Phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và du lịch chăm sóc sức khỏe (CSSK) là xu thế tất yếu và hướng đi đúng đắn của thành phố Huế trong tương quan lợi thế so sánh của địa phương và cả trong khu vực Đông Nam Á. Định hướng của ngành du lịch Cố đô sẽ tập trung đầu tư bài bản cho du lịch CSSK, bên cạnh các loại hình du lịch thế mạnh vốn có.
Kế hoạch 223-KH/UBND (ngày 4-11-2024) về phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền (YDCT) phục vụ khách du lịch tại Đà Nẵng giai đoạn 2024-2030 của UBND TP Đà Nẵng tập trung xây dựng 5 dòng cung ứng dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền (YHCT) phục vụ khách du lịch, gồm: du lịch chăm sóc sức khỏe; du lịch thẩm mỹ; du lịch dược liệu và thuốc cổ truyền; du lịch khám phá YDCT và văn hóa bản địa; du lịch học thuật... Đây được coi là động thái đón đầu vận hội, trong bối cảnh Đà Nẵng bắt đầu triển khai và thụ hưởng từ cơ chế đặc thù.
Với 'mác' giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá '0 đồng' để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá 'trên trời'.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô 2024 là dấu mốc quan trọng, động lực thúc đẩy sự phát triển của y học gia đình và cấp cứu ngoại viện trên địa bàn Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân.
Tháng 12, trong tiết trời se lạnh, theo chân đoàn cán bộ, y, bác sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đến với xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa để thực hiện chương trình quân - dân y kết hợp, thăm tặng quà và cấp phát thuốc miễn phí cho bà con ở đây.
Đưa đông y nói chung và y thuật cung đình nói riêng vào khai thác du lịch được xem là một trong những loại hình, sản phẩm du lịch đặc sắc. Huế có nhiều lợi thế lĩnh vực này, song việc khai thác các tiềm năng và thế mạnh của đông y vào du lịch chăm sóc sức khỏe (CSSK) vẫn chưa phát huy hết các giá trị.
Thời gian qua, thị trấn Cửa Tùng huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dân số. Nhờ vậy, nhiều người dân địa phương được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ), nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên, thúc đẩy phát triển KT-XH ở vùng biển.
Xác định công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, thời gian qua, huyện Đakrông huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai nhiều giải pháp, từng bước nâng cao chất lượng dân số. Nhờ vậy, cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác dân số và phát triển trong tình hình mới, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương.
Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị quốc tế về đánh giá công nghệ y tế do Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng tổ chức trong 2 ngày 1 và 2/11.
Đánh giá công nghệ y tế được xem là một công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hệ thống y tế
Ngày 7/4/2021, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Ðề án 'Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (CSSKNCT) tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030', mục tiêu nhằm nâng cao sức khỏe NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu; đồng thời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp tại các cơ sở y tế, tại nhà cho NCT.
Công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) người cao tuổi (NCT) trên địa bàn huyện Trùng Khánh được các cấp, ngành quan tâm thực hiện với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực. Qua đó, giúp NCT được thụ hưởng đầy đủ chính sách CSSK ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí..., nâng cao chất lượng cuộc sống, 'sống vui, sống khỏe, sống có ích' cho bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi ở nước ta là trên 12%, dự báo đến năm 2050 là 28%. Tốc độ già hóa dân số nhanh đặt ra nhiều thách thức trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện với nhiều hình thức thiết thực. Qua đó, giúp bà mẹ và trẻ em được tiếp cận dịch vụ CSSK hiện đại, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực cho trẻ. Điển hình như tại xã Khánh Hòa, huyện U Minh, địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống.
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có kế hoạch về việc triển khai thực hiện Đề án Định hướng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại tỉnh Thừa Thiên Huế với nhiều mục tiêu cụ thể.
Từ chỗ vô cùng khó khăn, giờ đây các trạm y tế xã đã có đủ thiết bị y tế cơ bản và thuốc thiết yếu, đảm bảo phục vụ người dân.
Năm 2023, Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện khám bệnh cho gần 20.000 lượt người, trong đó có 2.254 bệnh nhân điều trị nội trú, 370 BN điều trị ngoại trú.
Xác định người cao tuổi (NCT) có vai trò rất quan trọng trong gia đình và xã hội, thời gian qua, ngành y tế - dân số tỉnh Quảng Trị quan tâm đẩy mạnh việc chăm sóc sức khỏe và phát huy tri thức, kinh nghiệm của NCT. Đây là điều kiện quan trọng để giúp NCT thực sự sống vui, sống khỏe, sống có ích, có thể đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển xã hội.
Với trên 85.000 hội viên người cao tuổi (NCT), đến nay, các cấp hội NCT toàn tỉnh đã thành lập được trên 431 câu lạc bộ (CLB) văn hóa, thể dục - thể thao, chăm sóc sức khỏe (CSSK), thi đua làm kinh tế giỏi... thu hút hàng nghìn hội viên cao tuổi tham gia giúp NCT tiếp tục sống vui, sống khỏe, sống có ích.