Lãnh đạo SJC nói về các biện pháp khắc phục sau kết luận thanh tra

Sau kết luận thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng của Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - SJC công bố cuối tháng 5, lãnh đạo công ty này cho biết, hiện đã khắc phục 3/5 kiến nghị được nêu.

WB hỗ trợ chuyển đổi số, chuẩn hóa hệ thống dữ liệu dùng chung cho ngành ngân hàng

Ngày 8/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị 'Khởi động dự án đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu dung chung chuyên ngành ngân hàng', đánh dấu bước đầu tiên trong đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành ngân hàng, do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, KPMG Việt Nam đóng vai trò là đơn vị tư vấn và triển khai.

Lường trước rủi ro để quản lý giao dịch tài sản mã hóa

Trong một hội nghị diễn ra gần đây, bà Nguyễn Thị Minh Thơ, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết, ngay từ những năm 2017, 2018, NHNN đã đưa ra các thông cáo nói rằng, Bitcoin không phải là một phương tiện thanh toán hợp pháp. Đây là một loại tài sản ảo và sẽ được định hướng quản lý như trong dự thảo Luật Công nghiệp và Công nghệ số. Luật NHNN cũng đã quy định rõ rằng, NHNN là đơn vị duy nhất phát hành phương tiện thanh toán và phương tiện thanh toán hiện nay được công nhận là tiền giấy, tiền kim loại do NHNN phát hành.

Xây khung pháp lý cho tài sản mã hóa: Cẩn trọng trước rủi ro rửa tiền

Không chỉ thiết kế khung pháp lý rõ ràng và toàn diện, các cơ quan quản lý cần ứng dụng công cụ quản lý tiên tiến để xử lý nghiêm các sàn và giao dịch tài sản mã hóa không phép, qua đó hạn chế rủi ro rửa tiền.

Khung pháp lý rõ ràng sẽ giúp Việt Nam phát triển thị trường tài sản mã hóa

Sự gia tăng mạnh mẽ của các giao dịch tài sản mã hóa tại Việt Nam đòi hỏi có một khung pháp lý, cơ chế quản lý phù hợp để phát triển bền vững thị trường tiềm năng này, đồng thời, bảo vệ nhà đầu tư khỏi các hành vi gian lận.

Hơn 90 tỷ USD tiền mã hóa vào Việt Nam, gần 1 tỷ USD gây lo ngại lớn

Tài sản số, tài sản mã hóa có tính ẩn danh, xuyên biên giới, phi tập trung rất dễ bị tội phạm lợi dụng. Do đó, cần có chế tài xử lý nghiêm với sàn không tuân thủ, có thể rút giấy phép, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu liên quan đến tài trợ khủng bố.

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành sàn giao dịch tài sản số tập trung

Dù Việt Nam chưa ghi nhận các vụ việc cụ thể về tài trợ khủng bố thông qua tiền mã hóa với quy mô lớn, nhưng nguy cơ này hiện hữu và đang gia tăng. Đây là nhấn mạnh của Phó trưởng phòng Phòng chống khủng bố, Cục An ninh Nội địa, Bộ Công an, thượng tá Dương Đức Hùng.

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần đảm bảo lành mạnh, hiệu quả

Ngày 27/3/2025, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) đã tổ chức hội thảo 'Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung', thu hút sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Luật hóa tài chính phi tập trung để tối ưu nguồn lực từ thị trường mã hóa

Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng việc luật hóa tài chính phi tập trung giúp đảm bảo tính pháp lý của các tài sản mã hóa, giúp Việt Nam tối ưu nguồn lực từ thị trường mã hóa và thực hiện cam kết về phòng chống rửa tiền của Chính phủ.

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung: Thúc đẩy khung pháp lý cho tài sản số

Dù Việt Nam chưa ghi nhận các vụ việc cụ thể về tài trợ khủng bố thông qua tiền mã hóa với quy mô lớn, nhưng nguy cơ này hiện hữu và đang gia tăng.

Tài sản số chứa đựng rủi ro về rửa tiền, khủng bố

Bà Nguyễn Thị Minh Thơ - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước - cho biết, tài sản số, tài sản ảo, tài sản mã hóa có tính ẩn danh, phi tập trung, phi biên giới, trong đó chứa đựng rủi ro về rửa tiền, khủng bố. Các văn bản pháp lý chưa ban hành và đang là 'vùng xám' về tài sản mã hóa.

Xây dựng một hệ sinh thái tài sản mã hóa minh bạch, an toàn và bền vững tại Việt Nam

Các đại biểu là các nhà quản lý, các chuyên gia đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về các mô hình quản lý và vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung (CEX) minh bạch, an toàn, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tiễn Việt Nam.

Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa

Các chuyên gia đã chia sẻ lợi ích của việc thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung và các vấn đề cần tháo gỡ trước khi triển khai thí điểm sàn giao dịch tại Việt Nam.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Cảnh sát ra lệnh truy tố 18 lãnh đạo The Icon Group

THÁI LAN - Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) đã ra lệnh truy tố 18 nghi phạm là lãnh đạo của The Icon Group, không chấp nhận thêm bằng chứng và lời khai.

Tăng hiệu lực quản lý cho Cục Phòng chống rửa tiền

Theo Nghị định 146 năm 2024 vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thay vì trực thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Động thái này có ý nghĩa lớn đối với công tác phòng chống rửa tiền (PCRT).

Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 23/2/2024 ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Bịt lỗ hổng rửa tiền trong giao dịch bất động sản

Trong báo cáo về rủi ro rửa tiền quốc gia vừa công bố, Ngân hàng Nhà nước đánh giá nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản là rất cao. Dù vậy, số lượng giao dịch đáng ngờ mà Cục Phòng chống rửa tiền nhận được rất thấp so với quy mô ngành...

Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'

Tự bào chữa, bà Trương Mỹ Lan khẳng định vẫn đứng ra chịu trách nhiệm khắc phục cho các trái chủ. 'Đừng lo tôi trở mặt, tôi hứa là sẽ làm, tôi vẫn khắc phục thiệt hại cho các trái chủ', bị cáo này nói.

Bị cáo Trương Mỹ Lan khóc, xin gánh chịu trách nhiệm cho 33 bị cáo

Quá trình bào chữa bổ sung, bị cáo Trương Mỹ Lan chấp nhận giải quyết cho người dân và gánh chịu tất cả trách nhiệm cho 33 bị cáo vì họ chỉ là người làm công ăn lương.

Đề nghị giải tỏa nhiều tài sản bị kê biên

Ngày 30/9, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm về các hành vi 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới' tiếp tục với phần xét hỏi đối với những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Bị cáo Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên nhiều tài sản để bán lấy tiền khắc phục hậu quả cho trái chủ

Ngày 30/9, phiên tòa xét xử 'đại án' Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, tiếp tục phần xét hỏi. HĐXX tập trung làm rõ và cách xử lý nhiều tải sản, cổ phần của bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đại diện các đơn vị liên quan như Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Liên Doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành; Công ty Setra; Công ty Cổ phần Đầu Tư Hợp Thành 1; Công ty Cổ Phần Bông Sen; Công ty TNHH Bảo Hiểm FWD Việt Nam; Công ty Chứng Khoán Tân Việt (TVSI)...

Đại diện Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc bà Trương Mỹ Lan chuyển trái phép 4,5 tỷ USD qua biên giới?

'Từ năm 2012 - 2022, Ngân hàng SCB có báo cáo và không có cảnh báo nào từ Cục Phòng chống rửa tiền có phải như vậy không?' – Luật sư Phan Trung Hoài bất ngờ hỏi và đại diện Cục Phòng chống rửa tiền xin không trả lời trực tiếp câu hỏi này.

Xét xử phiên thứ hai vụ án Vạn Thịnh Phát

Trong những ngày đầu xét xử phiên hai vụ án Vạn Thịnh Phát, TAND TP. HCM đã làm rõ cáo buộc bà Lan và đồng phạm bị cáo buộc về hành vi 'rửa' 445.747 tỷ đồng, vận chuyển trái phép 4,5 tỷ USD (tương đương 106.730 tỷ đồng) qua biên giới.

Luật sư của bà Trương Mỹ Lan đề nghị triệu tập đại diện Cục phòng, chống rửa tiền tới phiên tòa

Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan) đã đề nghị HĐXX triệu tập đại diện Cục phòng chống rửa tiền (thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Cục quản lý ngoại hối và Ủy ban chứng Nhà nước tham gia phiên xử.

Vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2: Đại diện VKS bắt đầu công bố hơn 60 trang cáo trạng

Sau khi HĐXX thẩm tra lý lịch các bị cáo; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan... đại diện VKSND bắt đầu công bố cáo trạng vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2.

Hiệp hội ngân hàng lấy ý kiến lần cuối dự thảo Bộ quy tắc về chuyển tiền quốc tế

Ngày 18/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức họp lấy ý kiến lần cuối hoàn thiện dự thảo Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về kiểm tra chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam (sau đây gọi là 'Bộ quy tắc').

TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo an ninh thị trường vàng được đặt lên hàng đầu

Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa có quyết định thành lập Tổ công tác đảm bảo an ninh thị trường vàng trên địa bàn nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, trục lợi, gây bất ổn thị trường vàng.

Đảm bảo an ninh thị trường vàng được đặt lên hàng đầu

Trong nửa đầu năm 2024, sự biến động mạnh của giá vàng trong nước và thế giới đã tác động không nhỏ đến tình hình tỷ giá, lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước siết chặt giao dịch vàng số lượng lớn để phòng chống rửa tiền

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước siết chặt giao dịch vàng số lượng lớn và đáng ngờ để phòng chống rửa tiền.

Nhiều cơ quan tưởng liên quan nhưng lại vô can trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Trong thời gian dài, những vi phạm về trái phiếu, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới của Trương Mỹ Lan không bị phát hiện; tuy vậy, Cơ quan điều tra Bộ Công an xác định nhiều cơ quan không liên can đến các sai phạm này.

Cách bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm chuyển trái phép 4,5 tỷ USD qua biên giới

Ở giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát, CQĐT đã làm rõ hành vi chuyển tiền trái phép ra nước ngoài với hơn 106 nghìn tỷ đồng (tương đương 4,5 tỷ USD) của bà Trương Mỹ Lan và các bị can.

Bỏ ngỏ quản lý dòng tiền số khổng lồ

Việc xây dựng khung pháp lý về tài sản số sẽ phải hoàn thành trong tháng 5-2025; từ nay đến đó, dòng tiền này vẫn chưa được quản lý

Kiến nghị xử lý nhiều cá nhân, tổ chức Vụ án Vạn Thịnh Phát

Ngoài 34 bị can bị đề nghị truy tố trong giai đoạn 2 vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng kiến nghị xử lý nghiêm về Đảng, chính quyền nhiều cá nhân, tổ chức, kiến nghị các Bộ, ngành liên quan có giải pháp 'bịt lỗ hổng' trong việc vận chuyển tiền tệ, phát hành trái phiếu...

Cơ quan chức năng ở đâu khi bà Trương Mỹ Lan vận chuyển 4,5 tỉ USD qua biên giới?

Theo Kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, không có căn cứ xem xét trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc bà Trương Mỹ Lan và các đối tượng khác làm trái quy định về chuyển tiền quốc tế.

Pháp lý cho tài sản ảo lại 'nóng' trên bàn nghị sự

Chính phủ đang xem xét việc xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các nhà cung ứng dịch vụ tài sản ảo tại Việt Nam.

Ngăn chặn tận gốc tin nhắn, cuộc gọi rác và lừa đảo trực tuyến

Theo ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ sẽ hỗ trợ cấp tên định danh cho các đầu mối ngành công an để ngăn chặn triệt để tin nhắn, cuộc gọi rác và lừa đảo trực tuyến.

Triệt để ngăn chặn triệt để tin nhắn, cuộc gọi rác và lừa đảo

'Bộ Thông tin và Truyền thông đang hỗ trợ và phối hợp với Bộ Công an để triển khai cấp tên định danh cho các đầu mối thuộc ngành Công an để ngăn chặn triệt để các tin nhắn, cuộc gọi rác và lừa đảo…'

Hợp tác ngăn chặn tận gốc tin nhắn, cuộc gọi rác và lừa đảo trực tuyến

Ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho hay, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ hỗ trợ cấp tên định danh cho các đầu mối ngành Công an để ngăn chặn triệt để tin nhắn, cuộc gọi rác và lừa đảo trực tuyến.

Tháng 5/2025, hoàn thiện khung pháp lý đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính và các bộ/ngành liên quan hoàn thành xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo trong tháng 5/2025. Đồng thời, chứng minh việc thực thi các quy định bao gồm các biện pháp đảm bảo tuân thủ.....

17 cam kết hành động của Chính phủ về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố

Chính phủ vừa đưa ra 17 hành động cụ thể để thực hiện cam kết phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Ngân hàng, công ty kinh doanh vàng phải báo cáo về giao dịch nghi rửa tiền

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng, công ty kinh doanh vàng tăng cường giám sát, báo cáo về giao dịch nghi rửa tiền.

Ngăn chặn các nguy cơ 'rửa tiền'

Cục Phòng, chống rửa tiền Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, các giao dịch đáng ngờ phát hiện nhiều hơn theo thời gian.

Cảnh báo nhiều thủ đoạn mới của tội phạm rửa tiền

Theo các chuyên gia, tội phạm rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp, trong khi pháp luật về phòng, chống rửa tiền của nước ta chưa theo kịp thực tiễn, còn nhiều khe hở chưa kiểm soát được.

Giá vàng biến động dữ dội; Tỷ giá dịu lại; Nỗ lực xử lý sở hữu chéo

Giá vàng vừa chinh phục kỷ lục mới, vẫn còn nhiều kênh rửa tiền lọt lưới, nhận diện sở hữu chéo, tỷ giá dịu đi kéo theo dư địa mở rộng chính sách tiền tệ... là tiêu điểm ngân hàng tuần qua.

Nhiều kênh rửa tiền vẫn 'lọt lưới'

Hàng chục vụ việc rửa tiền được khởi tố thời gian qua chưa phản ánh hết thực trạng rửa tiền ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các hình thức rửa tiền cũng muôn hình vạn trạng, đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng.

Ai phải báo cáo khi người dân chuyển khoản từ 500 triệu đồng trở lên?

Khi người dân chuyển khoản 500 triệu đồng, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện, ghi nhận thông tin rồi cuối ngày tổng hợp báo cáo về NHNN để cơ quan này làm cơ sở dữ liệu, phục vụ công việc khi cần thiết

Ngân hàng Nhà nước đề xuất thành lập Cục Phòng, chống rửa tiền

Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có liên quan đến đơn vị thực hiện phòng, chống rửa tiền (PCRT).

Đề xuất thành lập Cục Phòng chống rửa tiền

Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có liên quan đến đơn vị thực hiện phòng, chống rửa tiền (PCRT).

Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có các dự thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đề xuất thành lập Cục Phòng chống rửa tiền, trên cơ sở tổ chức lại Cục Phòng chống rửa tiền từ đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thành đơn vị thuộc NHNN.

Sẽ tách Cục Phòng chống rửa tiền ra khỏi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Cục Phòng chống rửa tiền sẽ trở thành đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, thay vì thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng như hiện nay