Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thu hút người giỏi vào lĩnh vực STEM

Xu hướng gia tăng tỷ lệ người học lựa chọn các ngành học liên quan lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) đã và đang là tín hiệu rất đáng mừng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung, lĩnh vực STEM nói riêng. Tuy nhiên, để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm hoàn thiện các chính sách phù hợp về học bổng, về tín dụng ưu đãi nhằm thu hút được nhiều người giỏi vào lĩnh vực này.

Sắp có chính sách đột phá: Ưu đãi học bổng, học phí để 'hút' nhân tài công nghệ cao

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, dự kiến trong tháng 7 này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ về việc cấp học bổng, học phí nhằm thu hút sinh viên và nghiên cứu sinh theo học các ngành công nghệ cao.

Tăng cường chính sách ưu đãi trong đào tạo nhân lực nhóm ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao

Nhiều chính sách liên quan đến việc đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ cao đã được ban hành và tiếp tục sẽ có những chính sách ưu đãi đối với người học thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt, công nghệ chiến lược.

Đẩy mạnh đào tạo nhân lực công nghệ cao, hướng tới 50.000 kỹ sư bán dẫn vào 2030

Trước yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành công nghệ mũi nhọn, Việt Nam đang đẩy mạnh đào tạo các lĩnh vực STEM, đặc biệt là vi mạch bán dẫn. Mục tiêu đến năm 2030 sẽ có ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn, đủ năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Đã có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn

Ngay trong năm học 2024–2025, đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.