ĐBQH lo ngại thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại một kỳ họp là quá gấp rút

Nhiều ĐBQH lo ngại, với nội dung và khối lượng sửa đổi, bổ sung của Luật Điện lực (sửa đổi) quá lớn, nếu thông qua dự thảo Luật tại một kỳ họp là quá gấp rút, việc xem xét, cho ý kiến hoàn thiện quy định không được kỹ lưỡng.

Đưa quy định phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật là bước tiến quan trọng

Chiều 7/11, góp ý hoàn thiện quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), một số đại biểu đề nghị bổ sung điều khoản yêu cầu các đơn vị vận hành lưới điện phải có kế hoạch phát triển hạ tầng lưới điện thông minh và tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo, bảo đảm tính linh hoạt trong hệ thống điện; đồng thời thống nhất thẩm quyền cấp phép hoạt động điện lực và thẩm quyền quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 7/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Theo Chương trình kỳ họp thứ 8, hôm nay (7/11), Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt và khuyến khích sử dụng hiệu quả, tiết kiệm

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi) diễn ra chiều 7/11, nhiều ĐBQH cho rằng, cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt và khuyến khích sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.

Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Luật Điện lực được ban hành năm 2004 và được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2012, 2018, 2022 và năm 2023. Tuy đã có 4 lần sửa đổi, bổ sung và mỗi lần đã giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc, song hiện nay nhiều quy định của Luật Điện lực hiện hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không giải quyết được các vấn đề mới, quan trọng phát sinh trong thực tiễn.

Sửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết, cấp bách

Đây là nhận định của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Trần Việt Hòa tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2024 Bộ Công Thương tổ chức chiều 23/10, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân.

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) bổ sung quy định để giá điện theo thị trường, cơ cấu biểu giá hợp lý hơn. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra kiến nghị cần cụ thể hơn các chính sách cải cách giá điện một cách phù hợp, hướng tới việc thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh.

Đề nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi và phân bổ nguồn lực cho năng lượng tái tạo

Trên cơ sở tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn trong đó có phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới...

Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách của Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng XHCN.

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin trong hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt và làm rõ nội dung các hoạt động mua bán điện; bổ sung quy định về nguyên tắc xác định giá và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dịch vụ điện; bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thị trường điện cạnh tranh.

Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn

Ngày 21/10, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày tờ trình dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

Dự thảo quy định nguyên tắc trong phát triển điện hạt nhân góp phần bảo đảm cung ứng điện, an ninh năng lượng và đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại COP 26.

Tránh chồng chéo, trùng lặp khi sửa đổi Luật Điện lực

Thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT) của Quốc hội đề nghị rà soát, sửa đổi để tránh chồng chéo, trùng lặp và đảm bảo tính đồng bộ với các luật liên quan.

Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 21/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe cơ quan soạn thảo và thẩm tra báo cáo về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).