Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trong buổi đến thăm và tặng quà bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và thăm, tặng quà những người bệnh sau ghép phổi tại Bệnh viện này ngày 29/5.
Sáng 29/5, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam đến thăm Bệnh viện Phổi Trung ương và tặng quà bệnh nhi nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Sáng 29/5/2025, tại Hà Nội, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam đã đến thăm Bệnh viện Phổi Trung ương và tặng quà bệnh nhi nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Thời gian gần đây, tình trạng bạo hành nhân viên y tế tại các bệnh viện ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối, không chỉ gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho đội ngũ y bác sĩ, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động y tế.
Trong những ngày tháng 4 lịch sử, lần đầu tiên các y bác sĩ BV Phổi Trung ương phối hợp với các đơn vị y tế, bệnh viện trên cả nước điều phối, thực hiện thành công liên tiếp 2 ca ghép phổi, mang lại sự sống cho 2 người bệnh và niềm vui cho hàng chục gia đình.
BS Phạm Ngọc Thạch là người đặt nền móng cho công cuộc phòng, chống bệnh lao vốn hoành hành ở Việt Nam, để hôm nay tỷ lệ mắc lao đã giảm mạnh, đồng thời, tạo tiền đề để BV Phổi Trung ương triển khai kỹ thuật ghép phổi, điều trị bệnh nhân nặng.
Sáng 7/5, BV Phổi Trung ương, Chương trình Chống lao Quốc gia long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 116 năm Ngày sinh Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (07/05/1909 – 07/05/2025), cố Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên và cũng là người Viện trưởng đầu tiên của Viện Chống lao Trung ương – tiền thân của BV Phổi Trung ương ngày nay.
Ngày 29-4, tại Cung Thể thao Quần Ngựa, chung kết Giải chạy Báo Hànôịmới mở rộng lần thứ 50 - Vì hòa bình năm 2025 quận Ba Đình đã diễn ra với sự tham gia của 2500 người tham gia chạy hưởng ứng và gần 400 vận động viên (VĐV) tham gia tranh tài.
Cụ ông 99 tuổi bị tai nạn sinh hoạt, được chẩn đoán gãy cổ xương đùi. Các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương đã phẫu thuật thay khớp háng cho người bệnh. Hiện bệnh nhân đang phục hồi và sẽ sớm được ra viện.
Người đàn ông 38 tuổi bị đột quỵ, tổn thương não nghiêm trọng không qua khỏi, gia đình nén đau thương hiến tạng của anh để cứu nhiều người.
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế tại Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả hơn và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
Ngày 24/3, Bệnh viện (BV) Phổi T.Ư - Chương trình Chống lao quốc gia kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội.
Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam vẫn là 1 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới. Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì mạng lưới chống lao tại 100% xã phường, đảm bảo 100% dân số được tiếp cận dịch vụ phòng chống lao.
Ngày 21/3, Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện (BV) Phổi Hà Nội phối hợp với Chương trình Chống lao (CTCL) quốc gia tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống lao 24/3 với chủ đề 'Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao'.
Bệnh lao phổi cướp đi sinh mạng của hơn 1,5 triệu người mỗi năm. Bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng, gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ngày 10/3, chất lượng không khí của Hà Nội và các tỉnh miền Bắc ở ngưỡng kém và xấu. Chuyên gia y tế cảnh báo, gia tăng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, nhất là người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người già và trẻ nhỏ.
Vượt qua cả bệnh lao và sốt rét, bệnh nấm đang trở thành mối lo ngại và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Hiện tử vong do bệnh nấm đứng thứ 5 trên toàn thế giới. Bệnh nấm phổi do Aspergillus có tỷ lệ tử vong hơn 50%.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, mới đây tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã diễn ra Hội nghị Khoa học ngành Y tế tỉnh Hải Dương năm 2025…
'Dù ngành ghép tạng của Việt Nam có những cột mốc đáng ghi nhận nhưng đằng sau đấy còn rất nhiều nỗi niềm trăn trở, đặc biệt là vấn đề khan hiếm nguồn tạng'.
Nếu như trước đây, bệnh tật khiến Phạm Anh Thư không thể tự nấu cơm, giặt một bộ quần áo cũng khiến em thở không ra hơi, thì sau khi được thay lá phổi mới, em thấy mình như được sống lại một lần nữa. Thư sẽ viết tiếp giấc mơ của chính em và cả người đã hiến tạng cho mình, sống một cuộc đời thật ý nghĩa.
Năm 2024 đã khép lại, cùng với nhiều thành công của ngành Y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chuyên ngành ghép tạng của Việt Nam đã ghi thêm nhiều dấu ấn, đưa y học Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng về ghép tạng của khu vực...
Hành trình tìm lại sự sống của chàng bác sĩ 28 tuổi mắc bệnh phổi ác tính vô cùng gian nan. Anh phải vượt qua 16 giờ phẫu thuật, truyền máu và những biến chứng trong quá trình ghép phổi và hậu phẫu...
Chỉ trong năm 2024, Bệnh viện Phổi Trung ương đã thực hiện thành công 3 ca ghép phổi có chất lượng tương đương quốc tế. Đây là các ca được ghép đồng thời 2 phổi - một kỹ thuật rất khó trong lĩnh vực ghép tạng hiện nay.
Ba ca ghép phổi thành công trong năm 2024 tại Bệnh viện Phổi Trung ương với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế - một dấu ấn mới trong lĩnh vực ghép tạng tại cơ sở y tế này, khi cả nước mới thực hiện thành công 12 ca ghép phổi.
Mặc dù Việt Nam đã làm chủ được kỹ thuật ghép tạng trong đó có ghép phổi nhưng nguồn tạng lại vô cùng khan hiếm. Việc thành lập Chi hội Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Phổi Trung ương sẽ góp phần phát triển mạng lưới hiến tặng mô, tạng trong cả nước.
Trải qua 1 ca ghép phổi, vài ca phẫu thuật do bệnh nền và 7 tháng nằm viện, bệnh nhân ghép phổi hồi sinh thần kỳ… Dù ca ghép phổi trên bệnh nhân mắc bệnh hiếm, diễn tiến sau phẫu thuật cực kỳ phức tạp nhưng chưa bao giờ các y bác sĩ từ bỏ hy vọng, từng chút một đưa người bệnh trở về với cuộc sống.
Dù là căn bệnh có số mắc và tử vong cao nhưng chỉ có 15-20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm, ở giai đoạn 1.
Phẫu thuật lồng ngực mang lại nhiều cơ hội cứu sống bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cũng như chiến lược phối hợp đa mô thức đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, tối ưu hóa sự phục hồi và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
Lần đầu tiên, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức ký kết với hầu hết lớn các bệnh viện thực hành để nâng cao chất lượng đào tạo các bác sĩ, phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Trưởng Bộ môn Lao và Bệnh phổi TS.BSCC Đinh Văn Lượng cho rằng, 65 năm qua, Bộ môn Lao và Bệnh phổi luôn đặt sứ mệnh đào tạo đội ngũ y bác sĩ có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực Lao và Bệnh phổi, góp phần đào tạo đội ngũ nhân lực y tế chuyên khoa bảo vệ sức khỏe Phổi cho nhân dân.
Hôm nay (1/11), Sở Y tế thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Mỗi năm, Việt Nam có gần 200 nghìn ca mắc lao mới, trong đó, trẻ em chiếm 10-12%. Gần đây, số trẻ mắc lao ở Hà Nội gia tăng.
Cuộc gặp của 3 người được ghép phổi thành công tại Bệnh viện (BV) Phổi Trung ương tràn ngập cảm xúc của những người được 'tái sinh', bởi ghép phổi là kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng.
Việt Nam là quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc. Nên việc đảm bảo chất lượng xét nghiệm chẩn đoán lao được coi là yếu tố then chốt trong việc phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh lao và theo dõi điều trị hiệu quả.
Ngành y tế Quảng Ninh đang khắc phục khó khăn, kịp thời cứu chữa các bệnh nhân. Tính đến 18h ngày 8/9, đã tiếp nhận 1.153 bệnh nhân bị tai nạn do bão, lũ.
Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TPHCM vừa ghi dấu ấn mới trên bản đồ ghép tạng của Việt Nam bằng một ca ghép tim xuyên Việt đầu tiên, mang đến cho người dân thêm một địa chỉ uy tín trong lĩnh vực ghép tạng.
Bệnh viện (BV) đa khoa Xanh Pôn mới đây đã trở thành BV đầu tiên của Hà Nội thực hiện thành công lấy - ghép mô tạng từ người cho chết não. Đây được đánh giá là bước ngoặt trong làm chủ kỹ thuật cao của cơ sở y tế này nói riêng và ngành y tế Thủ đô nói chung.
Nam thanh niên 32 tuổi ở Đông Anh (Hà Nội) bị chết não, gia đình đã đồng ý hiến tim, gan, 2 thận, giác mạc của bệnh nhân để mang lại sự sống cho nhiều người khác.
Chiều 24/8, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh pôn đã thực hiện thành công kỹ thuật vừa lấy tạng vừa ghép tạng. Tạng được lấy từ một thanh niên bị chết não sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bệnh viện Phổi Trung ương đã thăm hỏi và tặng hàng chục phần quà cho các bệnh nhân là thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn…
Công ty Cổ phần VinBrain, startup công nghệ tiên phong phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho y tế và Bệnh viện Phổi Trung ương (BV Phổi TƯ) ký kết hợp tác chiến lược nhằm cải thiện quy trình sàng lọc lao tại bệnh viện thông qua nền tảng AI.
Nhờ có khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ cao đã hỗ trợ rất nhiều trong phát hiện, điều trị các bệnh lao và bệnh phổi, mang lại sự sống cho nhiều bệnh nhân.
Tại Lễ kỷ niệm 115 năm ngày sinh Anh hùng lao động, cố Bộ trưởng Y tế BS Phạm Ngọc Thạch, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định, cố Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, ý chí cách mạng, sống vì mọi người và hết lòng yêu nghề, tinh thần lao động sáng tạo.
Phó Cục trưởng Cục Y học cổ truyền, Bộ Y tế cho rằng, phối hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền một cách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh, đặc biệt là hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao.
Việt Nam vẫn còn hàng chục ngàn người chờ ghép tạng. Nguyên nhân chính là do tỉ lệ người chết não hiến tạng quá thấp, không có nguồn tạng hiến.
Bệnh nhân Anh Thư – người may mắn được ghép 2 lá phổi – vỡ òa cảm xúc nói lời cảm ơn tới các y bác sĩ, những người không quản ngày đêm vất vả, chăm sóc cho em có được một cuộc sống mới.
Với 40% số bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện là một thách thức trong việc chấm dứt bệnh lao vào năm 2035. Bắt đầu từ năm nay, CTCLQG sẽ đẩy mạnh phát hiện chủ động tại cộng đồng, phát hiện tích cực tại cơ sở y tế nhằm phát hiện tối đa bệnh nhân lao trong cộng đồng để điều trị sớm nhất.
Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là giảm nguy cơ tử vong cho hơn 13.000 người/năm. Nếu xác định đúng khó khăn cần giải quyết, đưa ra đúng phương pháp tiếp cận và huy động sự tham gia của cộng đồng thì việc dù khó, chúng ta vẫn giải quyết được.