Di sản văn hóa dân gian là yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn, định hình bản sắc dân tộc và còn là tài nguyên quý để phát triển công nghiệp văn hóa trong bối cảnh hội nhập.
TP.HCM đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Một trong những hướng đi nổi bật là kết nối di sản truyền thống với sáng tạo đương đại, đưa các thiết chế văn hóa như đình làng trở thành hạt nhân của các không gian văn hóa sáng tạo.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi năm 2024) được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7 tới, mở ra cơ hội lớn trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Đồng Nai.
Đình thần Tân Nghĩa được xây dựng vào năm 1852, nằm bên ngã ba sông Ô Rô – Bạch Ngưu, nay là Ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau.
Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang được gìn giữ và phát huy thông qua hoạt động lễ hội đình làng mang đậm bản sắc văn hóa dân gian Nam Bộ.
Ngày 30/5, tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ đã diễn ra Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia dành cho đình Thuận Hưng - một trong những ngôi đình cổ kính tiêu biểu của vùng đất Tây Đô.
Từ ngày 8-12.5.2025 (nhằm ngày 11-15.4 âm lịch), UBND quận Bình Thủy, TP Cần Thơ long trọng tổ chức Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền tại Đình Bình Thủy. Đây là sự kiện văn hóa tâm linh đặc sắc, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách trong, ngoài nước.
Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền - Đình Bình Thủy, TP Cần Thơ diễn ra từ 9-11/5 (nhằm ngày 12-14/4 âm lịch) với nhiều nghi lễ, nghi thức và hoạt động phong phú. Các nghi lễ được thực hiện theo phong tục xưa.
Ngày 5-5, Ban Quý tế Đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa) đã tổ chức Lễ Giỗ nhân kỷ niệm 120 năm Ngày mất của Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (1905-2025).
Cùng với bóng đá, bóng chuyền được đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Chợ Mới nói riêng lựa chọn luyện tập. Đây là môn thể thao dễ chơi, gần gũi, tăng cường tính tập thể, đoàn kết, mang lại nhiều niềm vui, động lực, tiếng cười.
Đình Phong Phú không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là một 'chứng nhân' lịch sử giữa lòng thành phố Thủ Đức. Ngôi đình có một đường hầm bí mật dài gần 100 mét nằm ngay dưới chánh điện. Đường hầm này được đào từ năm 1959, đóng vai trò là nơi ẩn náu, cất giấu vũ khí, lương thực và là địa điểm hội họp bí mật của các chiến sĩ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Đình Phong Phú, đình Thông Tây Hội và đình Bình Đông... là những di tích lịch sử tiêu biểu tại TPHCM, không chỉ mang kiến trúc đặc sắc mà còn là điểm đến lý tưởng để du khách tìm hiểu về văn hóa – lịch sử trong dịp lễ 30-4.
Từ tháng Giêng kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch, hầu hết các đình, miếu đều diễn ra Lễ Kỳ yên, dân gian gọi đơn giản là lễ cúng đình. Mùa cúng đình không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an… mà còn là ngày hội tôn vinh nét dẹp văn hóa truyền thống của người dân Nam Bộ từ bao đời nay.
Lễ hội Kỳ Yên, một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng, không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mà còn là cơ hội để cộng đồng gắn kết, thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Quảng Nam có một Hội An khác ở xã Tiên Châu (huyện Tiên Phước). Tại đây có ngôi đình hơn trăm năm tuổi, gắn liền với câu chuyện mở đất lập làng và nét văn hóa độc đáo của người dân xứ Tiên - lễ hội Kỳ Yên.
Trong kế hoạch năm 2025, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM có lịch diễn gần 180 suất. Riêng tháng 3-2025, nghệ sĩ nhà hát tất bật với 17 chương trình biểu diễn tại các dịp lễ cổ truyền, các sân khấu học đường, phục vụ du lịch…
Trong bối cảnh TPHCM xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa (VH), không chỉ chú trọng phát triển điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật (NT) biểu diễn, mà giá trị văn hóa truyền thống cũng được tập trung bảo tồn và phát huy, trong đó có hát bội. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện đại hóa với sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí mới, hát bội đang đối mặt với thách thức trong việc thu hút sự quan tâm của thế hệ trẻ. Để lớp trẻ mai sau còn nghe và yêu thích hát bội, việc đưa môn NT này đến gần hơn với giới trẻ ngày nay là vô cùng quan trọng. Nhà hát NT Hát bội TPHCM cùng các nhóm nghệ sĩ (NS) trẻ đã và đang phát huy giá trị VH truyền thống này.
Trải qua mấy trăm năm tồn tại, tục thờ Thần đã trở thành văn hóa tín ngưỡng của người dân Nam Bộ. Trong đó, tục Kỳ Yên là cổ lệ lớn nhất, nơi để người dân phương Nam cầu nguyện một cuộc sống no đủ. Từ tháng Giêng cho đến tháng Tư, khi cứ vào độ trăng tròn tỏa sáng là xóm làng khắp Nam Bộ thay nhau rộn ràng thượng lễ Kỳ Yên. Trẻ em xúng xính áo mới, người lớn tươm tất y phục chỉnh tề, tụ hội về đình làng cùng nhau khai hội.
Theo dòng chảy của thời gian, những đình thần trên địa bàn tỉnh không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, mang giá trị văn hóa - lịch sử, gắn liền với quá trình khai hoang lập làng, mà còn là chứng nhân của những giai đoạn đấu tranh giành độc lập hào hùng của dân tộc.
Hàng năm, từ giữa tháng Giêng, nhiều đình, đền, miếu ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ tổ chức lễ hội Kỳ Yên (lễ Kỳ Yên). Lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, cầu mưa thuận, gió hòa mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời.
Diễn biến mới vụ nghệ sĩ Bình Tinh và Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long bị xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội.