Thách thức trong hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Tăng trưởng kinh tế năm 2025 đặt mục tiêu 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số bắt đầu từ năm 2026. Muốn tăng trưởng cao và bền vững, giới chuyên gia khuyến nghị, cần xác định các ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn và tạo ra các chính sách hỗ trợ cụ thể về thuế, tín dụng, và môi trường kinh doanh thuận lợi.

Vì sao hộ kinh doanh bỗng nhiên 'sợ' thuế?

Từ 1-6, các cửa hàng, hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm sẽ phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nhưng cũng từ đây, nhiều nỗi lo xuất hiện xung quanh chuyện thuế.

'Vàng thau lẫn lộn' giữa hàng thật, hàng giả

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, xu thế quan tâm đến sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng… đang nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân TPHCM. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiện nay như đang đứng trước 'ma trận', không biết đâu là sản phẩm sạch, sản phẩm nhái…

Kinh tế tư nhân: Gỡ rào cản - Giao trọng trách

Sự ra đời Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị với định hướng rõ ràng về phát triển kinh tế tư nhân đã đặt nền tảng cho một bước ngoặt chính sách mới: Không chỉ cởi trói, tháo gỡ rào cản mà còn chủ động giao trọng trách lớn hơn cho khu vực này.

Nỗi lo thuế hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Nếu 20% trong số hơn 5 triệu hộ kinh doanh tự tin chuyển lên DN, thì Việt Nam sẽ có thêm 1 triệu DN. Song để có được con số như vậy cần thêm những cơ chế ưu đãi đặc biệt, trong đó ưu tiên giải nỗi lo về thuế.

Doanh nghiệp 'ngộp thở' vì hàng rào thủ tục... hành là chính

Nhiều doanh nghiệp (DN) tư nhân tại TPHCM đang rơi vào tình trạng 'không thể lớn' vì những rào cản trong thủ tục hành chính, chi phí tài chính cao và môi trường kinh doanh chưa bình đẳng.

Tăng sức chống chịu của doanh nghiệp xuất khẩu

Tình hình xuất khẩu và 'sức khỏe' của doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2025 đang phản ánh nhiều dấu hiệu tích cực xen lẫn không ít rủi ro. Yêu cầu thực tế đòi hỏi doanh nghiệp (DN) vừa phải phát triển cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa. Đó là nhận định của các chuyên gia tại diễn đàn CEO chủ đề 'Giải pháp mở rộng thị phần cho DN', diễn ra ngày 21/5 tại TPHCM.

TP Hồ Chí Minh: Sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân

TPHCM - 'đầu tàu' kinh tế lớn nhất cả nước đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế này được coi như trụ cột quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố.

Tìm mô hình hội doanh nghiệp trong không gian hành chính mới

Với mô hình tổ chức chính quyền mới sẽ không còn cấp huyện, các hội doanh nghiệp đứng trước cơ hội để tái cấu trúc về tổ chức, vai trò chức năng và giá trị mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp.

Chuẩn bị tâm thế cho kịch bản xấu nhất

Trong bối cảnh thuế quan từ Mỹ đã có hiệu lực từ ngày 9/4, giới chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp Việt cần có kế hoạch để ứng phó, kịp thời thích nghi...

Cơ hội cho TPHCM thay đổi mô hình tăng trưởng, phát triển bền vững

Ngày 9/4, UBND TPHCM chủ trì tổ chức Hội thảo 'Tăng trưởng kinh tế TPHCM trước tác động chính sách thuế quan mới của Mỹ'.

Khó chồng khó, nhiều doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Dù 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế TPHCM tăng trưởng tốt, song giới chuyên gia bày tỏ quan ngại khi chứng kiến nhiều doanh nghiệp vẫn rút lui khỏi thị trường.

Bơm vốn không chỉ phụ thuộc vào lãi suất thấp

Dù các ngân hàng thương mại (NHTM) đã đồng loạt giảm lãi suất huy động (LSHĐ) sau chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN, nhưng dư địa giảm LSHĐ hiện nay cũng hạn hẹp.

Tháo gỡ mọi rào cản để phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải có chiến lược rõ ràng phát triển khu vực kinh tế tư nhân và nhấn mạnh kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế. Làm sao để phát triển kinh tế tư nhân một cách căn cơ nhất trong nền kinh tế quốc dân hiện nay, là câu hỏi mà Chính phủ đang đi tìm câu trả lời để bảo đảm năm 2025 tăng trưởng đạt 8% và tạo nền tảng cho việc tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo.

Nỗ lực gỡ khó cho doanh nghiệp

Trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức, cộng đồng doanh nghiệp (DN) cho rằng, Công điện mới đây của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội là hết sức kịp thời. Đây là nỗ lực gỡ khó cho DN nên cần triển khai sớm các giải pháp cụ thể.

Nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay khi chuyển đổi xanh

Tham gia quá trình chuyển đổi xanh, bên cạnh việc chuẩn bị nguồn lực, thay đổi nhận thức và công nghệ, rào cản lớn nhất của doanh nghiệp là vấn đề tài chính.

Xây dựng thương hiệu vươn tầm quốc tế

Ngày 22/11, Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (Huba) cùng với Vietnam Brand Purpose tổ chức hội nghị Thương hiệu Việt Nam toàn cầu 2024 với chủ đề 'Thương hiệu dẫn dắt bền vững'. Tại hội nghị, nhiều ý kiến khẳng định, muốn phát triển mạnh thương hiệu, doanh nghiệp nên tập trung vào tính bền vững.

Nỗi lo thiếu hụt lao động

Lượng đơn hàng tăng lên vào dịp cuối năm nên rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thêm nhân sự, lao động. Nhằm đáp ứng tốt cho thị trường lao động, ngày hội việc làm liên tục được tổ chức tại TPHCM.

Vốn rẻ cho sản xuất cuối năm

Những tháng cuối năm nhu cầu sử dụng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Vì vậy, hiện nay một số ngân hàng thương mại đã tung các gói tín dụng lãi suất thấp hỗ trợ sản xuất.

20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10-2004 - 13-10-2024): Khi doanh nhân trải lòng

20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10-2004 - 13-10-2024) là một chặng đường dài trong hành trình phát triển của doanh nhân. Trên chặng đường đó, đã có những doanh nghiệp (DN) bứt tốc tăng trưởng, khẳng định vị thế; nhưng vẫn còn nhiều DN khá lận đận...

Doanh nghiệp dồi dào đơn hàng: Sản xuất sôi động trở lại

Kết quả khảo sát của gần 900 doanh nghiệp do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thực hiện hồi tháng 6 cho biết sau dịch Covid-19 và những khó khăn từ bối cảnh kinh tế năm 2022, niềm tin của các doanh nghiệp đã trở lại ngày càng tốt dần lên.

Xuất khẩu hàng hóa 3 tháng cuối năm: 'Chạy nước rút' về đích

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đã liên tục có dấu hiệu khởi sắc. Thời điểm này, cộng đồng doanh nghiệp đang quyết tâm đẩy đà tăng trưởng xuất khẩu trong quý cuối của năm, tận dụng tối đa lợi thế về thị trường, nhất là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Tôn vinh 98 Doanh nghiệp Xanh TPHCM

Tối 29-8, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu 'Doanh nghiệp Xanh TPHCM' năm 2024. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan; đại diện các cơ quan trung ương, sở ban ngành, hiệp hội doanh nghiệp.

TPHCM: Khuyến mãi 'sập sàn', sức mua vẫn yếu

Nhiều mặt hàng từ thực phẩm tươi sống, hàng thiết yếu, đồ dùng gia dụng… tại các cửa hàng, siêu thị ở TPHCM đều có chương trình khuyến mãi, giảm giá 'sập sàn'. Tuy nhiên, sức mua rất thấp do người dân thắt chặt chi tiêu.

Dòng vốn và việc thúc đẩy 'xanh hóa' trong sản xuất

Theo PGS Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TPHCM), doanh nghiệp (DN) phải sớm áp dụng hình thức sản xuất xanh. Vì sản xuất xanh, sản phẩm đang là xu hướng chung của toàn cầu. Ở góc độ DN trong lĩnh vực sản xuất cơ khí máy móc và thiết bị, ông Trần Hoài Nam - Phó Chủ tịch Hội DN Cơ khí - Điện TPHCM cho rằng, việc chuyển đổi mô hình sản xuất xanh, xuất khẩu xanh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Muốn xanh hóa, cần 'lực đẩy' từ nhà nước

Tại Hội thảo 'Giải pháp phát triển nội lực mềm cho DN Việt Nam trong bối cảnh thương mại xanh', do báo SGGP tổ chức cuối tuần qua, các đại biểu đều đồng tình về tính cấp thiết phải chuyển đổi xanh trong các DN.

Tìm giải pháp tăng 'nội lực mềm' cho doanh nghiệp Việt

Sáng nay 27-6, Báo SGGP tổ chức hội thảo 'Thương hiệu - Nội lực mềm cho doanh nghiệp Việt'. Chương trình có sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước.

Mở lối bằng thị trường ngách

Trong lúc khó khăn về đơn hàng, đầu ra cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp (DN) đã mở lối bằng việc liên kết sản xuất, khai thác các thị trường ngách cả trong lẫn ngoài nước.

Tập trung giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng

Theo ông Nguyễn Khắc Hoàng - Cục trưởng Cục Thống kê TPHCM, bước sang quý II/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của thành phố tăng 5,3%, thấp hơn chỉ số sản xuất cả nước (6,8%); 11/30 ngành cấp 2 có chỉ số sản xuất giảm. Dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 10,2%, nhưng mức tăng có dấu hiệu chậm lại do tiêu dùng khựng lại.

Nhiều doanh nghiệp nợ thuế cần trợ lực

Kinh doanh khó khăn, cạn dòng tiền khiến không ít doanh nghiệp (DN) đặc biệt là nhóm DN nhỏ và vừa rơi vào tình cảnh nợ thuế, có thể dẫn đến đóng cửa, giải thể. Thực tế này khiến nhiều chuyên gia phải lên tiếng kiến nghị cơ quan chức năng cần tiếp tục có chính sách trợ lực cho DN qua giai đoạn khó khăn.

Thêm nhiều nguồn cung cho thị trường bất động sản miền Nam

Sau nhiều nỗ lực tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản của Chính phủ cũng như nhiều địa phương, từ thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp (DN) địa ốc tại miền Nam đã rục rịch với các kế hoạch 'bung hàng', giới thiệu dự án…

'Đơn hàng như lũ', doanh nghiệp xuất khẩu gặp thách thức mới

'Đơn hàng ập về như cơn lũ và rút nhanh như thủy triều' khiến doanh nghiệp (DN) sản xuất, xuất khẩu một số ngành hàng đang phải đối mặt với những thách thức mới.

'Cú đấm' thuế có đủ sức thúc đẩy phục hồi kinh tế?

Để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân, một số chính sách giảm thuế đang được xem xét trình Quốc hội, như giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024, giảm 50% thuế môi trường với xăng dầu đến hết năm sau.

Doanh nghiệp TPHCM 'chạy nước rút' quý cuối năm

Khác với không khí ảm đạm của những tháng đầu năm, thời điểm này nhiều doanh nghiệp tại TPHCM đang đón nhận những thông tin tích cực hơn, như đơn hàng xuất khẩu cải thiện và mùa mua sắm cuối năm.

TPHCM cần khơi thông nguồn lực đất đai, xác định giá đất

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, hoạt động của doanh nghiệp đã có những dấu hiệu khởi sắc.

Tín dụng xanh: Thừa vốn nhưng thiếu cơ chế

Hành lang pháp lý đang là trở ngại trong việc tiếp cận dòng vốn xanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nếu có khung quản lý được tiêu chuẩn hóa, các ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc cho vay các dự án xanh. Dòng vốn xanh sẽ mang lại lợi ích môi trường, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tuy nhiên đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn vì thế cần được ưu đãi.

TPHCM: Phát huy sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023 với kết quả cao nhất

Tại phiên họp kinh tế - xã hội tháng 9-2023, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đề nghị UBND TP chuẩn bị kế hoạch năm 2024, chú trọng gắn với kích cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm; tăng cường giải pháp phòng chống tiêu cực, tham nhũng; tăng cường kiểm tra, giám sát, khen thưởng người phát hiện kịp thời các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Đồng thời, cần chú trọng công tác truyền thông, dân phải biết thì dân mới bàn, khi bàn mới thấu đáo trong triển khai thực hiện. Khi triển khai chú trọng công tác truyền thông, dân vận, để tạo sự đồng thuận của nhân dân. Cố gắng làm quý sau cao hơn quý trước, với tinh thần cố gắng nỗ lực, đoàn kết đồng lòng, phát huy sức mạnh tổng hợp, tập trung cao độ để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023 với kết quả cao nhất, chuẩn bị bước vào năm 2024.

Giảm chi phí, tăng cạnh tranh nhờ sản xuất xanh

Nhờ mạnh dạn đầu tư theo công nghệ hiện đại, sử dụng năng lượng sạch và nguyên liệu xanh nên hiệu quả sản xuất của một số doanh nghiệp đã có nhiều bộc lộ rõ nét, khi mà chi phí đầu vào giảm và tăng cạnh tranh đầu ra.

Sức mua chưa tăng, doanh nghiệp vẫn khó

Do suy giảm toàn cầu, sức mua trong nước và một số thị trường chưa phục hồi nên hoạt động của doanh nghiệp vẫn khó khăn, chưa có nhiều tín hiệu phục hồi.

Doanh nghiệp 'nhẹ gánh' khi lãi suất giảm

Sau 4 lần liên tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, mới đây, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện giảm tối thiểu từ 1,5-2% lãi suất cho vay.

Kích cầu tiêu dùng nội địa

Xuất khẩu hụt hơi, do vậy để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, thì việc kích cầu tiêu dùng trong nước phải là trọng tâm của những tháng cuối năm 2023.

Loay hoay với hàng tồn kho

Thời điểm này, khó khăn vẫn chưa hết đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN). Trong khi 'khát vốn' thì DN vẫn phải chịu cảnh lãi suất cao, chưa giảm được như kỳ vọng. Ở khía cạnh tiêu dùng, người dân đang thắt chặt chi tiêu, khiến cho vòng quay của sản phẩm hàng hóa đầu vào - đầu ra không mấy suôn sẻ. Từ đó dẫn đến lượng hàng tồn kho của cộng đồng DN tăng cao. Khảo sát của Hiệp hội DN TPHCM (HUBA) cho hay, có tới 41,2% DN được hỏi cho biết đang gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp. Hàng tồn kho gia tăng đồng nghĩa với tình trạng đọng vốn vào hàng hóa khiến DN không có tiền mặt để xoay trở.

Chuyển đổi sản xuất xanh là yếu tố 'sống còn' của doanh nghiệp

Chuyển đổi sang sản xuất xanh giờ đây không còn là khẩu hiệu tuyên truyền, vận động mà đã trở thành hướng đi tất yếu, sống còn không chỉ với DN mà cho cả nền kinh tế quốc gia cũng như đời sống xã hội.

Tìm cách giữ chân người lao động

Từ đầu năm đến nay, tình trạng thiếu đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp (DN) cực chẳng đã phải cho lao động nghỉ việc. Tuy nhiên, cũng có không ít DN đang vừa lo chạy đơn hàng vừa lo giữ chân người lao động.

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để nuôi dưỡng nguồn thu

Theo Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2023, 88.000 doanh nghiệp (DN) rời bỏ thị trường, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước.

Kết nối việc làm cho người lao động

Mặc dù thị trường lao động hiện nay cơ bản ổn định, song theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, một số ngành (may mặc, giày da, chế biến gỗ...) vẫn còn gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, nguồn cung nguyên vật liệu, các yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu nên phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động.

Doanh nghiệp gặp khó khăn: Bình tĩnh nhận diện để vượt qua

Thời gian này, khó khăn về dòng tiền, đơn hàng sút giảm khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phải cắt giảm lao động, thậm chí tạm ngừng sản xuất. Cộng đồng DN đang cần được giúp đỡ.

Giảm lãi suất cho vay để cứu doanh nghiệp

Theo các con số thống kê đáng tin cậy, cũng như thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, các doanh nghiệp (DN) hiện đang rất khó khăn và khó khăn lớn nhất là nguồn vốn. Các DN cho rằng, lãi suất cho vay 10% như hiện nay là quá cao, DN không chịu nổi và liên tục đề xuất giảm lãi suất cho vay cũng như tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn…

Đẩy mạnh các chính sách tín dụng hỗ trợ kịp thời cho DN và người dân

Ngày 11/5 tại TPHCM, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phối hợp cùng UBND TPHCM tổ chức Hội nghị ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam bộ.

Doanh nghiệp 'khát' vốn, nhà băng thừa tiền nhưng không dám hạ chuẩn tín dụng

Dù thiếu vốn nhưng doanh nghiệp ngại tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi do nhu cầu tín dụng, một mặt ngại các vấn đề liên quan đến cơ quan chức năng.

Tạo đà phục hồi tăng trưởng công nghiệp

Tỷ trọng công nghiệp của TPHCM trong cả nước đã giảm liên tục trong 10 năm qua. Thực tế này đã phản ánh ngành công nghiệp của thành phố đã đạt ngưỡng giới hạn, có nghĩa: 'chiếc áo' công nghiệp đã chật, cần phải thay mới!

Tạo việc làm để giữ chân người lao động

Vì nhiều lý do, tới nay không ít công nhân làm việc tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... muốn về quê sinh sống. Yêu cầu đặt ra lúc này là giữ chân người lao động để khôi phục sản xuất công nghiệp khi có điều kiện. Với tinh thần đó, TPHCM và một số tỉnh Đông Nam bộ đã và đang có những hỗ trợ thiết thực cho người lao động.