Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hướng dẫn mới nhất về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đến người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ nhanh. Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang đưa ra những chính sách riêng cho người lao động cao tuổi. Đây là lần đầu tiên già hóa dân số được đề cập như một yếu tố có tác động trực tiếp đến chính sách việc làm trong hệ thống pháp luật về lao động.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu người lao động chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì thời gian đóng mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của họ sẽ được bảo lưu, cộng dồn, để làm căn cứ tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đáp ứng đủ điều kiện...
Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) cho rằng, phần nội dung quy định về bảo hiểm thất nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng để tránh trùng lặp nội dung với các Luật khác như Bộ Luật Lao động 2019, Luật Khiếu nại, Luật Tố tụng hành chính…
Bảo hiểm thất nghiệp được đánh giá là 'phao cứu sinh' của người lao động, tuy nhiên theo phản ánh, khoản trợ cấp này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hiện nay cho người lao động.
Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), bên cạnh đóng góp ý kiến về vay vốn hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài, phát triển kỹ năng nghề, hỗ trợ người sử dụng lao động, đào tạo lại lao động, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đã nhấn mạnh đến việc quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp phải bảo đảm được mức sống tối thiểu.
Các chuyên gia cho rằng mức hưởng trợ cấp hiện nay thực tế chưa đảm bảo mức sống tối chiểu của người lao động trong thời gian mất việc. Vì thế, các ý kiến đề xuất xem xét có thể nâng mức hưởng lên từ 65 - 75%...
Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách nhân văn, giúp bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động khi gặp khó khăn. Song để triển khai chính sách này ngày càng có hiệu quả hơn, các chuyên gia cho rằng cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ...
Chính sách vay vốn hỗ trợ việc làm, đi làm việc nước ngoài là công cụ quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy di cư lao động có tổ chức. Tuy nhiên, đối tượng được vay vốn vẫn còn hẹp, khâu giám sát vay vốn cũng chưa chặt chẽ.
Tổng số nhiệm vụ, thẩm quyền chuyển từ cấp huyện xuống cấp xã là 129, chuyển từ cấp huyện lên cấp tỉnh là 32.
Bộ Nội vụ cho biết qua rà soát, có 206 nhiệm vụ, thẩm quyền được đề xuất cho chính quyền địa phương 2 cấp và thực hiện phân cấp, phân quyền thuộc lĩnh vực nội vụ.
Dự kiến có khoảng 20 nghị định cần ban hành và phải hoàn thành trước ngày 1/7 để vận hành bộ máy chính quyền mới. Bộ Chính trị yêu cầu các dự thảo nghị định phải hoàn thành trước ngày 1/6.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, trong lĩnh vực nội vụ, có 161 nội dung, nhiệm vụ, thẩm quyền liên quan đến UBND cấp huyện; trong đó có 129 nhiệm vụ, thẩm quyền chuyển từ cấp huyện xuống cấp xã; 32 nhiệm vụ, thẩm quyền còn lại sẽ chuyển từ cấp huyện lên cấp tỉnh.
Theo đề xuất tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Lao động; hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động làm việc theo đúng quy định của Luật Viên chức sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp...
Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tiếp tục phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố triển khai rà soát thông tin qua phần mềm, nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp người lao động đã có việc làm nhưng vẫn nộp hồ sơ đề nghị trợ cấp thất nghiệp...
Từ ngày 11 đến 16/5, Quốc hội khóa XV đã tiến hành tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 9 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Trong đó, tập trung thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng, mang tính chiến lược, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế để hướng tới giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, vì thế họ cũng không thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, theo đề xuất tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)...
Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội để điều chỉnh các quy định về trợ cấp thất nghiệp sao cho thuận tiện, phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo quyền lợi đóng-hưởng của người lao động.
Đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là trước ảnh hưởng của chuyển đổi số, tự động hóa là vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.
Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ 4 điều kiện.
Trung bình một khóa đào tạo ở các trường đại học hiện chỉ có khoảng phân nửa tốt nghiệp đúng hạn...
Quy trình chi trả bảo hiểm thất nghiệp qua Cổng Dịch vụ công vừa được BHXH Việt Nam ban hành giúp tăng tốc xử lý hồ sơ từ các đơn vị liên quan. Nhờ đó, người lao động có thể nhận hỗ trợ kịp thời, giảm độ trễ trong tiếp cận chính sách.
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã đề xuất quy định trường hợp người sử dụng lao động không đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, thì phải trả khoản tiền tương ứng với các chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động được hưởng theo quy định...
Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là được đào tạo, dạy nghề để sớm quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do, không ít người lao động đã thờ ơ với quyền lợi này.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 65 – 70% và mở rộng đối tượng tham gia BHTN.
Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ và phản ứng của các nước sẽ có tác động không nhỏ đến thị trường lao động Việt Nam, nhất là những lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp xuất khẩu, dẫn đến việc cắt giảm lao động, dịch chuyển lao động...
Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) trình Quốc hội, một nội dung đáng chú ý là đề xuất quy định thống nhất mức trần tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp, với mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm đóng bảo hiểm.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp...
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) trình Quốc hội mới đây đang nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động, trong đó có liên quan đến mức đóng, mức hưởng và đào tạo nghề do tác động của đổi mới công nghệ, nhất là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng nhiều như hiện nay.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất trường hợp người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày 11/5, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức phiên họp toàn thể Ủy ban lần thứ 2. Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì phiên họp.
Chiều 11.5, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025–2030.
Sáng 11.5, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (Hà Nội), Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 2. Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì phiên họp.
Ủy ban Văn hóa và Xã hội được yêu cầu tập trung tham mưu 2 Nghị quyết về đột phá phát triển giáo dục, đào tạo và đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Sáng 11/5, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ hai. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh chủ trì phiên họp.
Trong tuần qua, nhiều chính sách kinh tế đáng chú ý đã được Chính phủ ban hành, đồng thời các hiệp hội ngành nghề và cơ quan chuyên môn cũng đưa ra những đề xuất quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh.
Chiều 10/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành khai mạc Phiên họp thứ 45.
Chiều 10/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp thứ 45.
Chiều 10-5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 45 (tháng 5-2025).
Chiều 10/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 45.
Theo dự báo, chính sách thuế quan của Mỹ và phản ứng của các nước sẽ có tác động không nhỏ đến thị trường lao động Việt Nam, nhất là những lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp xuất khẩu, dẫn đến việc cắt giảm, hoặc dịch chuyển lao động...
Với nhiều người lao động hiện nay, số tiền trợ cấp còn thấp, không đủ trang trải mức sống tối thiểu của bản thân và chăm lo cho gia đình.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất trường hợp người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thay vì 3 tháng trở lên như hiện nay...