Hạn chót hoãn áp thuế của Mỹ đang đến gần, chuyên gia nhận định Việt Nam vẫn giữ lợi thế cạnh tranh, nhưng thị trường cần thận trọng với diễn biến khó lường.
Hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, tổng doanh thu đạt gần 41.000 tỷ đồng lũy kế 5 tháng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024.
Doanh thu chuỗi này đạt gần 18.900 tỷ đồng, tăng trưởng 19% và đóng góp 30,8% vào tổng doanh thu của MWG trong 5 tháng đầu năm 2025.
Tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm của của Đồng Tháp ước đạt gần 7%, đây là mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Cùng với đó, thu hút đầu tư chuyển biến rõ nét, với nhiều dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại và phát triển đô thị.
Tính đến hết tháng 5, Bách Hóa Xanh đã mở mới 410 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng lên 2.180 và vượt kế hoạch năm đề ra là mở mới từ 200 - 400 chi nhanh.
Sáng 23/6, có 4 hợp đồng của doanh nghiệp tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) được ký kết.
Trong bối cảnh ngành hàng thủy sản đang chịu áp lực mạnh bởi chính sách thuế quan, xuất khẩu nhuyễn thể lại ngược dòng đạt kết quả cao. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy tiềm năng và cơ hội rất lớn của ngành hàng này...
Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Cục Hải quan, tính đến 15/6, có 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trên 3 tỷ USD, nhóm dẫn đầu đạt gần 43 tỷ USD.
Trong khuôn khổ Hội chợ Trung Quốc - Nam Á (CSA Expo) lần thứ 9 và Hội chợ Xuất nhập khẩu Côn Minh lần thứ 29 (Hội chợ Nam Á 2025), các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tham gia nhằm thúc đẩy thương mại, mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế.
Sáu tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thanh Hóa đạt gần 8,4 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng mạnh 20,53% so với cùng kỳ, trở thành điểm sáng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Gia Lai đã gần chạm mốc kế hoạch cả năm. Đây là kết quả vô cùng ấn tượng, là cơ sở để hướng tới mục tiêu đạt 1 tỷ USD ngay trong năm 2025.
Xuất khẩu nửa cuối tháng 5/2025 tăng mạnh so với nửa đầu tháng 5/2025, đặc biệt ở một số nhóm hàng chủ lực như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ...
Ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao chất lượng tăng trưởng có lẽ vẫn là điều cần nhất đối với kinh tế Việt Nam trong bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay, nhất là khi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 được đặt ở mức rất cao, ít nhất 8%, trong khi nền kinh tế đang phải đối diện với nhiều thách thức mới.
Cà phê là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Đức trong 5 tháng đầu năm 2025, chiếm tỷ trọng 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Trước động thái của Shopee, các nhà bán hàng bất ngờ khi kinh doanh online ngày càng khó khăn và cạnh tranh khốc liệt.
Ninh Thuận dồn lực phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, và chìa khóa để đạt được mục tiêu này chính là nguồn nhân lực. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã chủ động ban hành Kế hoạch số 2713, đặt ra lộ trình cụ thể để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động du lịch chuyên nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, thủ tục giải thể doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết thường kéo dài, nhất là với các đơn vị bị xem là có rủi ro về thuế đã dẫn đến tình trạng 'doanh nghiệp chết mà không chôn được'.
TX. Tân Châu đang đẩy mạnh phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực (lúa gạo, cây ăn trái). Đây là hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng đang diễn ra trên thế giới.
Giá cà phê trên thị trường tiếp tục đà giảm từ tuần trước đến đầu tuần này, phản ánh áp lực từ nguồn cung đang dồi dào. Các chuyên gia nhận định, nếu không có thay đổi lớn trong nguồn cung, giá cà phê trong ngắn hạn có thể tiếp tục chịu sức ép giảm.
Một đoàn gồm hơn 20 doanh nghiệp Việt sẽ xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc trong nửa đầu tháng 7 tới, với điểm đến quan trọng là Seoul và Busan.
Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Việt Nam hiện xếp thứ 3 thế giới về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu giày dép toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc. Thông tin được công bố tại hội nghị xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Công Thương tổ chức ngày 30-5, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ngành da giày và dệt may
Xuất khẩu đã đi qua nửa quý II/2025 với tín hiệu tăng trưởng ổn định, nhưng không vì thế mà các cơ quan nhà nước chậm triển khai chính sách khơi thông, hỗ trợ các ngành hàng, doanh nghiệp.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới công bố từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tính từ đầu năm đến ngày 15/5/2025 đã đạt 313,26 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024, tương ứng tăng 41,53 tỷ USD.
Sáng 23-5, Hội chợ 'Xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trong chuỗi nông lâm thủy sản tại TP Đà Nẵng năm 2025' đã chính thức khai mạc tại công viên bờ đông Cầu Rồng.
Theo số liệu mới nhất từ Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2025 (từ 1 đến 15/5) đạt 36,09 tỉ USD, giảm 6,8% so với nửa cuối tháng 4. Cán cân thương mại trong kỳ thâm hụt 2,32 tỉ USD, dù tính từ đầu năm đến nay vẫn duy trì mức thặng dư.
Lãnh đạo MWG cho biết thuế quan mới từ Mỹ có thể làm giá iPhone tăng ở một số nơi, nhưng tại Việt Nam chưa ghi nhận biến động do phần lớn iPhone sản xuất tại châu Á.
Lúa gạo được xác định là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh, với diện tích gieo trồng hằng năm trên 110.000 ha và sản lượng lúa khoảng 500.000 tấn. Là 1 trong 2 mùa vụ chính, vụ lúa hè thu hằng năm toàn tỉnh gieo sạ khoảng 35.000 ha, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Tuy nhiên, đây cũng là vụ lúa phải đối diện với nhiều rủi ro từ thiên tai, nhất là tình trạng mưa lớn, kèm dông gây đổ ngã và ngập úng.
Hyundai vừa ra mắt nhóm ngành hàng điện gia dụng, thiết bị chiếu sáng và khóa cửa mang thương hiệu Hyundai Life tại Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn nhằm gia tăng giá trị ngành hàng lúa gạo, nâng cao thu nhập cho người nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Sản xuất lúa gạo đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng: Hoặc tiếp tục theo hướng canh tác truyền thống với mức phát thải cao, hoặc chuyển đổi mạnh mẽ sang các mô hình sản xuất phát thải thấp, thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050, việc phát triển các mô hình sản xuất lúa ít phát thải không chỉ là giải pháp kỹ thuật, mà còn là chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững trong dài hạn.
Việc doanh nghiệp chưa mặn mà với nguyên liệu sản xuất trong nước có thể thấy rõ ở ngành nhựa, đến nỗi Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn phải tạm dừng vì khó khăn trong cung ứng hạt nhựa và đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu. Không chỉ vậy, tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc cũng là cả vấn đề thách thức.
Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 14% trở lên, với doanh nghiệp tư nhân được xác định là trụ cột kiến tạo tăng trưởng, tạo việc làm và đóng góp ngân sách tỉnh…
Việc mở tuyến hàng hải trực tiếp từ Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) đến Ấn Độ giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, tiết giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nhờ loại bỏ khâu trung chuyển qua các cảng lớn ở hai đầu Nam, Bắc.
Chiến lược xuất khẩu không thể chỉ trông chờ vào một thị trường lớn mà cần đa dạng hóa thị trường và danh mục sản phẩm. Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển mình từ tư duy thị trường đến phương thức sản xuất để trụ vững trong một sân chơi thương mại toàn cầu mới ngày càng khắt khe.
Người mua hàng trên Shopee có thể chọn phương thức vận chuyển giao tới tủ nhận hàng khi địa chỉ nhận nằm trong khu vực có tủ giao hàng.
Điểm sáng nổi bật của Tỉnh Đắk Lắk là sản xuất công nghiệp tăng mạnh, với chỉ số toàn ngành trong tháng 4 tăng hơn 12% so với cùng kỳ, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới gần 17%.
Thị trường 27 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) vẫn chọn Việt Nam là địa chỉ cung ứng hàng hóa tin cậy. Minh chứng là 4 tháng đầu năm 2025, EU đã nhập của Việt Nam 18,5 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ.