Dự án đường Vành đai I (đoạn Bờ Đậu, huyện Phú Lương - Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ) và tuyến tránh đô thị Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, đi qua đất và tài sản trên đất của 44 hộ dân tại xã Cổ Lũng. Từ ngày 24-1 đến nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phú Lương phối hợp với UBND xã Cổ Lũng chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 41/44 hộ dân với tổng số tiền trên 7 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch.
Những năm qua, huyện Phú Lương đã triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu. Từ đó tạo sức lan tỏa rộng lớn, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn.
Từ một xã miền núi với nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng, sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, xã Ban Công (Bá Thước) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, trở thành điểm sáng trong XDNTM vùng cao.
Mùa xuân đang gõ cửa khắp mọi nẻo đường, không khí Tết len lỏi từ những mái nhà nhỏ nơi làng quê đến phố thị đông đúc. Tại Trại giam Phú Sơn 4 (xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên), không khí đón Tết cổ truyền nơi đặc biệt này dù giản dị nhưng đong đầy cảm xúc. Tất cả mọi người đang cùng nhau hướng tới một năm mới với nhiều niềm tin và hy vọng.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, làng nghề bánh chưng Bờ Đậu tại xã Cổ Lũng (Phú Lương) lại nhộn nhịp suốt ngày đêm. Các lò bánh đỏ lửa liên tục, hối hả sản xuất để kịp phục vụ nhu cầu của người dân và du khách. Hiện nay, làng nghề có hơn 40 hộ dân tham gia làm bánh và kinh doanh. Riêng trong dịp Tết, mỗi hộ có thể tiêu thụ từ vài trăm đến hàng nghìn chiếc bánh chưng.
Nhà văn hóa xóm xây dựng khang trang; 100% các tuyến đường được đổ bê tông rộng từ 3m trở lên; nhiều căn nhà to đẹp, thiết kế hiện đại; 2 năm nay xóm không còn hộ nghèo… Đó là những hình ảnh toát lên sự no ấm mà chúng tôi chứng kiến khi có dịp trở lại xóm Cổng Đồn, xã Cổ Lũng (Phú Lương) vào một ngày đầu năm 2025.
Ngày 15-1, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 của tỉnh do Sở Y tế chủ trì có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm huyện Phú Lương, về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân 2025; kiểm tra 2 cơ sở sản xuất tại Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu, xã Cổ Lũng.
Trên địa bàn huyện Phú Lương hiện có 173 công trình thủy lợi, trong đó tỉnh quản lý 28 công trình, huyện quản lý 145 công trình. Để đáp ứng nhu cầu nước tưới cho trên 3.200ha lúa, 1.350ha rau màu và hơn 4.100ha chè, địa phương đã huy động các nguồn lực đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp nhiều công trình thủy lợi.
Cuộc sống bước sang một trang mới từ khi có cầu. Những cây cầu 'dệt' ước mơ, 'nối' hạnh phúc và 'viết' nên câu chuyện của tương lai...
Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tại các xã nghèo là dự án do Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) thực hiện.
Huyện Bá Thước có nhiều điểm du lịch khám phá, trải nghiệm với thiên nhiên núi rừng hoang sơ hấp dẫn. Bởi vậy, không quá ngạc nhiên khi nơi đây trở thành điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng và lưu trú của nhiều du khách nước ngoài. Để xây dựng Bá Thước là điểm đến an toàn cho du khách, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật tự và tăng cường quản lý người nước ngoài lưu trú trên địa bàn.
Nhiều năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nền nếp của cán bộ, chiến sĩ ngành hậu cần thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh. Đó cũng là động lực, giải pháp quan trọng để xây dựng ngành vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông người dân tộc Thái ở bản Khuyn (xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, Thanh Hóa).
Trên địa bàn huyện Phú Lương, với tinh thần đồng chí, đồng đội, những ngôi nhà 'Nghĩa tình đồng đội' đã được xây dựng, mang theo hơi ấm của sự đùm bọc, sẻ chia, tiếp thêm động lực cho các cựu chiến binh vươn lên ổn định cuộc sống. Từ những ngôi nhà ấy, tình đồng chí, nghĩa đồng đội của những người lính năm xưa nay càng thêm bền chặt.
Những năm qua, huyện Phú Lương đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chung sức, đồng lòng của mọi tầng lớp nhân dân cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, địa phương đã hoàn thành 100% các tiêu chí huyện NTM, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập thế giới, sự xâm nhập văn hóa từ các nước vào cộng đồng xã hội Việt Nam, trong đó có Thái Nguyên là việc không tránh khỏi. Để hạn chế hệ lụy từ dòng văn hóa trái chiều, Thái Nguyên đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền xây dựng hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người phù hợp trong thời kỳ mới.
Ngày 20-12, các đại biểu HĐND tỉnh Thái Nguyên và đại biểu HĐND huyện Phú Lương tiếp xúc cử tri tại các xã Cổ Lũng, Yên Trạch để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và Kỳ họp thứ 9, HĐND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày 20-12, tất cả 14 trạm y tế xã, thị trấn của huyện Phú Lương đồng loạt triển khai cho trẻ uống vắc-xin Rota nhằm phòng bệnh tiêu chảy cấp do vi-rút gây ra. Các địa phương khác của tỉnh sẽ triển khai việc này trong tháng 1-2025.
Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (huyện Bá Thước, Thanh Hóa) hấp dẫn du khách, nhất là khách quốc tế bởi thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa dân tộc, ẩm thực độc đáo....
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên truyền, được Đảng bộ huyện Phú Lương thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Mỗi hoạt động tuyên truyền đều được liên hệ với nhiệm vụ công tác của các ngành, địa phương, gắn lý luận với thực tiễn.
Nhằm không ngừng hoàn thiện, nâng cao hệ thống hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư cũng như nâng cao cuộc sống người dân, đáp ứng các tiêu chí huyện nông thôn mới, năm 2024, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai hàng loạt dự án quan trọng, qua đó đã làm thay đổi căn bản, toàn diện diện mạo cũng như đời sống cho người dân.
Xã Cổ Lũng (Phú Lương) được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022. Mặc dù vậy, địa phương vẫn tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí. Nhờ đó, năm 2023, xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
Từ những cành củi khô vứt lăn lóc từ nhà ra ngõ, bằng bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú của mình, anh Huy đã 'biến hóa' thành những mô hình động vật được nhiều người yêu thích, đặt mua với giá hàng chục triệu đồng.
Theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Lương đến năm 2045 được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 2912/QĐ-UBND ngày 21/11/2024 vừa được công bố, Phú Lương được quy hoạch thành 2 khu vực phát triển.
Hiện nay, Thái Nguyên có 126 xã nông thôn, trong đó có 118 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Xác định an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nên thời gian qua, các cấp, ngành chức năng, trong đó có ngành Nông nghiệp đã luôn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân. Đặc biệt là việc phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Đầu tư nuôi con đặc sản có thịt thơm ngon, anh Lò Văn Phú (xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) có thu nhập khiến nhiều người ao ước.
Ngày 28-11, UBND TP. Thái Nguyên, TP. Phổ Yên và các huyện Phú Lương, Võ Nhai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Nguyên vừa khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 14/11/2024 liên quan đến nhiều đối tượng trong độ tuổi vị thành niên.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Thái Nguyên vừa khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 14/11/2024 liên quan đến nhiều đối tượng trong độ tuổi vị thành niên (ở huyện Đại Từ, Phú Lương và TP. Thái Nguyên).
Nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, UBND huyện Phú Lương đang giao cho Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư thực hiện công trình lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao trên Quốc lộ 3. Đây là các cột đèn tín hiệu giao thông đầu tiên được lắp đặt trên địa bàn huyện.
Hơn 10 năm trước, thực hiện Quyết định 1776 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, huyện miền núi Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đã di dời 134 hộ dân. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 60 hộ dân chưa nhận được tiền hỗ trợ theo quy định.
Ngày 15-11, tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên), Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức xét xử lưu động 2 vụ án hình sự với 3 bị cáo phạm tội 'Mua bán trái phép chất ma túy'.
Nhiều cầu treo hàng chục năm tuổi ở huyện Bá Thước hiện xuống cấp nghiêm trọng. Vào mùa mưa bão, người dân lưu thông trên các cây cầu này không khỏi bất an.
Bá Thước là huyện miền núi cao, với dân số toàn huyện hơn 108.000 người, trong đó dân tộc Mường chiếm 53%, dân tộc Thái chiếm 32%, dân tộc Kinh và các dân tộc khác chiếm 15%. Toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); có 205 thôn, bản, khu phố, trong đó có 187 thôn phố có trên 1/3 số hộ trong thôn, phố là hộ đồng bào DTTS. Một trong những điểm nhấn trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện Bá Thước đó là bước đột phá trong phát triển du lịch.
Mộc mạc mà đậm đà, dân dã nhưng không kém phần đặc trưng, ẩm thực vùng cao từ lâu đã có sức hút với du khách, trở thành một trải nghiệm không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch lên vùng cao xứ Thanh.
So với nhiều địa phương trên địa bàn huyện Bá Thước, xã Cổ Lũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Ngoài chăn nuôi và du lịch cộng đồng, địa phương còn tập trung chuyển đổi cơ cấu, đưa một số cây trồng có lợi thế nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng mức thu nhập cho Nhân dân.
Ngày 30-10, đồng chí Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên, dự sinh hoạt chi bộ thường kỳ tại xóm Dọc Cọ, xã Cổ Lũng (Phú Lương).
Trong 30 năm hình thành và phát triển thương hiệu doanh nghiệp nước giải khát hàng đầu Việt Nam, Tân Hiệp Phát luôn chú trọng đến lợi ích cộng đồng, phát triển bền vững.
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông có tổng diện tích rừng đặc dụng gần 17.000ha nằm trên địa bàn 9 xã thuộc 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa. Đây là Khu BTTN được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.
Ngày 28-10, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Thái Nguyên tổ chức Hội nghị nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi cho 6 hộ dân ở huyện Phú Lương (ảnh).
Theo thống kê của Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Thanh Hóa, trong 5 ngày (từ 24 đến 28/10/2024), tổng doanh số bán hàng của các đơn vị tham gia gian hàng Khu trưng bày, giới thiệu nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 tại Quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đạt khoảng 18,5 tỷ đồng.
Tối 24-10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phú Lương tổ chức khánh thành công trình hệ thống điện chiếu sáng Quốc lộ 3 (từ xã Cổ Lũng đến đập núi Phấn, xã Động Đạt), với tổng chiều dài toàn tuyến 17km.
Giai đoạn 2023-2025, Thái Nguyên đặt mục tiêu xây dựng mới và sửa chữa 558 nhà văn hóa xóm, tổ dân phố, mua sắm 600 bộ trang thiết bị cho các nhà văn hóa - khu thể thao với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ hơn 30 tỷ đồng. 'Nửa chặng đường' đã đi qua, hàng trăm khu dân cư đã có nhà văn hóa mới đạt chuẩn.
Pù Luông có hai mùa lúa chín vào tháng 5-6 và tháng 9-10. Đây là thời điểm du khách có thể hòa mình vào không gian yên bình của vùng núi 'xứ Thanh', cảm nhận nhịp sống đặc trưng nơi đây.
Thay đổi tư duy, dám nghĩ, dám làm... nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên chính quê hương của mình. Đó là câu chuyện làm kinh tế và cả những khát vọng của những phụ nữ như chị Lộc Thị Thoa, Phạm Thị Huệ...
Tại huyện Bá Thước (Thanh Hóa) hiện có 10 cầu treo được bắc qua sông, suối. Tuy nhiên, đến nay nhiều cây cầu đã xuống cấp không còn đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông.
Đến hẹn lại lên, Giải chạy Marathon băng rừng Việt Nam (Vietnam Jungle Marathon) Pù Luông năm 2024 khởi tranh với sứ mệnh là sự kiện thể thao kết hợp du lịch mang tầm vóc quốc tế. Qua 6 lần tổ chức, giải đã khẳng định được thương hiệu, uy tín và sức hấp dẫn ngày càng tăng.
Hiện người dân bán vịt với giá từ 95.000 - 110.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận từ 50.000 - 100.000 đồng/con, thu nhập trung bình của các hộ trung bình từ 100-500 triệu đồng/năm.
Một trong những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bá Thước lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đặt ra là thoát nghèo vào năm 2025, và trở thành huyện khá của khu vực miền núi. Để đạt được mục tiêu trên, những năm qua huyện đã huy động, lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo.
Sau hơn 2 tháng phải di dời khỏi căn nhà của mình do sạt lở núi, 8 hộ dân tại thôn Ẩm Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vẫn phải sống trong những căn lều tạm hoặc trú nhờ trong các hộ dân khác.