Theo Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, lực lượng chức năng sẽ tuyên truyền thường xuyên, liên tục, bền bỉ để nâng cao ý thức, hình thành lại khái niệm 'vỉa hè không phải là nơi kinh doanh, buôn bán', vỉa hè là không gian công cộng chỉ phục vụ người đi bộ.
Tại buổi họp báo thông tin về tình hình KT-XH TP Hà Nội tháng 2/2023, phóng viên đã đặt câu hỏi vấn đề giành lại vỉa hè cho người đi bộ và chỉ đạo, xử lý của thành phố về những hành vi chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, trông giữ xe…
Theo Phó Giám đốc Công an Hà Nội, thực hiện 'chiến dịch' đòi lại vỉa hè, sẽ có khảo sát, đánh giá về các hộ kinh doanh trà đá vỉa hè, đề xuất giải tỏa các điểm ở các tuyến đường lớn, sắp xếp gọn gàng vào trong ngõ.
Đại tá Dương Đức Hải cho biết qua thống kê thực tế, số người bám vỉa hè mưu sinh là không nhiều. Thành phố sẽ yêu cầu các hàng quán bán trà đá dẹp gọn vào trong ngõ nhỏ.
'Phố cafe đường tàu' là tên của một đoạn đường nằm dọc hai bên tuyến đường sắt từ ga Hà Nội đến ga Long Biên, chạy cắt qua đường Lê Duẩn - Trần Phú - Cửa Đông và Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây được đánh giá là điểm đến được đa số khách nước ngoài lựa chọn khi đến thủ đô.
Dù đã triển khai nhiều biện pháp nhưng nhiều hàng quán hoạt động dọc tuyến đường sắt từ ga Hà Nội đến ga Long Biên vẫn liên tiếp tái diễn, gây nguy hiểm cho du khách mỗi khi các chuyến tàu ra, vào ga.
'Phố cafe đường tàu' là tên của một đoạn đường nằm dọc hai bên tuyến đường sắt từ ga Hà Nội đến ga Long Biên, chạy cắt qua đường Lê Duẩn - Trần Phú - Cửa Đông và Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã nhiều lần ra quân giành lại vỉa hè, lập lại trật tự đô thị, thế nhưng chỉ một thời gian ngắn, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè lại tái diễn.
Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố đã có chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng đổ bùn hầm cầu không đúng nơi quy định.
Tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội, hàng loạt vỉa hè bị lấn chiếm, tận dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán hàng hóa… đẩy người đi bộ xuống lòng đường khiến người dân cảm thấy bức xúc, khó chịu.
Nhiều lòng đường, vỉa hè tại TPHCM đang bị chiếm dụng để kinh doanh, làm bãi giữ xe, thu lợi trái phép, trong khi, công tác quản lý và xử lý vi phạm như 'bắt cóc bỏ đĩa'.
Dù lực lượng chức năng liên tục ra quân truy quét, xử lý vi phạm về 'bóng cười', song các cơ sở kinh doanh bị xử phạt nhiều lần vẫn tái phạm. Người sử dụng không bị xử phạt, lợi nhuận 'khổng lồ' từ 'bóng cười' cộng với những chế tài lỏng lẻo, thiếu sự răn đe đã khiến cho công tác phòng, chống vi phạm này gặp nhiều khó khăn, đối tượng kinh doanh bị xử lý nhiều lần 'nhờn luật'.
Nhiều hồ, ao, đầm tự nhiên tại Thủ đô liên tục bị 'bức tử'. Thậm chí, có đầm tự nhiên ở Hoàng Mai đã biến mất, dành chỗ cho nhà xưởng trái phép. Chuyên gia cho rằng, thành phố Hà Nội cần ưu tiên vấn đề bảo vệ ao, hồ lên hàng đầu.
Nếu bạn có một ngôi nhà ở mặt tiền đường, nhưng chính quyền địa phương lại cấp phép cho một người khác đậu xe, buôn bán kinh doanh ì xèo trên vỉa hè trước cửa nhà bạn, thì bạn có đồng ý không?
Trước đây công an có xử lý nhưng như 'bắt cóc bỏ đĩa', lần này sẽ làm quyết liệt và công an đã nắm đầy đủ danh tính các nhóm đối tượng.
Hồ Rùa ở phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội, nơi người dân đi bộ và các hoạt động cộng đồng bị chiếm dụng để bán bia. Thậm chí, một đoạn đường đi quanh hồ còn bị chặn bởi bàn uống bia và biển báo gửi xe...
Mới đây, sau khi nhận nhiệm vụ, tân lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đi thị sát hơn 30 'điểm đen' ùn tắc trên địa bàn thành phố. Từ thực tiễn thị sát, tới đây, các bên liên quan 'sẽ xử lý từng điểm ùn tắc'.
Ngày 5/11, ngày thứ 4 truy quét hàng giả ở Saigon Square cho thấy thêm diễn biến bất ngờ. 90% ki ốt đã đóng cửa nhưng QLTT không bỏ cuộc, dùng dĩ bất biến!
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang yêu cầu các đơn vị, ngành chức năng tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, TP Bắc Ninh.
Chỉ trong 1 tháng, lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội đã lập biên bản xử lý 3.233 trường hợp ô tô các loại vi phạm dừng đỗ trên địa bàn.
Dồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, phát triển giao thông công cộng, dừng ngay việc 'nhồi'chung cư vào các tuyến đường... là việc ưu tiên nhất, trước khi nghĩ đến thu phí vào nội đô.
Nhiều công trình xây dựng vi phạm pháp luật, chình ình cả trên hành lang thoát lũ, gây nguy hiểm cho cộng đồng, sao vẫn ngang nhiên tồn tại? Xe quá tải trọng sao vẫn vô tư chạy vào đường có biển cấm, thậm chí còn phóng nhanh, lạng lách, trở thành mối hiểm họa cho người đi đường?
Hệ lụy của buông lỏng quản lý nuôi trồng trên tuyến biển dẫn đến thiệt hại về kinh tế cho cả dân và ngân sách Nhà nước, sai phạm kéo dài, nhiều hộ đã 'lỡ' đầu tư vốn lớn nhưng giờ khó có thể lấy lại.