Thanh Hóa đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư công nghiệp nhờ lợi thế vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng giao thông kết nối. Việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào các dự án hạ tầng khu công nghiệp (KCN) cũng đang mở ra nhiều cơ hội mới để lộ trình thu hút đầu tư trực tiếp đạt kết quả tích cực hơn.
Là 1 trong 8 khu kinh tế trọng điểm của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước, tuy nhiên hiện nay, nhiều dự án đầu tư công và trực tiếp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) vẫn trong tình trạng chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và môi trường đầu tư của khu vực.
Sáng 10/3, Công ty CP Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng (Đại Dũng Group) đã tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy Cơ khí Công nghệ cao Nghi Sơn, được đầu tư xây dựng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), tỉnh Thanh Hóa.
Bên cạnh phát triển các dự án nguồn điện mới, ngành điện không ngừng đầu tư mới và nâng cấp hệ thống truyền tải qua địa bàn tỉnh. Cùng với giải tỏa công suất cho các nhà máy, lưới truyền tải điện đã đáp ứng nguồn cung chất lượng cao cho sản xuất và tiêu dùng; đồng thời chuyển tải nguồn điện liên miền hiệu quả.
Sau khi giải quyết nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng, những ngày đầu năm 2025 một số 'siêu' dự án tại Nghi Sơn đã bắt đầu khởi động. Với tổng mức đầu tư lớn, các dự án sẽ góp phần lan tỏa sức hút đầu tư; đồng thời hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Khởi động sản xuất, kinh doanh những tháng đầu năm 2025 với nhiều tín hiệu tích cực về đơn hàng, các doanh nghiệp (DN) tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương tuyển dụng thêm lao động nhằm tổ chức sản xuất hiệu quả, thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng.
Trên địa bàn Khu Kinh tế Nghi Sơn hiện có 123 dự án đầu tư trực tiếp đang chậm tiến độ, nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng hoặc các thủ tục pháp lý về đầu tư.
Ngày 6/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tiến độ triển khai và thi công một số công trình, dự án trọng điểm tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS).
Giữ vị thế chủ đạo của Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) - một trong những trung tâm công nghiệp - đô thị và dịch vụ ven biển của khu vực và cả nước trong tương lai, thị xã Nghi Sơn đang nỗ lực trong công tác quy hoạch phát triển, phấn đấu khai thác tối đa các tiềm năng từ biển.
Cùng với các doanh nghiệp (DN) đặc thù duy trì hoạt động xuyên kỳ nghỉ Tết, sáng 3/2, nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã khẩn trương bắt nhịp sản xuất trở lại, sẵn sàng tăng tốc trong năm mới 2025.
Trên hành trình trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc, Thanh Hóa đã và đang huy động các nguồn lực thực hiện khâu đột phá về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các khu kinh tế động lực, liên kết vùng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở hướng tới tương lai...
Với tính chất đặc thù cần duy trì hoạt động liên tục, một số doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn 'đỏ lửa' ngày đêm kể từ đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Không chỉ đáp ứng tối ưu hiệu quả vận hành các nhà máy, hoạt động xuyên Tết tiếp tục đáp ứng kịp thời tiến độ xuất các đơn hàng; góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh của ngành công nghiệp trong năm mới.
Năm 2024, KKTNS và các KCN thu hút thêm 13 dự án đầu tư mới. Lũy kế đến nay, tại KKTNS đã thu hút được 731 dự án, trong đó 75 dự án đầu tư FDI và 656 dự án đầu tư trong nước.
Sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn, đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp (KCN) đang đưa Thanh Hóa hiện thực kỳ vọng về những KCN xanh, hiện đại, gắn với những sản phẩm đa quốc gia có giá trị gia tăng cao.
Nhiều năm gần đây, Thanh Hóa tiếp tục ghi dấu ấn xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Cách làm này đã đưa lại những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động thu hút đầu tư vào tỉnh.
Chiều 18/1, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS & CKCN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình 'Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng' năm 2025.
Sáng 18/1, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS & CKCN) tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ đón nhận Huân chương lao động hạng Ba.
Chiếm tỷ lệ 'áp đảo' về giá trị sản xuất, xuất khẩu; nộp ngân sách Nhà nước tới 55% số thu toàn tỉnh - thực tế tỷ lệ này còn cao hơn nhiều nếu không tính số thu từ tiền sử dụng đất vốn được xác định thiếu tính bền vững. Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) đang tiếp tục khẳng định vai trò then chốt đối với các mục tiêu phấn đấu của tỉnh.
Từ thực tiễn hiệu quả khi thu hút thành công các dự án lớn, công nghệ cao, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thu hút các dự án hạ tầng hiện đại tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN); tạo quỹ mặt bằng sạch và hạ tầng, công nghệ vận hành tiện ích để thu hút dự án thứ cấp với sản phẩm hàm lượng công nghệ cao.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đề nghị Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (BQL KKTNS&CKCN) tiên phong trong công tác cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng công tác tham mưu; tập trung nguồn lực cho hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư; chủ động hơn nữa trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy DN phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Ngày 8/1, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương và các doanh nghiệp ngành năng lượng nhằm triển khai Chỉ thị 01/CT-TTg, ngày 3/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
Đầu tư xây dựng những con đường động lực, kết nối là cách mà tỉnh Thanh Hóa khai phá tiềm năng, lợi thế, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mới, phát triển bền vững, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tại kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, cử tri đã kiến nghị tới các cấp, ngành 39 nội dung liên quan đến lĩnh vực quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng. UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu các quy hoạch, rà soát tình hình đầu tư xây dựng và và trả lời các nội dung cử tri quan tâm.
Với số vốn đầu tư từ xấp xỉ nghìn tỷ tới nhiều nghìn tỷ đồng, các dự án đầu tư trực tiếp trọng điểm được kỳ vọng sẽ tạo đột phá tăng trưởng kinh tế, cơ cấu sản phẩm, dịch vụ và thu ngân sách, đưa Thanh Hóa sớm đạt các mục tiêu phát triển như hoạch định. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nhiều dự án quy mô lớn hiện đang trong tình trạng chậm tiến độ, chưa phát huy được giá trị sử dụng đất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Chiều 19/11, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã làm việc với Đoàn công tác của thành phố Triptis, tiểu bang Thuringen và Tập đoàn GEO, Cộng hòa Liên bang Đức.
Sáng 15/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh Thanh Hóa về tình hình, kết quả hoạt động của Ban; kết quả thực hiện Chương trình phát triển KKTNS&CKCN theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Với mục tiêu bảo đảm an toàn trong quá trình thi công xây dựng, vận hành và hoạt động của các dự án, nhà máy, doanh nghiệp (DN) trong Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), các cấp, ngành, địa phương tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực phối hợp, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để đẩy mạnh thu hút đầu tư, phục vụ phát triển.
Bước vào thực hiện Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt chỉ đạo hoạt động sản xuất và triển khai nhiều dự án trọng điểm. Cùng với đó, nhiều đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt. Nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới. Đây là những 'bước đệm' đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu kinh tế trọng điểm vượt khó qua 'bão dịch' và tạo động lực thu hút các dự án mới.
Hơn 7 năm trên cương vị Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, anh Lê Hồng Thanh luôn tận tụy, tâm huyết và có nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, góp phần không nhỏ đưa những nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Ngày 10/11, Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS & CKCN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội thi tìm hiểu về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong công nhân, viên chức, lao động.
Ngày 6/11, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - thương mại.
Là địa phương có nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp hiện đại quy tụ, công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải công nghiệp luôn là vấn đề trọng tâm được chính quyền thị xã Nghi Sơn kiểm soát chặt chẽ.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 72/2024/QĐ-UBND ngày 4/11/2024 quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) và cơ quan quản lý nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2024, trong lúc nhiều địa phương trên cả nước gặp khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công thì Thanh Hóa vẫn liên tục lọt top giải ngân cao. Tính đến ngày 28/10, Thanh Hóa đã giải ngân được 9.301,7 tỷ đồng, đạt 65,9% kế hoạch vốn phân bổ, đứng thứ 4 cả nước. Bước vào cao điểm 'chạy nước rút' những tháng cuối năm, các chủ đầu tư, đơn vị thi công đang quyết tâm tháo gỡ những 'nút thắt' còn tồn tại, tổ chức thi công hiệu quả để 'cán đích' mục tiêu giải ngân 100% nguồn vốn này.
Ngày 16/10, Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS & CKCN) tỉnh Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 - 20/10/2024). Dự buổi tọa đàm có đồng chí Trịnh Thị Hoa, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh.
Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) hiện đã thu hút được 336 dự án, trong đó có 311 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 161.619 tỷ và hơn 12,8 tỷ USD. Tiếp tục tạo thuận lợi đưa các dự án đi vào vận hành hiệu quả, gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả Cảng biển Nghi Sơn, nhiều dự án giao thông đã và đang được các bộ, ngành và tỉnh Thanh Hóa quan tâm đầu tư, tạo lực hấp dẫn vào khu kinh tế trọng điểm này.
Dự án trạm biến áp (TBA) 220kV Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và đường dây đấu nối là dự án quan trọng, có nhiệm vụ cấp điện cho nhiều dự án lớn trong KKTNS và vùng phụ cận. Công trình đang bước vào cao điểm 30 ngày đêm, với quyết tâm hoàn thành dự án và đi vào vận hành trong tháng 10/2024.
Ngày 13/10, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì chương trình làm việc với Hiệp hội Xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc (CCCME) do ông Trịnh Siêu, Phó Chủ tịch CCCME làm trưởng đoàn.
'Khởi động' bằng thỏa thuận số 2299/UBND-HT ngày 15/5/2013 về hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, hơn 10 năm qua, Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh đã 'bắt tay' hiện thực hóa nhiều chương trình hợp tác trên các lĩnh vực từ kinh tế, thu hút đầu tư, du lịch, công nghệ thông tin tới văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, an sinh xã hội... Kết nối với trọng điểm kinh tế phía Nam, không chỉ nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương và đáp ứng xu thế phát triển, hội nhập quốc tế; mà còn là định hướng lớn của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân xứ Thanh.
Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì đoàn công tác kiểm tra tiến độ thực hiện một số dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS); đồng thời nghe báo cáo việc lựa chọn vị trí xây dựng kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô, kho dự trữ LNG.
Ngoài những khu công nghiệp (KCN) hiện đại gắn với các dự án đầu tư trực tiếp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), 'bức tranh' KCN tỉnh Thanh Hóa đang dần lộ diện những 'gương mặt' mới. Với quy hoạch đồng bộ và định hướng thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, kỳ vọng thời gian tới Thanh Hóa sẽ hình thành những trung tâm công nghiệp xanh, hiện đại, gắn liền với những sản phẩm đa quốc gia có giá trị gia tăng cao.
Ngày 10/9, Đoàn cán bộ, học viên lớp lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn - K278 dành cho cán bộ Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào thăm và làm việc tại Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS & CKCN) tỉnh Thanh Hóa.
Trong tổng số 8 chính sách đặc thù theo Nghị quyết 37 của Quốc hội, đến nay có 5 cơ chế, chính sách đang được Thanh Hóa triển khai thực hiện. Đáng chú ý là Chính sách để lại tăng thu từ xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa được ngân sách Trung ương phân bổ trở lại 3.000 tỷ đồng.
Thanh Hóa nhiều năm qua đang dần tụt lại trong 'cuộc đua' thu hút FDI với các địa phương trong khu vực. Tuy nhiên, một số dự án sắp triển khai tới đây được kỳ vọng có thể giúp Thanh Hóa lấy lại vị thế vốn có về thu hút FDI.
Chiều 22/8, đoàn công tác tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào do đồng chí Phợt Ma Păn Nha, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hủa Phăn làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn (KKTNS).
Sáng 16/8, tại Trung tâm hội nghị 25B, TP Thanh Hóa, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp (DN) sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024.
Ngày 14/8, Ban Thường vụ Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp (KKTNS & CKCN) tỉnh Thanh Hóa và Công ty CP Công nghệ hóa sinh Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác và truyền thông, khám sức khỏe miễn phí cho công nhân lao động.
Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), trong 7 tháng năm 2024, đơn vị đã cấp mới 7 dự án đầu tư trong và ngoài nước thuộc địa bàn quản lý, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 410 tỷ đồng và 5 triệu USD, đồng thời đăng ký điều chỉnh 48 lượt dự án tăng vốn đầu tư. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp (DN) diễn ra sôi động, thúc đẩy tăng trưởng, góp phần tạo việc làm và tăng thu cho ngân sách Nhà nước trong thời gian tới.
Sau đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế thế giới, ngành may mặc, da giày Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng mất nhiều thị trường, nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc sản xuất cầm chừng. Sang năm 2024 hai ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động bậc nhất này đang dần phục hồi, vì thế nguồn lao động phục vụ phát triển lại trở thành vấn đề 'nóng'.
Cách đây 95 năm, ngày 28/7/1929, tại số nhà 15, phố Hàng Nón, TP Hà Nội đã diễn ra Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, đây là sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân, lao động. Với ý nghĩa lịch sử đó, theo đề nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Chính trị quyết định lấy ngày 28/7/1929 là ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Bên cạnh việc cải thiện thu nhập cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), trong những năm qua, việc nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa cho NLĐ được các cấp công đoàn trong tỉnh xác định là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.