Sở Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Công văn số 4266/SNNPTNT-CCTTBVTV về việc hướng dẫn sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2024-2025.
Vụ đông năm nay, huyện Phú Bình phấn đấu gieo trồng 1.800ha rau màu (gồm 1.000ha ngô và 800ha rau các loại). Xác định nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông để bù đắp những thiệt hại do bão số 3 gây ra và tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng triển khai nhiều giải pháp để mở rộng diện tích, tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng.
Các cấp, ngành và bà con nông dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang quyết tâm phủ kín gần 500 ha rau màu vụ đông theo hướng đảm bảo an toàn, linh hoạt với thời vụ, hiệu quả cao.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quyết định phân bổ giống ngô từ nguồn dự trữ quốc gia do Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ các địa phương khôi phục sản xuất, khắc phục thiệt hại do bão số 3.
Vụ ngô thu đông, nông dân huyện Tam Đường thực hiện 1.477,4ha (tăng 35,4ha so với năm 2023) đảm bảo lịch thời vụ, cơ cấu các giống NK66, LVN885, CP111, CP511, NK 9698, MX6, HN88. Hiện nay, nông dân trên địa bàn đang tích cực chăm sóc, quyết tâm có vụ sản xuất thắng lợi.
Sau cơn bão số 2 và 3 vừa qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây bị ảnh hưởng lớn.
Thực hiện Kết luận số 112-KL/ThU ngày 3/12/2019 của Thành ủy Lai Châu về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/ThU, ngày 12/12/2015 về các chi bộ, Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ thành phố giúp bản, tổ dân phố phát triển giai đoạn 2020-2025 (Kết luận số 112-KL/ThU) đã được các liên chi bộ triển khai kịp thời, hiệu quả. Có thể nói những chủ trương của Thành ủy như một luồng sinh khí mới, tạo sức bật giúp cho đồng bào các dân tộc nơi đây vươn mình đi lên xây dựng đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Ngày 17/9, UBND tỉnh Lào Cai có Tờ trình đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ các loại giống cây trồng để tỉnh kịp thời hỗ trợ nông dân triển khai vụ đông, khôi phục sản xuất sau bão, lũ.
Vụ đông 2024, Hà Tĩnh chủ động bố trí cơ cấu giống và thời vụ hợp lý để né tránh thiên tai, chú trọng ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng.
Mục đích của việc đấu thầu nhằm tiết kiệm ngân sách Nhà nước, tuy nhiên, hàng loạt gói thầu do Phòng Kinh tế huyện Ba Vì (Hà Nội) mời thầu có tỷ lệ tiết kiệm cho Ngân sách thấp, thậm chí tỷ lệ tiết kiệm là '0 đồng'.
Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng mở rộng sản xuất cây màu vụ hè thu, với tổng diện tích gieo trồng khoảng 3.200 ha. Cùng với tăng về diện tích, một số loại cây trồng có giá trị hàng hóa cao được đưa vào sản xuất, đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân.
Ngành Nông nghiệp Bắc Giang xác định, vụ đông là vụ sản xuất hàng hóa chính trong năm, có nhiều điều kiện để mở rộng sản xuất nên chú trọng trong công tác chỉ đạo, hỗ trợ và hướng dẫn người dân tập trung sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Vụ mùa năm nay, huyện Định Hóa có kế hoạch gieo cấy 4.736ha lúa, trong đó trà lúa mùa sớm, lúa mùa trung phấn đấu đạt 1.890ha, bằng 40% tổng diện tích, tăng trên 5% so với cùng kỳ năm 2023, để mở rộng diện tích các cây lương thực, rau màu vụ Đông. Đến nay, toàn huyện đã hoàn thành gieo cấy trà lúa mùa sớm và đang khẩn trương gieo cấy trà lúa mùa chính vụ.
Sau khi trừ chi phí, nông dân Hải Dương có thể thu lãi từ 3-3,5 triệu đồng/sào ngô, cao nhất từ trước tới nay.
Trong giai đoạn 2020-2024, tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ hoạt động trồng trọt. Đến nay, nông nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, khẳng định rõ tính đúng đắn, phù hợp trong chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp.
Sau khi trừ chi phí, giống ngô nếp lai ADI 668 do Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ và Khảo nghiệm giống (Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương) phối hợp với một số nông dân trồng trong vụ xuân cho lãi gần 100 triệu đồng/ha.
Dự báo tình hình nắng nóng và khô hạn kéo dài nên ngành nông nghiệp, địa phương, người dân và doanh nghiệp cần chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để điều chỉnh thời vụ cho phù hợp để tổ chức sản xuất vụ mùa hiệu quả.
Sở Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Công văn số 1375/SNNPTNT-CCTTBVTV về việc hướng dẫn sản xuất vụ mùa 2024.
Những bắp ngô vàng óng ả, từng hạt căng tròn xếp khin khít nhau bắt mắt thường được người dân vùng cao mang trưng bày ở các hội chợ hay lễ hội. Hạt ngô vàng hợp khí hậu, thổ nhưỡng Võ Nhai nên sinh sôi, phát triển cho những mùa vụ bội thu, trở thành một trong những cây 'xóa nghèo' của đồng bào các dân tộc nơi đây...
Việc tăng cường đưa các giống cây trồng có chất lượng cao vào sản xuất vụ xuân đã và đang được các địa phương trong tỉnh tích cực triển khai. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cây trồng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Ngay sau khi kết thúc những ngày nghỉ tết Nguyên đán năm 2024, người dân huyện Phú Lương đã tập trung xuống đồng làm đất gieo trồng cây vụ xuân.
Những năm gần đây, sản xuất vụ đông được phát triển mạnh trên đất 2 lúa, trở thành vụ chính trong năm. Quá trình sản xuất, người dân từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng những loại cây có hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đất canh tác và thu nhập cho người nông dân.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mở rộng vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa bền vững, và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất là chủ trương của huyện Mỹ Đức, nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Với lợi thế nằm ven sông Châu, xã An Ninh (Bình Lục) duy trì hiệu quả sản xuất vụ đông, nhất là phát triển các loại cây trồng có giá trị hàng hóa. Đây là hướng đi giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương.
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tập trung ra đồng làm đất, xuống giống các diện tích ngô đông theo khung thời vụ.
Sản xuất vụ đông năm nay ở các địa phương diễn ra khá thuận lợi, thời tiết ấm áp tạo điều kiện cho các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển. Ngay đầu vụ một số loại sản phẩm cây vụ đông đã được ký hợp đồng tiêu thụ với mức giá cao.
Đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023, thời điểm này, xã Lê Hồ (Kim Bảng) đã cơ bản hoàn thành 100% khối lượng công việc theo quy định về xã NTM nâng cao. Theo đánh giá của Văn phòng điều phối NTM tỉnh, Lê Hồ cũng là một trong những xã có chất lượng chỉ tiêu, tiêu chí cao trong số các xã phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM nâng cao năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
Năm 2017, xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Xác định rõ xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, từ khi được công nhận đạt chuẩn NTM đến nay, xã Thụy Lôi tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, huy động các nguồn lực, củng cố, giữ vững và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt, đồng thời nỗ lực khắc phục khó khăn, phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2023.
Vụ đông năm 2023, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đặt kế hoạch sản xuất gần 473 ha đất trồng rau, màu. Đến nay, địa phương đã thực hiện được khoảng 80% diện tích và đang gấp rút hoàn thành trong thời gian tới.
Vụ đông năm nay, huyện Đại Từ có kế hoạch gieo trồng gần 2.700ha cây màu các loại (tương đương năm ngoái).
Hiện nay, lúa mùa đã bước vào giai đoạn vào mẩy, chắc hạt, một số diện tích cấy sớm đã cho thu hoạch. Đây là thời điểm quan trọng gieo trồng cây vụ đông, nhất là đối với cây vụ đông sớm ưa ấm, chiếm trên 80% diện tích. Phấn đấu để có vụ sản xuất mới đạt hiệu quả cao, nông dân các địa phương đang tập trung chuẩn bị và gieo trồng cây vụ đông bảo đảm trong khung thời vụ tốt nhất.
Khi diện tích lúa mùa sớm bắt đầu đỏ đuôi, sắp cho thu hoạch, cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh chuẩn bị các điều kiện để xuống giống cây vụ đông.
Vụ đông năm 2023, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu gieo trồng hơn 10.200ha cây màu các loại (giảm 400ha so với vụ đông năm trước).
Trong 30 năm qua, hoạt động khuyến nông trồng trọt đã bám sát các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được tiến hành với nhiều nỗ lực, bằng các chương trình trọng điểm và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hóa, mang lại thu nhập tốt cho nông dân.
Chủ động xây dựng kế hoạch; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) theo quy định; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về PCTT với phương châm '4 tại chỗ' đến Nhân dân… là những công việc được huyện Đakrông quan tâm thực hiện. Nhờ vậy, các đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện có phương án PCTT phù hợp; người dân được nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chủ động PCTT an toàn, hiệu quả.
Thành lập năm 1968, Công ty CP giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) là doanh nghiệp độc lập trực thuộc Bộ NN&PTNT. Với chiến lược lấy KHCN làm nền tảng và động lực nâng cao năng lực cạnh tranh, sau gần 20 năm cổ phần hóa, Vinaseed đã trở thành Tập đoàn nông nghiệp có quy mô và thị phần lớn nhất Việt Nam.
So với giống đối chứng, ngô nếp lai ADI 668 có nhiều ưu điểm nên có triển vọng khi đưa vào sản xuất đại trà.
Phát huy lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, những năm qua, huyện Lý Nhân đã chú trọng phát triển cây rau màu hàng hóa giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích cây màu vụ xuân năm 2023 của huyện chiếm gần 50% diện tích rau màu toàn tỉnh. Với giá trị ước đạt 80 đến 90 triệu đồng /ha/vụ, vụ xuân này, huyện Lý Nhân hy vọng năng suất cây trồng tăng, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác và thu nhập của nông dân.
Việc cấp mã số vùng trồng giúp truy xuất nguồn gốc và bảo đảm thực hiện sản xuất theo quy trình kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; đồng thời, từ đó tạo cho người dân có ý thức hơn trong sản xuất, bảo đảm chất lượng và nâng cao giá thành sản phẩm… Xác định rõ tầm quan trọng trên, ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh việc thực hiện cấp mã số vùng trồng cho một số loại cây trồng tại những vùng sản xuất trong tỉnh đạt các tiêu chí theo yêu cầu. Đó là trao đổi của ông Nguyễn Hải Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, bảo vệ thực vật và kiểm lâm về thực hiện cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh.
Hơn 14.200 ha lạc, ngô vụ xuân của tỉnh Hà Tĩnh bắt đầu bước vào giai đoạn gieo trỉa tập trung từ ngày 4/2 đến 30/2.
Sau đợt mưa lũ, xã Bùi La Nhân (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã trở tại cuộc sống bình thường. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân lại sôi nổi ra quân làm đất, sản xuất rau màu vụ đông.