Nhiều lòng đường, vỉa hè tại TPHCM đang bị chiếm dụng để kinh doanh, làm bãi giữ xe, thu lợi trái phép, trong khi, công tác quản lý và xử lý vi phạm như 'bắt cóc bỏ đĩa'.
Dù lực lượng chức năng liên tục ra quân truy quét, xử lý vi phạm về 'bóng cười', song các cơ sở kinh doanh bị xử phạt nhiều lần vẫn tái phạm. Người sử dụng không bị xử phạt, lợi nhuận 'khổng lồ' từ 'bóng cười' cộng với những chế tài lỏng lẻo, thiếu sự răn đe đã khiến cho công tác phòng, chống vi phạm này gặp nhiều khó khăn, đối tượng kinh doanh bị xử lý nhiều lần 'nhờn luật'.
Nhiều hồ, ao, đầm tự nhiên tại Thủ đô liên tục bị 'bức tử'. Thậm chí, có đầm tự nhiên ở Hoàng Mai đã biến mất, dành chỗ cho nhà xưởng trái phép. Chuyên gia cho rằng, thành phố Hà Nội cần ưu tiên vấn đề bảo vệ ao, hồ lên hàng đầu.
Nếu bạn có một ngôi nhà ở mặt tiền đường, nhưng chính quyền địa phương lại cấp phép cho một người khác đậu xe, buôn bán kinh doanh ì xèo trên vỉa hè trước cửa nhà bạn, thì bạn có đồng ý không?
Trước đây công an có xử lý nhưng như 'bắt cóc bỏ đĩa', lần này sẽ làm quyết liệt và công an đã nắm đầy đủ danh tính các nhóm đối tượng.
Hồ Rùa ở phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội, nơi người dân đi bộ và các hoạt động cộng đồng bị chiếm dụng để bán bia. Thậm chí, một đoạn đường đi quanh hồ còn bị chặn bởi bàn uống bia và biển báo gửi xe...
Mới đây, sau khi nhận nhiệm vụ, tân lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đi thị sát hơn 30 'điểm đen' ùn tắc trên địa bàn thành phố. Từ thực tiễn thị sát, tới đây, các bên liên quan 'sẽ xử lý từng điểm ùn tắc'.
Ngày 5/11, ngày thứ 4 truy quét hàng giả ở Saigon Square cho thấy thêm diễn biến bất ngờ. 90% ki ốt đã đóng cửa nhưng QLTT không bỏ cuộc, dùng dĩ bất biến!
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang yêu cầu các đơn vị, ngành chức năng tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, TP Bắc Ninh.
Chỉ trong 1 tháng, lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội đã lập biên bản xử lý 3.233 trường hợp ô tô các loại vi phạm dừng đỗ trên địa bàn.
Dồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, phát triển giao thông công cộng, dừng ngay việc 'nhồi'chung cư vào các tuyến đường... là việc ưu tiên nhất, trước khi nghĩ đến thu phí vào nội đô.
Nhiều công trình xây dựng vi phạm pháp luật, chình ình cả trên hành lang thoát lũ, gây nguy hiểm cho cộng đồng, sao vẫn ngang nhiên tồn tại? Xe quá tải trọng sao vẫn vô tư chạy vào đường có biển cấm, thậm chí còn phóng nhanh, lạng lách, trở thành mối hiểm họa cho người đi đường?
Hệ lụy của buông lỏng quản lý nuôi trồng trên tuyến biển dẫn đến thiệt hại về kinh tế cho cả dân và ngân sách Nhà nước, sai phạm kéo dài, nhiều hộ đã 'lỡ' đầu tư vốn lớn nhưng giờ khó có thể lấy lại.
Nhiều năm nay, tại các đô thị trong cả nước, việc lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán xảy ra khá phổ biến. Vỉa hè bị tận dụng thành nơi giữ xe, đặt biển hiệu quảng cáo, để bàn ghế của hàng quán, bày bán các loại rau củ, hoa quả, tạp hóa...
Tại khu vực trước cửa Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) nằm trên đường Nghiêm Xuân Yên có hàng trăm ô tô chiếm lòng đường làm nơi đỗ xe gây ùn tắc nghiêm trọng, mất ATGT.
Trước tình trạng họp chợ tự phát gần cổng chợ Đán gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường Quang Trung, phường Thịnh Đán (TP. Thái Nguyên) đã giải tỏa khu chợ tạm này. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, nguyên nhân khiến tiểu thương phải họp tại chợ tạm là do chợ Đán quá chật hẹp, xuống cấp và hiện tiểu thương không có kế sinh nhai sau khi chợ tạm bị giải tỏa.
Các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân nạn phân lô, bán nền trái phép trên đất nông nghiệp là sự buông lỏng quản lý của cấp địa phương.