Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo 'bộ khung' kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, phục vụ cho phát triển.
Thực hiện Đề án 'Cùng em tới trường' của Đoàn thanh niên Bộ Công an, thời gian qua, các chi đoàn thanh niên Công an tỉnh đã đăng ký triển khai thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa. Trong đó, mỗi chi đoàn đều có một cách làm hay, linh hoạt, kịp thời giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em vươn lên trong cuộc sống và đạt nhiều thành tích trong học tập.
260 gian hàng với gần 1.000 chủng loại sản phẩm đang được trưng bày, giới thiệu tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.
Huyện Như Xuân đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư, với mục tiêu khai thác hiệu quả các tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thúc đẩy phát triển đa dạng các ngành nghề, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội.
Áp dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và sự chủ động, tích cực của người dân. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế cần tháo gỡ.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư hạ tầng, chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động, nhất là khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện cho người dân vay vốn phục vụ các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh doanh và tiêu dùng.
Toàn tỉnh Yên Bái có 44 người chết và mất tích, thiệt hại 22.886 nhà ở, ngập nước 21.451 nhà; thiệt hại nặng về nông nghiệp, cơ sở hạ tầng... với tổng thiệt hại ước 916 tỷ đồng.
Báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 8 giờ ngày 11/9, số người bị chết và mất tích do ảnh hưởng bão số 3 tại tỉnh là 41 người (37 người chết do sạt lở đất, 1 người chết vì ngạt nước; 3 người mất tích), 17 người bị thương. Trong đó, riêng thành phố Yên Bái có 20 người chết, huyện Lục Yên có 11 người chết và 3 người mất tích.
Xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó tích tụ, tập trung đất đai (TTTTĐĐ) có vai trò quan trọng, bởi vậy trong những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; từ đó, nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chiều 2/8, Huyện ủy Như Xuân tổ chức hội nghị sơ kết 4 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị 'về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh'.
Nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân trong giảm nghèo, những năm qua cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện Như Xuân đã tích cực tuyên truyền người dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động sản xuất, phấn đấu thoát nghèo.
Ngày 11/7, HĐND huyện Như Xuân khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 13 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024.
Sáng 27/6, BCH Đảng bộ huyện Như Xuân tổ chức hội nghị lần thứ 20, khóa XXIII để thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
Sáng 11/6, huyện Như Xuân tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án Phát triển vùng chè nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu trên địa bàn huyện Như Xuân giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030'.
Với quan điểm giao thông đi trước, mở đường để các địa phương phát triển, những năm qua từ nguồn vốn của trung ương, ngân sách tỉnh và huyện, huyện Như Xuân đã triển khai một số công trình giao thông trọng điểm, tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.
Phong trào 'Nông dân thi đua sản xuất, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững' đã giúp nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu.
Bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, thời gian qua đội ngũ những người có uy tín trên địa bàn huyện Như Xuân luôn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
140 hộ dân tại huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) tự nguyện hiến đất, tài sản để mở rộng đường, giúp dự án triển khai thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Sáng 9/5, UBND huyện Như Xuân đã tổ chức khen thưởng đột xuất cho 1 hộ dân tự nguyện hiến đất và công trình, hoa màu trên đất để mở rộng đường giao thông xã Cát Vân đi xã Hóa Quỳ.
Bằng sức trẻ, ý chí nghị lực, nhiều đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Thanh Hóa đã và đang lựa chọn con đường khởi nghiệp từ khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Họ dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi đam mê, vượt qua khó khăn trở ngại và hiện nay nhiều thanh niên đã bắt đầu 'hái quả ngọt' trên vùng đất khó.
Năm 2024, lễ hội Đình Thi, thị trấn Yên Cát (Như Xuân) sẽ diễn ra trong 2 ngày (23 và 24/4/2024, tức 15 và16/3 âm lịch). Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp huyện. 5 năm mới tổ chức đại lễ, vì vậy hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để lễ hội diễn ra thành công.
Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, thời gian qua nhiều đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo, trong đó, mô hình 'Chi bộ 4 tốt' đã và đang góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nhân lên niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
Xây dựng và nhân rộng mô hình 'Dân vận khéo' đã và đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai hiệu quả, góp phần tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt nam (3/2/1930 - 3/2/2024) và đón Xuân Giáp Thìn, Ban Thường vụ Huyện ủy Như Xuân đã ký Quyết định kết nạp 23 tân binh chuẩn bị lên đường nhập ngũ ở 7 Đảng bộ trực thuộc.
Chiều 29/1, Kỳ họp thứ 12, Hội đồng Nhân dân (HĐND) huyện Như Xuân khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức để xem xét một số nhiệm vụ quan trọng.
Các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Như Xuân xác định hoạt động đối thoại là 'cầu nối' giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền nắm bắt tình hình cơ sở, để kịp thời chỉ đạo giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.
Đồng bào dân tộc Thổ ở Thanh Hóa sinh sống tập trung tại huyện Như Xuân, chủ yếu ở thị trấn Yên Cát và các xã: Cát Tân, Cát Vân, Hóa Quỳ, Bãi Trành, Xuân Bình, Bình Lương, hiện có khoảng gần 10 nghìn người. Trong quá trình phát triển, đồng bào dân tộc Thổ nơi đây đã giao lưu, tiếp nhận văn hóa của các dân tộc khác, đồng thời không ngừng bảo tồn, phát huy tiếng nói, trang phục, nghề truyền thống của dân tộc mình.
Ảnh hưởng mưa bão nhiều trong những năm qua đã làm không ít đoạn tuyến giao thông nông thôn ở vùng đất cát ven biển xã Thắng Hải (Hàm Tân), vốn nền đường yếu dễ trở nên xuống cấp, việc đi lại, vận chuyển nông sản người dân địa phương cũng khó khăn.
Nghề làm hương bài của đồng bào dân tộc Thổ ở làng Trầu, thôn Cát Tiến, xã Yên Lễ (nay là khu phố Cát Tiến, thị trấn Yên Cát, Như Xuân) đã có từ lâu đời. Với họ, mỗi một thẻ hương được thắp lên mang theo hương đất, tình người lan tỏa, vươn xa...
Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống đó là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Khơ Mú, Dao và Mông. Trong đó, đồng bào dân tộc Thổ sinh sống chủ yếu trên địa bàn huyện Như Xuân, Như Thanh (đông nhất là huyện Như Xuân). Đồng bào dân tộc Thổ được phân bố ở thị trấn Yên Cát và các xã Cán Khê, Cát Vân, Thượng Ninh, Xuân Bình, Hóa Quỳ của huyện Như Xuân.
Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa thu hút được khoảng 1.300 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, có khoảng 250 doanh nghiệp, HTX chế biến, kinh doanh lâm sản, hơn 30 doanh nghiệp chế biến nông sản, 80 doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản. Đây là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến, góp phần nâng cao giá trị của nông sản.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án cắm cọc mốc lộ giới các tuyến đường tỉnh theo quy hoạch. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 7,5 tỷ đồng.
Nghiêm túc, quyết liệt đưa việc 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh' đi vào nền nếp, trở thành việc làm tự giác, thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, đoàn thể chính trị và từng cán bộ, đảng viên, trên địa bàn huyện Như Xuân đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình với những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần vào sự phát triển địa phương. Đó thực sự là 'những bông hoa trong vườn Bác'.
Phát huy thế mạnh về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn lao động dồi dào, trong những năm qua huyện Như Xuân đã đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời hỗ trợ kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho các hộ sản xuất nông nghiệp.
Ngày 7/3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 275/QĐ-TTg phê duyệt huyện Như Xuân ra khỏi huyện nghèo giai đoạn 2018-2020. Đây được xem là dấu mốc quan trọng, khẳng định quyết tâm, sự nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc, đồng thời cũng là động lực quan trọng để huyện thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò là đội dự bị tin cậy của Đảng, thời gian qua, các cơ sở Đoàn trên địa bàn huyện Như Xuân luôn chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp. Qua đó, góp phần bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, đảm bảo tính kế thừa, sự phát triển liên tục của Đảng.
Được xác định là một trong những cây trồng truyền thống, cây chè đã gắn bó, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân huyện Như Xuân. Để tạo động lực cho nghề sản xuất, chế biến chè phát triển, huyện đã thực hiện các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè quy mô lớn gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2023, thông qua các nguồn vốn, huyện Như Xuân đã triển khai 92 công trình, dự án (trong đó có 9 công trình chuyển tiếp), với tổng mức đầu tư trên 230 tỷ đồng. Để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, ngay từ đầu năm 2023, huyện Như Xuân đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện tập trung chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình theo đúng kế hoạch đã phê duyệt.
Là thôn miền núi của xã Tân Bình, những năm gần đây, chi bộ thôn Tân Lập luôn quan tâm vận động Nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Gần dân, sát dân, bằng tất cả tấm lòng và sự yêu thương của một người mẹ, những người mẹ đỡ đầu Công an Thanh Hóa đã và đang trở thành chỗ dựa cho những trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Việc làm nhân văn của các mẹ đã lan tỏa tình yêu thương, xây dựng hình ảnh 'Người cán bộ chiến sĩ Công an Thanh Hóa bản lĩnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ, đẹp trong lòng dân'.
Sáng 5-10, Huyện ủy Như Xuân tổ chức hội nghị biểu dương điển hình 'Dân vận khéo' giai đoạn 2021-2023; kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15-10-1930 - 15-10-2023); kỷ niệm 30 năm thành lập Ban Dân vận Huyện ủy Như Xuân (15-10-1993 - 15-10-2023).
Nhờ phát triển cây chè truyền thống, nhiều hộ dân ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã có nguồn thu nhập tương đối ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Sáng 3-10, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Như Xuân tổ chức hội nghị lần thứ 14, khóa XXIII để thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023 và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.
Đợt mưa lớn từ ngày 25-28/9/2023 tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã khiến 1.503 ha lúa, 3.050 ha hoa màu và 1.254 ha các loại cây khác bị thiệt hại, 2.388 con gia súc và gia cầm bị chết; 677,5 ha ao hồ bị ngập…
Ảnh hưởng do mưa lớn từ ngày 26-27/9, nhiều tuyến đường tại Thanh Hóa bị ngập lụt, sạt lở. Nhiều người dân bị thiệt hại nhà cửa; một người mất tích trong quá trình đi đánh cá trên sông; giao thông tại một số huyện miền núi bị chia cắt...
Sáng 27/9, theo thống kê ban đầu, mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khiến 1 người mất tích, gây ngập úng cục bộ tại một số địa phương và tắc đường tại 15 vị trí đường tràn.
Mưa lớn khiến 1 người mất tích, gây sạt lở, ngập úng chia cắt tại 1 số địa phương, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tập trung triển khai các giải pháp ứng phó.
Mưa lớn trên diện rộng khiến hàng chục ha lúa bị ngập sâu, nhiều thôn, bản ở các huyện miền núi cùng nhiều tuyến đường trên địa bàn 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đang bị chia cắt, cô lập
Mưa lớn khiến nhiều khu vực miền núi ở Thanh Hóa bị chia cắt, sạt lở, ghi nhận 1 trường hợp mất tích.
Là đơn vị trong hệ thống tổ chức Hội LHPN tỉnh, Hội Phụ nữ Công an Thanh Hóa đã không ngừng phát huy truyền thống, cống hiến sức mình, có nhiều đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an Nhân dân (CAND). Những đóng góp đó đã và đang góp phần xây dựng hình ảnh phụ nữ Công an Thanh Hóa bản lĩnh, nhân văn, kỷ cương, trách nhiệm vì an ninh Tổ quốc, vì hạnh phúc gia đình.
Sau khi nhận được phản ánh của báo chí về tình trạng phá rừng ở xã Thanh Quân, sáng 17-8, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế tình hình quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Như Xuân.