Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội xác định sẽ phát triển, nâng cấp, hỗ trợ, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng mỗi năm ít nhất 400 sản phẩm OCOP mới.
Ngày 25/12, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức tổng kết việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến năm 2020 trên địa bàn TP.
Từ 0 giờ ngày 12/1/2021, các hồ chứa thủy điện sẽ mở cửa xả phục vụ nguồn nước gieo cấy vụ Xuân 2021. Cùng với các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo rốt ráo công tác chuẩn bị lấy nước.
Bên cạnh việc công nhận, xếp hạng sản phẩm của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Nội đẩy mạnh việc kết nối giao thương, tiêu thụ các sản phẩm OCOP của thành phố và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Những tháng cuối năm, đặc biệt dịp gần Tết Nguyên đán, dự báo nhu cầu nông sản, thực phẩm của người dân Thủ đô tăng từ 15% - 20%.
Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục phát sinh nhiều vụ vi phạm pháp luật về thủy lợi. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị chưa vào cuộc mạnh mẽ nên số lượng các vụ vi phạm chưa được xử lý dứt điểm, còn tồn đọng khá lớn. Khắc phục tình trạng này như thế nào đang là vấn đề đặt ra đối với các đơn vị, địa phương của thành phố.
2020 là một năm đầy khó khăn đối với các hoạt động kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng do những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19; thời tiết, khí hậu bất thường; bệnh Dịch tả lợn châu Phi... Vượt qua những bất lợi này, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Thủ đô, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 4,2% - cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Thành công này tạo nền tảng phát triển mới cho nông nghiệp Hà Nội trong những năm tiếp theo.
Thời gian gần đây, bờ sông Đáy, sông Bùi liên tiếp xảy ra sự cố sạt lở gây lo lắng cho hàng trăm hộ dân ở các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức và Ứng Hòa. Đáng lo ngại, những sự cố này tiếp tục có xu hướng phát triển, mở rộng. Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân, cơ quan chức năng đề xuất thành phố cho xử lý cấp bách các sự cố sạt lở này.
Sở NN&PTNT Hà Nội vừa yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội chấm dứt hợp đồng lao động với 154 cán bộ thú y cấp phường, thị trấn.
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, sau gần 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây nông thôn mới (NTM) và Chương trình số 02, công tác xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người nông dân của TP đã đạt được những kết quả tích cực.
Sáng 19/11, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Thứ trưởng Cao Quốc Hưng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội, về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Về phía Hà Nội, có Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu dự và tiếp đoàn.
Sáng 19-11, tại huyện Đan Phượng, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Cao Quốc Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu.
Triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chọn nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm những mũi nhọn tạo đột phá cho giai đoạn phát triển mới. Phóng viên Báo Hànôịmới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ xung quanh vấn đề này.
Chiều 16/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Hà Nội tổ chức phân hạng đợt 1 với 334 sản phẩm của 84 chủ thể ở 10 đơn vị cấp huyện.
Phát biểu tại Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP do thành phố Hà Nội tổ chức chiều ngày 16/11, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, trong lần phân hạng đợt 1, Hội đồng đã đánh giá phân loại được 334 sản phẩm OCOP đạt 3 và 4 sao của 84 chủ thể ở 10 đơn vị cấp huyện.
Nhằm tạo chuyển biến căn bản về môi trường tại các làng nghề, gắn với xây dựng nông thôn mới, thành phố Hà Nội đang thúc đẩy triển khai các giải pháp mang tính tổng thể và căn cơ, từ cơ chế chính sách của Nhà nước, sự vào cuộc của các sở, ngành, địa phương và sự chung sức của người dân.
Đáp ứng yêu cầu mới về xuất khẩu và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, Hà Nội đang tích cực đẩy mạnh xây dựng, phát triển thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực. Để phát huy giá trị thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Thủ đô trên thị trường, thành phố cần có những giải pháp để tạo được bước đột phá mới.
Thời điểm hiện tại, các địa phương trong cả nước đang tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy sản xuất, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm cho thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021; đồng thời đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2,8-3% trong năm 2020…
Nhất trí với dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các ý kiến đều cho rằng, việc đánh giá bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đúng đắn, sát thực tế là rất quan trọng, vì trên cơ sở đó mới có thể đưa ra những định hướng, giải pháp, nhiệm vụ phù hợp để phát triển đất nước trong giai đoạn tới.
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu 'Đến năm 2025 thành phố Hà Nội có 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 40% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20% xã nông thôn mới kiểu mẫu, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cấp thành phố...'. Mục tiêu lớn này sẽ tạo bước chuyển căn bản cho khu vực nông thôn và nâng cao đời sống người dân, song cũng đòi hỏi nỗ lực và những giải pháp căn cơ trong nhiệm kỳ mới.
Theo lãnh đạo Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội), khó khăn nhất hiện nay trong thực hiện các dự án xử lý cấp bách là vướng mắc về mặt bằng thi công công trình...
Những tháng cuối năm, nhiều địa phương trong cả nước đang tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2020 và đảm bảo nhu cầu lương thực trong dịp cuối năm.
9 tháng của năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng ngành Nông nghiệp Thủ đô vẫn tăng trưởng 3,05% so với cùng kỳ năm 2019. Để bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng cao của người dân trong dịp cuối năm và đạt được mục tiêu tăng trưởng 4,12% trong năm 2020, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang quyết liệt thực hiện các giải pháp, từ chủ động tái cơ cấu, thúc đẩy sản xuất, đến đẩy mạnh chăn nuôi...
Chủ trương đúng đắn, cùng cách làm hiệu quả đã giúp Hà Nội gặt hái được nhiều thành công trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Thời gian tới, đây vẫn được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Hà Nội.
Tình trạng khai thác trái phép cát sỏi lòng sông trên địa bàn Hà Nội hiện diễn biến rất phức tạp. Việc xử lý có lúc, có nơi chưa thực sự quyết liệt khiến tình trạng này chưa có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua.
Phần lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hạn chế về nguồn vốn cũng như khả năng tiếp cận thị trường. Do vậy, từ ảnh hưởng của dịch Covid-19, không ít doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoạt động cầm chừng, thu hẹp quy mô hoặc phải tạm dừng hoạt động. Làm gì để gỡ khó cho doanh nghiệp nông nghiệp, từ đó đẩy mạnh tăng trưởng của ngành Nông nghiệp trong năm 2020?
Những năm gần đây, kinh tế trang trại của Hà Nội phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, doanh thu cao, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, khu vực này còn không ít khó khăn cần sớm được tháo gỡ để phát triển xứng tầm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp bền vững.
Trước diễn biến mực nước sông Hồng đang lên do các hồ chứa thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà đồng loạt xả lũ, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã có công điện đề nghị các sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã tập trung triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, bảo đảm an toàn cho người dân.
Sáng 29-9, Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về 'Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020' tổ chức hội thảo liên kết '4 nhà' về xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26-4-2016 của Thành ủy Hà Nội về 'Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020', gần 5 năm qua, dù trong bối cảnh không thuận lợi (thiên tai, dịch bệnh…), ngành Nông nghiệp Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành nhiều vùng chuyên canh có hiệu quả kinh tế cao; xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao giá trị nông sản... Qua đó, tạo động lực phát triển mới cho nông nghiệp Thủ đô.
Xác định phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp là hướng đi tất yếu, Hà Nội đang đẩy mạnh việc xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất sạch, thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Qua gần 3 năm Hà Nội triển khai Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 (theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27-4-2018 của Thủ tướng Chính phủ), có thể thấy, hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế triển khai bộc lộ một số bất cập, đòi hỏi các cấp, ngành chức năng cần chủ động có giải pháp tháo gỡ, từ đó thúc đẩy khu vực kinh tế hợp tác xã phát triển năng động, bền vững hơn.
Huyện Gia Lâm là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đạt 4-5 sao do thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng.
Thông tin đến Kinh tế & Đô thị ngày 9/9, đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, đơn vị vừa gửi công văn đề nghị các cơ quan quản lý thuộc Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT phối hợp, hỗ trợ công tác kiểm tra truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân mất an toàn thực phẩm tại Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tiếp tục tác động đến kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Phóng viên Báo Hànôịmới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ về các giải pháp để nông nghiệp vừa phục hồi tăng trưởng, vừa bảo đảm an ninh lương thực, để thật sự trở thành 'trụ đỡ' của kinh tế Thủ đô.
Về xây dựng xã nông thôn mới, Hà Nội có 355/382 xã (chiếm 92,9%) đạt chuẩn nông thôn mới, 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Sau những ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành nông nghiệp Thủ đô chưa kịp hồi phục lại đứng trước làn sóng tác động thứ hai, đòi hỏi cần tập trung đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế tối đa tác động của dịch, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, để thu hút đầu tư vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao (CNC), Hà Nội cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ (CN).