên tuyến phố đi bộ Kim Đồng, thành phố Cao Bằng diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện công bố bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp tỉnh Cao Bằng sẽ diễn ra vào sáng 30/6.
Làng Đông Khương (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) vừa chính thức được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và nghệ nhân nơi đây, những người đã gìn giữ và phát huy giá trị các nghề truyền thống đặc sắc như mộc, gốm nung, đúc đồng…, đồng thời bảo tồn không gian làng quê sinh thái cùng nhiều di tích lịch sử quý giá.
Sinh ra, lớn lên rồi chiến đấu để giữ lấy mảnh đất cha ông, lão già làng nguyện một đời trọn vẹn với đất và người Ba Na trên miền thảo nguyên gió và nắng. Ông là Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, như dấu chấm tròn định vị văn hóa Ba Na vẹn nguyên cho người nơi xa tấm tắc.
Hình ảnh cây đàn nhị được cất lên cùng tiếng hát mộc mạc, khúc khuỷu đã trở thành biểu tượng, là 'cái nôi' cho nghệ thuật hát xẩm Ninh Bình. Đứng trước nguy cơ bị mai một, bị lãng quên, nhưng đến nay 'báu vật văn hóa' ấy vẫn đang tiếp tục được truyền lửa và hồi sinh mạnh mẽ bởi người nghệ nhân tự nhận lấy trách nhiệm gìn giữ và phát huy di sản.
Giữa những thăng trầm của lịch sử và sự đổi thay của thời cuộc, có những con người âm thầm, bền bỉ giữ lửa cho hồn dân tộc. Ở làng tranh Đông Hồ – mảnh đất nghệ thuật dân gian nổi tiếng của xứ Kinh Bắc, gia đình Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Hữu Quả chính là một điểm sáng về một nếp nhà tâm huyết gìn giữ, phát triển và lan tỏa dòng tranh dân gian Đông Hồ – di sản văn hóa văn hóa phi vật thể quốc gia.
'Thôn, xã đều được tỉnh hỗ trợ mua mã la nhưng nhiều nơi đánh không kêu. Nghệ nhân biết cách diễn tấu ngày càng ít, giới trẻ lại không quan tâm văn hóa dân tộc', ông Cao Điệp Phới trăn trở trước nguy cơ mai một loại nhạc cụ thiêng của người Raglai.
Nghệ nhân Hạ Bá Định trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 85, song ông có lẽ đã mỉm cười mãn nguyện khi dòng gốm Chu Đậu cổ đặc sắc của tỉnh Hải Dương được ông cùng các đồng nghiệp khôi phục thành công và truyền nghề cho lớp trẻ.
Từ ngày 27 - 29/6 tại TP Hồ Chí Minh, triển lãm 'Japan in Bloom - Nhật Bản mùa hoa nở' do Hiệp hội xuất khẩu hoa và cây cảnh Nhật Bản tổ chức đã thu hút đông đảo người yêu hoa và giới trẻ đến tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh.
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp nhân viên nỗ lực và gắn bó với công việc. Nó còn thúc đẩy người lao động hăng say làm việc và phát huy tinh thần sáng tạo.
Hãng thời trang Prada bị chỉ trích vì mẫu dép sandal mới giống dép Kolhapuri, một biểu tượng văn hóa lâu đời của Ấn Độ, mà không ghi nhận nguồn gốc. Trước áp lực từ nghệ nhân và giới chức Ấn Độ, Prada đã chính thức thừa nhận di sản thiết kế này.
Tối 28/6, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM, đêm Gala 'Áo dài tri ân' - hoạt động điểm nhấn trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa Áo dài TP.HCM 2025 đã diễn ra trang trọng và đầy cảm xúc.
Giữa những con ngõ nhỏ rợp bóng dừa trong làng gốm Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam), mùi đất ẩm trộn mùi khói củi bốc lên từ lò nung, tạo thành một thứ hương rất riêng, mộc mạc, đậm đà như chính tâm hồn những người thợ gốm ở đây. Trong căn nhà nhỏ nép bên triền sông Thu Bồn, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Ngữ vẫn ngày ngày quay bàn gốm, nặn đất, giữ lửa nghề truyền thống.
Ngày 1/7/2025 là một dấu mốc đặc biệt bởi không chỉ đây là Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam, mà còn là thời điểm chính thức có hiệu lực của hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.
Từ ngày 1.7, đánh dấu một cột mốc đặc biệt đối với bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam. Không chỉ là Ngày BHYT Việt Nam, đây còn là thời điểm hàng loạt chính sách mới trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực, mang tính đột phá.
Festival là cơ hội để các nghệ nhân chia sẻ kỹ thuật, bí quyết và câu chuyện làm nghề; cầu nối để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, là dịp để du khách, người tiêu dùng trải nghiệm trực tiếp quy trình làm nước mắm.
Từ 1/7/2025, thêm 4 trường hợp được hỗ trợ mức đóng BHYT theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024.
Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Hướng tới kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày hội bánh dân gian không chỉ là sự kiện ẩm thực khơi dậy niềm tự hào của người Việt mà còn tôn vinh sự đa dạng, phong phú truyền thống bánh dân gian 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.
Địa chỉ 178 Trấn Vũ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - nghệ thuật của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã. Hiện nay phòng trưng bày tại đây được quản lý bởi ông Nguyễn Văn Ứng - nghệ nhân có hơn 40 năm gắn bó, gìn giữ và phát huy tinh hoa nghề đúc đồng truyền thống của làng Ngũ Xã.
Là dự án tiên phong thuộc phân khúc Hyper Luxury - Bất động sản nghệ nhân siêu sang chế tác thủ công, Hanoi Signature đã thành công trở thành dấu ấn của dòng sản phẩm độc bản này, đồng thời khẳng định tên tuổi Tân Hoàng Minh như một biểu tượng xứng đáng với danh xưng 'nghệ nhân bất động sản'...
Ai từng đặt chân đến các bản Mường vào mùa xuân, giữa làn mưa phùn giăng trắng rừng, trắng núi, hẳn sẽ mang theo ký ức về một khung cảnh đậm chất thơ: Bên hiên nhà sàn bập bùng lửa ấm, người già cần mẫn chẻ tre, lũ trẻ ríu rít bên gùi măng non, và văng vẳng đâu đó, một giọng hát nhẹ như gió, thấm như mưa, đó là tiếng hát đúm, nét thanh âm nguyên sơ của núi rừng, một khi đã nghe qua thì chắc không thể nào quên...
Chiếc đàn viola Tuscan-Medici 335 năm tuổi do nghệ nhân Stradivari chế tác đã trở thành tài sản quốc gia và được lưu giữ tại Thư viện Quốc hội Mỹ.
Thời gian gần đây, trên một số nền tảng mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng mức đóng BHYT sẽ tăng từ 4,5% lên 6% kể từ ngày 01/7/2025. BHXH Việt Nam khẳng định, hiện tại chưa có quy định nào về việc điều chỉnh tăng mức đóng BHYT lên 6% từ thời điểm nêu trên.
Muốn có được vị trí vững chãi, chúng ta nên thay đổi tư duy trong công việc, không ngừng tìm tòi, phát hiện ra cái mới, thay vì đi theo lối mòn.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Diễn đàn 'Tuổi trẻ Nghệ An với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới' tại bản Chiềng, xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ đã tạo không gian giao lưu ý nghĩa giữa nghệ nhân và thế hệ trẻ. Thông qua các làn điệu dân ca, hoạt động trải nghiệm và lễ ra mắt CLB 'Thanh niên bảo tồn di sản văn hóa' đã góp phần lan tỏa tình yêu di sản và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ bản sắc dân tộc trong tuổi trẻ.
Trong cái nắng dịu nhẹ buổi sáng ở vùng núi Xiengkhouang, chúng tôi ngồi bên bếp lửa cùng ông Buavanh Oudomsuk, 66 tuổi, nghệ nhân khèn Lào nổi tiếng của bản Pungmane, huyện Phoukout. Ông nhẹ nhàng cầm chiếc khèn vừa hoàn thiện, thổi lên một giai điệu quen thuộc 'Tình Lào – Việt', bản nhạc biểu tượng cho tình cảm keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào anh em.
Không ồn ào, không hào nhoáng, nghệ nhân Đinh Thị Vân chọn gắn bó cả tuổi thanh xuân với ca trù như một cách âm thầm giữ lấy linh hồn văn hóa dân tộc giữa những biến động của thời cuộc.
Sự trở lại của nhiều sân khấu nghệ thuật truyền thống đang tạo nên những nhịp cầu mới, nối kết di sản văn hóa với nhịp sống của thế hệ trẻ. Trong dòng chảy ấy, rối cạn Tế Tiêu - loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc đang được khám phá lại dưới lăng kính sáng tạo và đầy cảm hứng của những người trẻ.
Nằm cách phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Tây, bên bờ sông Thu Bồn thơ mộng, làng gốm Thanh Hà là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời bậc nhất ở tỉnh Quảng Nam.
Đảo Takaikamishima là nơi sinh sống của 11 người vừa mở cửa một trường học dạy manga. Người dân ở hòn đảo hy vọng truyện tranh manga sẽ đảo ngược vận mệnh của hòn đảo.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể với nhiều đề xuất hỗ trợ cho những người đang thực hành, truyền nghề và gìn giữ hồn cốt của dân tộc.
Tư tưởng chủ đạo của tinh thần nghệ nhân mới là sự sáng tạo. Không chỉ cải tiến cái cũ, chúng ta cần tạo ra những sản phẩm đi trước thời đại, luôn cập nhật, đổi mới công nghệ.
Ngày 22-6, Làng du lịch cộng đồng Ia Mơ Nông (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đón đoàn phim Ever Rolling Films (trụ sở tại Hà Nội) đến ghi hình các hoạt động văn hóa, ẩm thực đặc sắc và cách làm nương rẫy truyền thống của đồng bào địa phương.
Trước những áp lực cạnh tranh và thách thức của thị trường hiện đại, Hà Nội đang tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ làng nghề truyền thống phát triển bền vững, từ xúc tiến thương mại đến đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực và phát triển thương mại số.
Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu là một trong những người tiên phong bảo tồn và phát triển trà Shan tuyết Suối Giàng, tạo sinh kế bền vững cho bà con dân tộc thiểu số.
Nghệ nhân nằm trên chiếc giường thấp trong một căn nhà gỗ, nền đất khá tuềnh toàng, chung quanh treo một vài bằng khen và một gói đồ chứa đựng các nhạc cụ, giữa nhà là bếp lửa âm ỉ đỏ. Một cán bộ văn hóa địa phương giải thích: Chính quyền đã hỗ trợ xây nhà, nhà ngay bên cạnh nhưng ông lại nhường cho con gái ở, còn ông bám lấy ngôi nhà ọp ẹp này, động viên mấy cũng cứ ở đây. Nhà văn Thái Bá Lợi đứng cạnh, chỉ vào bếp lửa và nói tiếp: Đơn giản chỉ vì ông không thể xa rời bếp lửa. Mà nhà bê-tông lót gạch làm sao có bếp lửa giữa nhà!
Giữa thời đại công nghiệp 4.0, nơi mọi thứ dường như cuốn đi bởi tốc độ và công nghệ, có một người đàn ông chọn sống chậm, đi ngược chiều gió. Anh chọn tre, thứ vật liệu mộc mạc, quen thuộc để làm chất liệu gửi gắm tâm hồn và triết lý sống. Anh chọn khắc đạo vào từng thớ tre như cách gieo mầm an lành giữa những bộn bề phố thị.
Không cần cọ vẽ, cũng chẳng dùng đến bảng màu, nghệ nhân Khúc Văn Huynh, tên thật là Khúc Văn Diễn, người con của làng Cổ Chất (Dũng Tiến, Thường Tín, Hà Nội) đã chọn kim chỉ làm công cụ để 'họa' nên thần thái con người.