Ngày 26-12, theo CNN, một bệnh viện ở Gaza cho biết 5 nhà báo đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel vào đêm 25-12 (giờ địa phương) tại Dải Gaza.
Ngày 26/12, theo các nhân viên y tế tại Gaza, một cuộc không kích của Israel vào đêm hôm trước đã khiến năm nhà báo thiệt mạng khi chiếc xe của họ bị trúng đạn gần Bệnh viện Al-Awda, khu vực Nuseirat.
Tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người, đã được Việt Nam cam kết và nghiêm túc thực hiện theo nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.
'Bất kỳ ai bám trụ đến cùng sẽ kể tiếp câu chuyện. Chúng tôi đã làm điều chúng tôi có thể. Hãy nhớ về chúng tôi'. Bác sĩ Mahmoud Abu Nujaila viết nguệch ngoạc lời từ biệt này bằng bút mực xanh trên tấm bảng trắng trong Bệnh viện Al-Awda, thành phố Jabalya, vào ngày 20/10/2023, tổ chức Médecins Sans Frontìeres (Bác sĩ không biên giới) cho biết.
Năm 2023, đánh dấu một năm đặc biệt nguy hiểm đối với các nhà báo đưa tin về các cuộc xung đột. Nhiều nhà báo đã bị thương, một số khác bị nguy hiểm đến tính mạng.
Để đưa tin, hình ảnh về chiến sự trên Dải Gaza, nhiều phóng viên đã phải đánh cược số phận của mình.
Ngày 2/5, UNESCO đã trao giải thưởng tự do báo chí thế giới cho tất cả các nhà báo Palestine đưa tin về cuộc chiến ở Gaza, nơi Israel chiến đấu với Hamas trong hơn 6 tháng qua.
Để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân luôn tuyên truyền cái gọi là 'tù nhân lương tâm', 'nhà hoạt động nhân quyền' hay 'người bất đồng chính kiến' nhằm vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc...
'Việt Nam là một trong 5 quốc gia có số nhà báo bị giam giữ cao nhất trên thế giới trong năm 2023 với tổng cộng 19 người. Con số thống kê này chỉ sau Trung Quốc, Myanmar, Belarus và Nga'. Đánh giá nêu trên do Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) đưa ra được Việt Tân cắt ghép thành video đăng trên facebook ngày 21-1-2024.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo quốc tế (CPJ) khẳng định, luật này của Israel sẽ tạo ra bầu không khí tự kiểm duyệt và thù địch đối với báo chí, một xu hướng đã leo thang kể từ khi xung đột Hamas-Israel bùng phát tại Gaza.
Cùng với việc huy động máy bay vận tải quân sự thả hàng cứu trợ xuống Gaza, sớm nhất là ngay trong cuối tuần này, Mỹ cũng đang xem xét khả năng thiết lập một tuyến đường biển để có thể đưa một lượng lớn hàng cứu trợ vào Gaza.
Theo số liệu của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (Committee to Protect Journalist - CPJ), kể từ khi phong trào Hamas bất ngờ mở cuộc tấn công vào Israel hôm 7/10/2023, đến nay đã có 84 phóng viên thiệt mạng khi thực hiện việc đưa tin về cuộc chiến này. Ngoài ra còn có 16 người bị thương, 3 người mất tích và 26 người khác bị bắt bởi cả Israel lẫn Hamas…
Trong tình hình trung đông ngày 14/1, các địa điểm ở Bờ Tây bị không kích trong đêm, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố cứng rắn.
Ngày 16-12, theo tổ chức Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ), ít nhất 66 nhà báo, hầu hết là người Palestine, đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột Israel - Hamas bùng phát tại dải Gaza ngày 7-10.
Ngày 12-12 (giờ Việt Nam), thông báo của Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) cho biết, đã ghi nhận tình trạng người thân và gia đình của các nhà báo hoạt động tại Gaza bị đe dọa, thậm chí sát hại.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã mở rộng chiến dịch tấn công sang cả phía nam Dải Gaza sau khi kết thúc lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần với Phong trào Hồi gáo Hamas.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam hoạt động thực chất nhằm mục tiêu chống phá cách mạng Việt Nam.
Ngày 18/11 vừa qua, tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại bang California (Mỹ) công bố 'Báo cáo nhân quyền 2022-2023', tiếp tục đưa ra những nội dung xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Quân đội Lebanon ngày 21/11 xác nhận một trung tâm chỉ huy của lực lượng này đã trở thành mục tiêu tấn công của không quân Israel.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua (20/11) cho biết, ít nhất 6 công dân nước này đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột Israel – Hamas xảy ra từ đầu tháng 10 vừa qua. Hiện có hơn 1.200 công dân Mỹ, thường trú nhân hợp pháp và thành viên gia đình vẫn còn ở Gaza.
Ngày 21-11, hãng tin Al Jazeera dẫn số liệu của Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) cho biết, đã có 50 nhà báo thiệt mạng trong xung đột đang bùng nổ tại Dải Gaza.
Sau khi bị cáo buộc biết trước vụ Hamas tấn công Israel ngày 7/10, bốn cơ quan báo chí lớn của Anh và Mỹ đã phủ nhận mạnh mẽ.
Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam, cánh quân sự của phong trào Hamas đã phá hủy nhiều phương tiện quân sự của Israel trong một cuộc tấn công gần thành phố Gaza.
Sáng 31-10, CNN công bố số liệu thống kê mới cho thấy, đã có 31 nhà báo thiệt mạng tại Gaza và các khu vực xung quanh kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 7-10-2023.
Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), ba tuần vừa qua của cuộc chiến Israel - Hamas là khoảng thời gian nguy hiểm nhất đối với các nhà báo đưa tin về các cuộc xung đột trong hơn 30 năm qua.
Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), ba tuần vừa qua của cuộc chiến Israel - Hamas là khoảng thời gian nguy hiểm nhất đối với các nhà báo đưa tin về các cuộc xung đột trong hơn ba thập kỷ.
Ngày 22-10, Cơ quan báo chí chính thức của Palestine (WAFA) đưa tin, nhà báo người Palestine, Roshdi Sarraj, đã thiệt mạng trong cuộc tấn công tên lửa của Israel vào thành phố Gaza.
Ít nhất 14 nhà báo, chủ yếu là người Palestine, đã thiệt mạng trong 10 ngày qua quanh xung đột Israel - Hamas. Ông Sherif Mansour thuộc Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho biết, đây là một trong những tỷ lệ tử vong cao nhất đối với các nhà báo đưa tin về xung đột kể từ năm 1992.
Ngày 17-10, hãng tin Aljazeera dẫn thông báo của Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ) cho biết, ít nhất 15 nhà báo đã thiệt mạng trong lúc tác nghiệp tại Dải Gaza từ ngày 7-10.