Trước diễn biến phức tạp, nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh trên đàn lợn, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, sáng 12-7, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Môi trường đã tiến hành kiểm tra thực tế tại phường Bách Quang.
Thảo luận tại Kỳ họp thứ 34, các đại biểu HĐND tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh: tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia đang đạt thấp. Cần dồn lực quyết liệt hơn từ các địa phương, nhanh chóng tìm giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiến độ và chất lượng giải ngân.
Dịch tả heo châu Phi đang lây lan nhanh tại xã Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Địa phương đề nghị lực lượng chức năng cử cán bộ thú y hỗ trợ phòng chống dịch.
Dưới ánh nắng gay gắt vùng cao, trong khuôn khổ Chiến dịch 'Thanh niên tình nguyện hè' năm 2025, hàng trăm đoàn viên, thanh niên khoác áo xanh tình nguyện đã chung tay hỗ trợ các hộ dân di dời tài sản, tháo dỡ nhà ở, chuồng trại, phát quang, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên.
Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Luật Thú y 2015, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến rõ nét. Hộ chăn nuôi chuyển từ quy mô nhỏ lẻ, thả rông sang tập trung có kiểm soát, gắn với xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải, hướng đến phát triển bền vững. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi cũng được chú trọng. Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh đạt bình quân trên 5%/năm.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 34 HĐND tỉnh khóa XVII, sáng 9/7, các đại biểu thảo luận chung tại hội trường; lãnh đạo các sở, ngành phát biểu, giải trình về các vấn đề đại biểu quan tâm.
Mô hình nuôi con đặc sản ở xã Phượng Dực đang giúp người dân làm giàu tại quê hương, mở ra hướng phát triển nông nghiệp hiệu quả, thân thiện môi trường, phù hợp định hướng phát triển xanh của Hà Nội.
18 cá thể sư tử được nuôi làm thú cưng trái phép đã bị phát hiện và tịch thu tại khu vực Punjab của Pakistan, sau khi cơ quan chức năng tiến hành chiến dịch truy quét quy mô lớn vì một vụ sư tử tấn công người.
Năm 2021, bà Nguyễn Thị Hồng và 7 hộ chăn nuôi gia cầm ở xã Khoái Châu đã thành lập Hợp tác xã (HTX) gà Đông Tảo Bách Hồng. Sau gần 5 năm hoạt động, với sự đồng lòng, nhạy bén, HTX đã từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của thành viên từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa gắn với an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, cho hiệu quả kinh tế cao.
Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo chăn nuôi bò sinh sản từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai đã đem lại hiệu quả ở Thái Nguyên.
Từ vùng đất hoang hóa sình lầy, nơi cỏ dại um tùm, không mấy ai ngó ngàng, chị Mai Thị Hiên (53 tuổi), trú tại thôn Thọ Nhạn, xã Hà Lai, huyện Hà Trung (Thanh Hóa), đã biến nơi ấy thành một trang trại chăn nuôi hiện đại, quy củ, đạt chứng nhận trang trại sạch cấp tỉnh và mang lại thu nhập gần một tỷ đồng mỗi năm.
Nếu không được chăm sóc đúng cách, những vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim cảnh… có thể là nguồn lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm sang con người.
Một chủ trang trại ở Nghệ An thiệt hại gần 700 triệu đồng vì đàn lợn 70 con bị điện giật chết nghi do rò rỉ điện trong chuồng trại.
Gần một nửa đàn lợn trong trang trại của gia đình ông Vũ Văn Thường (trú phường Quỳnh Mai, Nghệ An) bị chết la liệt trong chuồng. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do hệ thống điện trong trang trại bị rò rỉ, gây ra sự cố điện giật. Tổng thiệt hại ước tính lên đến gần 700 triệu đồng.
Chỉ sau một đêm, gần nửa đàn lợn trong trang trại của gia đình ông Vũ Văn Thường (trú phường Quỳnh Mai, Nghệ An) bị điện giật chết nghi do rò rỉ đường dây điện.
Sau một thời gian rớt giá thê thảm, gần đây giá trứng gà các loại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi.
Là xã ven biển, nhưng xã Kỳ Xuân (Hà Tĩnh) lại có địa hình cả trung du và miền núi, có nhiều diện tích đất gò đồi rộng nên nhiều năm qua người dân nơi đây đã biết tận dụng lợi thế để đa dạng hóa các đối tượng cây trồng, vật nuôi. Trong đó, đáng chú ý là mô hình nuôi dê bán chăn thả. Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét cho nhiều hộ dân nơi đây.
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ nổi bật với cây lúa, thủy sản, mà ngành chăn nuôi cũng đang từng bước khẳng định vai trò trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Từ mô hình nhỏ lẻ, truyền thống, chăn nuôi đang chuyển sang quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, tuân thủ quy trình an toàn sinh học, nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe thị trường.
Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng, sinh năm 1993, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức trẻ Cao Bằng sống trọn với đam mê, bằng nghị lực tuổi trẻ, cùng ý chí vươn lên thực hiện khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn vật nuôi, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Để hạn chế những thiệt hại do nắng nóng gây ra, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi.
Từ ngày 15/5 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã bùng phát và lây lan tại 26 hộ ở 16 thôn, bản của 5 xã khu vực huyện Điện Biên. Chính quyền địa phương và lực lượng chuyên môn đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp phòng chống, song hiện tại dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, công tác khống chế dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
Con trâu bạch tạng nặng 1.500 kg được trả tới 3,9 tỷ đồng, người đàn ông vẫn quyết không bán.
Những ngôi nhà mới vững chãi, những ánh mắt rạng rỡ hạnh phúc, những nụ cười ngời sáng trên khuôn mặt người dân vùng cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đằng sau thành quả ấy là sự nỗ lực bền bỉ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng tinh thần đoàn kết, sẻ chia.
Vào mùa Hè nắng nóng khắc nghiệt, nền nhiệt độ tại Hà Nội tăng cao, nhiều ngày chạm ngưỡng 40 độ C, khiến công tác chăm sóc, bảo vệ động vật tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội vốn đặc thù lại càng thêm vất vả.
Liên quan tới việc trang trại lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina phát tán mùi hôi, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) Thanh Hóa đã vào cuộc kiểm tra, đồng thời có báo cáo Chủ tịch tỉnh.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, huyện Mường Tè khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân vùng cao, biên giới đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tập trung. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.
Không chọn con đường thi đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông, chàng trai 8x Trịnh Xuân Đức quyết định ở lại quê hương xã Hà Hải (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) để lập nghiệp. Từ hai bàn tay trắng, với tinh thần năng động, sáng tạo và 'máu' làm giàu, anh Đức đã từng bước xây dựng một mô hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của thiên tai, đặc biệt là bão và mưa lũ, tình trạng sạt lở bờ sông Vĩnh Định đoạn qua thôn Nại Cửu, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Nhiều diện tích đất hoa màu của người dân đã bị cuốn trôi, gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của hàng chục hộ dân sinh sống ven sông. Tình trạng sạt lở không chỉ làm mất đất canh tác mà còn đe dọa đến an toàn nhà cửa, tài sản và tính mạng, khiến người dân nơi đây luôn sống trong tâm trạng lo âu, bất an.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường thiên nhiên và cuộc sống của người dân. Ở khu vực biên giới, hải đảo, những người lính Biên phòng không chỉ vững chắc tay súng, giữ vững chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, mà còn trở thành những 'đại sứ môi trường', chung tay gìn giữ màu xanh biên cương.
Gần 10 năm gắn bó với công tác hội phụ nữ cơ sở, chị Quàng Thị Thin, Chi hội trưởng bản Chà Lào, xã Pi Toong, huyện Mường La luôn nhiệt tình, năng động trong công tác hội, tích cực phát triển kinh tế gia đình, được hội viên, phụ nữ tin tưởng, quý mến.
Cũng giống như bao hộ gia đình khác người Vân Kiều ở bản Cồn, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, khi mới lập gia đình và tách hộ, cuộc sống của gia đình anh Hồ Văn Thu gặp rất nhiều khó khăn. Lý do chính là kinh tế gia đình anh phụ thuộc hoàn toàn vào nương rẫy, phương thức sản xuất lạc hậu nên thu nhập thấp. Với suy nghĩ muốn thoát nghèo nhất định phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm, anh Thu mạnh dạn mở rộng sản xuất, đa dạng ngành nghề, từng bước nâng cao thu nhập, thay đổi cuộc sống. Nhờ đó, anh từng bước thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng.
Trước việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã ngày càng tinh vi, Save Vietnam's Wildlife - một tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam vẫn đang miệt mài cứu hộ, phục hồi và tái thả các loài quý hiếm, góp phần viết nên câu chuyện kiên cường giữa trận tuyến bảo tồn khốc liệt.
Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng mang lại giá trị kinh tế cao, anh Nguyễn Văn Bình, trú tại xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đã mạnh dạn đầu tư nuôi hươu sao để bán giống và thu hoạch nhung. Sau hơn 3 năm kiên trì theo đuổi mô hình này, giờ đây, trang trại hươu của anh Bình đã đi vào hoạt động ổn định, mang lại nguồn thu nhập lên tới khoảng 300 triệu đồng mỗi năm, trở thành một trong những mô hình kinh tế tiêu biểu tại địa phương.
Trong những năm gần đây, trước tác động của dịch bệnh, người dân, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH).