Do ảnh hưởng của mưa dông, sấm sét chiều tối ngày 19/7, trên địa bàn tỉnh có 1 người chết, 165 nhà bị tốc mái cùng thiệt hại về nông nghiệp.
Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng tại nhiều địa phương trên cả nước, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi lợn, nguồn cung thực phẩm... Thực tế này đòi hỏi cần quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới.
Hôm 19/7, Reuters đưa tin các trận mưa lớn trút xuống Hàn Quốc trong ngày thứ tư liên tiếp đã khiến gần 3.000 người không thể trở về nhà, trong khi gia súc bị mắc kẹt giữa dòng nước lũ dâng cao đến tận cổ. Đến nay đã có 4 người tử vong và hai người mất tích vì đợt thiên tai này.
Thanh Hóa ghi nhận các ổ dịch tả lợn châu Phi tại 8 xã, phường với tổng số gần 10 tấn lợn buộc phải tiêu hủy. Ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương đang triển khai đồng bộ các biện pháp khoanh vùng, dập dịch, ngăn nguy cơ lây lan diện rộng.
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y tỉnh Thái Nguyên, riêng trong ngày 17/7, địa phương đã có 30 con lợn (tổng trọng lượng 1.119 kg) bị tiêu hủy tại 6 hộ thuộc 3 thôn thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), giai đoạn 2021–2025, xã Quảng Sơn, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, đa dạng hóa sinh kế người dân.
'Ai về chợ Ú Đại Sơn, Mua con trâu mộng lập nên đại điền', câu ca xưa lưu truyền trong giới thương lái trâu, bò ở khắp nhiều nơi trong cả nước. Từ câu ca, chúng tôi tìm về chợ Ú xã Bạch Hà, Nghệ An (trước đây là xã Đại Sơn, huyện Đô Lương). Chợ bắt đầu họp tờ mờ sáng cho đến gần trưa, thu hút rất đông thương lái ở các địa phương khác đến mua bán.
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cảnh báo người dân lưu ý không nên chủ quan, tuân thủ theo các khuyến cáo.
Công an tỉnh Quảng Ngãi phát hiện một cơ sở thu gom lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang chuẩn bị vận chuyển 72 con lợn (trong đó có 5 con đã chết) vào Gia Lai và Đồng Nai để giết mổ làm thực phẩm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn tỉnh với 727 con lợn buộc tiêu hủy tại 74 hộ thuộc 17 xã, ngày 18-7, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường đồng bộ các biện pháp kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
Mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi gà công nghiệp với số lượng lớn, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Nguyễn Ngọc Tuấn, tiểu khu Thống Nhất, xã Mai Sơn. Mô hình trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Từ bàn tay, khối óc, sự nhạy bén và sáng tạo, nhiều thanh niên đã khởi nghiệp thành công với các mô hình sản xuất, kinh doanh, làm giàu cho gia đình và đóng góp xây dựng quê hương. Anh Huỳnh Văn Hiếu, ngụ ấp Thạnh Thới, xã An Thạnh Thủy, tỉnh Đồng Tháp) là một điển hình.
Qua kiểm tra trên xe có 72 con lợn (trong đó có 5 con đã chết). Cơ quan chức năng tiến hành lấy 22 mẫu để xét nghiệm, kết quả xác định có 21/22 mẫu bị dịch tả lợn Châu Phi.
UBND phường Tân Phong vừa ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 16/7/2025 công bố bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên địa bàn phường.
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết vừa phát hiện cơ sở thu mua heo bị dịch tả heo châu Phi để tiêu thụ.
Qua kiểm tra có 72 con heo (trong đó có 5 con đã chết); cơ quan chức năng lấy 22 mẫu để xét nghiệm, kết quả xác định có 21/22 bị dịch tả heo châu Phi.
Công an tỉnh Quảng Ngãi kịp thời phát hiện ngăn chặn một vụ vận chuyển heo mắc dịch tả lợn châu Phi mang đi nơi khác tiêu thụ.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh ở nhiều địa phương của Nghệ An, trong đó xã Đại Đồng phải tiêu hủy hơn 2.000 nghìn con lợn.
Trong khi dịch tả heo Châu Phi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, thì một số cơ sở, thương lái lại thu mua heo bị dịch bệnh để tiêu thụ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi, làm gần 6.000 con lợn bị tiêu hủy với tổng khối lượng lên đến hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn đang hiện diện tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.
Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bắt đầu xuất hiện, bùng phát trên địa bàn TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi. Ngay sau khi xác định đàn lợn chết do DTLCP, các ngành chức năng, chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Phấn đấu hoàn thành tiêu chí số 17 về môi trường trong năm 2026, xã Mường Lèo đã đẩy mạnh tuyên truyền, thay đổi thói quen, tập quán, nâng cao ý thức nhân dân trong bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh.
Tại phường Quảng Phú (TP Đà Nẵng), lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện đàn lợn của người dân mắc dịch tả lợn châu Phi và tiến hành tiêu hủy lợn bị bệnh.
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, từ cuối tháng 6 đến nay, dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại nhiều địa phương trong tỉnh, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi. Trước nguy cơ dịch bệnh lây lan, tỉnh yêu cầu khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp kiểm soát và phòng, chống.
Trong vụ con trâu húc người phụ nữ đang chạy xe máy ở xã Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, chủ của con trâu có thể đối diện với các trách nhiệm pháp lý tương ứng, tùy thuộc vào tỉ lệ thương tích của nạn nhân.
Thời gian qua, dịch tả lợn Châu Phi đã lan rộng ở một số xã trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Phường Quảng Phú, TP Đà Nẵng ghi nhận những đàn heo đầu tiên mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 16-7, lãnh đạo UBND phường Quảng Phú (TP Đà Nẵng) cho biết, những ngày qua, bệnh dịch tả heo châu Phi đã bùng phát tại nhiều nơi trên địa bàn phường.
Ngày 16/7, Ủy ban nhân dân phường Quảng Phú, thành phố Đà Nẵng cho biết, trong những ngày qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại nhiều nơi trên địa bàn phường gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Hiện tại, địa phương đang khẩn trương triển khai các biện pháp khoanh vùng, dập dịch.
Nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh ở heo, ngành thú y Huế khuyến cáo người trước khi vào chuồng trại phải tắm gội sạch sẽ, thay áo quần.
Sau thời gian giảm giá, hiện nay, giá dê thịt tại các xã ở vùng duyên hải phía Đông của tỉnh Đồng Tháp đã tăng trở lại, giúp người nuôi yên tâm phát triển đàn dê thương phẩm.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi, đến ngày 15/7, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 184 cơ sở, thuộc 78 thôn tại 15 xã, phường.
Theo báo cáo nhanh của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên, từ ngày 1 đến 11-7, toàn tỉnh ghi nhận hơn 300 con lợn ốm, chết nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 14 tấn.
Dù không lây sang người nhưng dịch tả heo châu Phi có thể kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm nếu ăn tiết canh, thịt nhiễm bệnh chưa nấu chín kỹ.
Ngày 14/7, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) - thành viên của BIDV đã thực hiện ký kết hợp tác chiến lược với Công ty cổ phần CF Gia Lai.
Thông tin từ Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, từ đầu năm đến nay, tại các tỉnh, thành thuộc khu vực phía Bắc xảy ra 386 ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 15 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập). Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 22.026 con. Riêng tại khu vực phía Bắc vẫn còn 212 ổ dịch chưa qua 21 ngày...
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xuất hiện tình trạng lợn ốm, chết, đặc biệt ở những khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Chính quyền, ngành chức năng đang triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm khoanh vùng, dập dịch, bảo vệ đàn vật nuôi.
Ngày 13/7, Chủ tịch UBND xã Lạc Sơn Bùi Văn Khánh cùng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch đã kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã.
Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi. Trước tình hình này, các địa phương đã và đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách nhằm khống chế dịch, bảo vệ ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm.
Phát huy phẩm chất 'Bộ đội cụ Hồ', sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, nhiều cựu chiến binh lại tiếp tục xung kích trên 'mặt trận mới', không ngừng nỗ lực, vượt khó vươn lên và trở thành tấm gương điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 30 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 18 xã, phường, gây thiệt hại gần 40 tấn lợn. Hiện nay, còn 2 ổ dịch tại phường Chiềng Cơi, xã Yên Châu chưa qua 21 ngày. Ngành Nông nghiệp và Môi trường đang phối hợp với địa phương, triển khai nghiêm các biện pháp kiểm soát, ngăn dịch lây lan.
Trước diễn biến phức tạp, nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh trên đàn lợn, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, sáng 12-7, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Môi trường đã tiến hành kiểm tra thực tế tại phường Bách Quang.
Thảo luận tại Kỳ họp thứ 34, các đại biểu HĐND tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh: tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia đang đạt thấp. Cần dồn lực quyết liệt hơn từ các địa phương, nhanh chóng tìm giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiến độ và chất lượng giải ngân.
Dịch tả heo châu Phi đang lây lan nhanh tại xã Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Địa phương đề nghị lực lượng chức năng cử cán bộ thú y hỗ trợ phòng chống dịch.
Dưới ánh nắng gay gắt vùng cao, trong khuôn khổ Chiến dịch 'Thanh niên tình nguyện hè' năm 2025, hàng trăm đoàn viên, thanh niên khoác áo xanh tình nguyện đã chung tay hỗ trợ các hộ dân di dời tài sản, tháo dỡ nhà ở, chuồng trại, phát quang, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên.
Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.