Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp, đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông Trần Thị Thu Hằng thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Việc làm (sửa đổi). Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị dự thảo luật cần sửa đổi cụ thể một số nội dung để Luật được hoàn thiện hơn.
Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 25/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp với lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Đồng chí Vũ Tuấn Anh- Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội chủ trì hội nghị.
Sáng 25/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Nhà giáo và dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).
Ông Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, đề xuất buộc doanh nghiệp bồi thường khi chậm làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp khiến người lao động mất quyền đăng ký trợ cấp đúng hạn...
Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tới đây, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 30 luật, 7 nghị quyết, cho ý kiến 6 dự án luật khác, đặc biệt Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, tinh gọn bộ máy; đồng thời, xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Sáng 22/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí: Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Bế Minh Đức, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tại thị trấn Tà Lùng (Quảng Hòa).
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) gồm 8 chương, 61 điều (giảm 1 chương và 33 điều so dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp 8). Nội dung dự thảo có nhiều thay đổi lớn, như: Sửa đổi, bổ sung quy định về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm; mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; sửa đổi quy định về hệ thống thông tin thị trường lao động; bổ sung quy định về tư vấn viên dịch vụ việc làm, đăng ký lao động, phát triển kỹ năng nghề; quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)…
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh vừa có cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri tại phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh. Cuộc tiếp xúc nhận được sự quan tâm sâu sắc của đông đảo cử tri địa phương.
Nhiều người thắc mắc, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2025 cao nhất là bao nhiêu?
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời quy định đối tượng ưu tiên vay vốn với lãi suất thấp hơn.
Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết là: AI phải được ứng dụng sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức của con người, tránh những tác động tiêu cực đến cá nhân và cộng đồng.
Ngày 17/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí: Bế Minh Đức, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại tá Đàm Minh Diện, Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng; Đoàn Thị Lê An, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tiếp xúc cử tri 2 xã: Hồng Nam, Quang Trung (Hòa An) trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Toàn hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) cả nước đã phát hiện 87.301 trường hợp lao động có việc làm vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN). Qua đó, kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm, tránh hậu quả phát sinh việc phải thu hồi số tiền 319 tỷ đồng.
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 15/4, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp với lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND (sửa đổi). Đồng chí Nguyễn Thành Nam - TUV, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.
Góp ý về Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu các chính sách để phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nhằm giải quyết việc làm và tạo việc làm bền vững thông qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Tính đến hết tháng 3/2025, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ước đạt 15,357 triệu người, tăng 1,192 triệu người, tương đương 8,42% so với cùng kỳ năm 2024.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Nhiều ý kiến góp ý cho rằng không nên giới hạn thời gian hưởng để đảm bảo quyền lợi tương xứng với mức đóng và thời gian tham gia của người lao động…
Tại Hội thảo góp ý cho dự án Luật Việc làm, ngày 8-4, nhiều đại biểu đề xuất cho phép bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng (tương đương 12 năm) để đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Ông Phạm Văn Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động TP.HCM đã đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ lao động khi doanh nghiệp phá sản, trốn đóng bảo hiểm.
Nhờ ứng dụng CNTT, thông qua rà soát, tra cứu dữ liệu người tham gia BHXH, toàn hệ thống BHXH trong cả nước đã phát hiện 87.301 trường hợp lao động có việc làm vẫn hưởng TCTN. Qua đó, kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm cũng như tránh được hậu quả phát sinh việc phải thu hồi số tiền 319 tỷ đồng.
Thị trường lao động biến động không ngừng khiến bảo hiểm thất nghiệp được kỳ vọng trở thành công cụ bảo vệ người lao động trước nguy cơ mất việc. Tuy nhiên, Chương VII của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) - từ Điều 34 đến Điều 47 - đã làm dấy lên nhiều tranh luận về thời gian bảo lưu, trách nhiệm thông báo và hỗ trợ doanh nghiệp. Liệu chính sách này có mang lại sự an tâm cho hàng triệu lao động, hay chỉ là bài toán tài chính đầy thách thức?
Hỗ trợ đào tạo lại nghề và việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy không chỉ giải quyết được vấn đề an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội mà còn góp phần phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, tránh lãng phí.
Xu hướng số hóa đang tác động không nhỏ đến nền kinh tế và thị trường lao động. Trong bối cảnh kết nối cung - cầu lao động còn nhiều khó khăn, dữ liệu thông tin về thị trường lao động còn hạn chế, việc sửa đổi Luật Việc làm chính là cơ hội, tiền đề quan trọng để xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý về hệ thống thông tin thị trường lao động, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trong trường hợp mất việc, người lao động cần những điều kiện gì để hưởng trợ cấp thất nghiệp và thủ tục, mức hưởng ra sao?
Ngày 2/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).
Sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, số viên chức nghỉ việc hưởng trợ cấp thất nghiệp và số tiền phát sinh hỗ trợ đối tượng này hằng năm không nhiều. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp vẫn đảm bảo an toàn trong 10 năm tới.
Sáng 1/4, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). UBMTTQVN tỉnh, lãnh đạo sở, ngành liên quan tham gia hội thảo.
Theo PGS.TS Trần Đức Cường, việc bố trí, sắp xếp lại tổ chức, nhân sự cần thực hiện cẩn trọng, bảo đảm chế độ, chính sách thỏa đáng đối với cán bộ dôi dư, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với những trường hợp nghỉ hưu trước tuổi.