Lễ hội sâm 'Ngọc Linh – Kỷ nguyên vươn mình' diễn ra vào đầu tháng 8.2025

Ngày 18.7, UBND xã Nam Trà My, thành phố Đà Nẵng đã ban hành kế hoạch số 07/KH-UBND về việc tổ chức lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ VII- năm 2025.

Đề nghị các địa phương đăng ký tổ chức hoạt động năm 2026 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Bộ VHTTDL vừa ban hành Công văn số 3496/BVHTTDL – VHDTVN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc đăng ký tổ chức hoạt động năm 2026 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Thiếu tá Sùng A Hùng - người con của bản

Với phương châm 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt', Thiếu tá Sùng A Hùng - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Dào San (Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) kiên trì bám dân, bám bản, giúp đỡ bà con vùng biên giảm nghèo, xóa nhà tạm, dột nát, nâng cao nhận thức pháp luật. Thiếu tá Sùng A Hùng được bà con trong xã tin yêu, cảm phục mỗi khi nhắc đến.

Điện Biên: Gần dân, bám bản, dựng xây vùng biên cương Tây Bắc no ấm

Những người lính mang quân hàm xanh tỉnh Điện Biên luôn sát cánh cùng đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no nơi biên cương.

Sao xanh tỏa sáng vùng biên cương

'Ở nơi chỉ có mây ngàn với gió núi, những cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng đang ngày đêm lăn lộn với cơ sở, vượt qua muôn vàn khó khăn, bám dân, bám bản, bám địa bàn, tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương để giúp đồng bào các dân tộc nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực biên giới ngày càng phát triển. Các anh là lực lượng nòng cốt xây dựng và củng cố 'Thế trận biên phòng toàn dân - Thế trận lòng dân vững chắc', tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia - nhiệm vụ thiêng liêng được Đảng, Nhà nước và nhân giao phó'. Những thông tin ngắn gọn mà Thượng tá Bế Hồng Cương, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết đã thôi thúc tôi thêm phấn chấn suốt dọc dài hành trình lên biên giới, đến với các cán bộ, chiến sỹ biên phòng, những người luôn 'mang trong tim dáng hình Tổ quốc' - Những 'Ngôi sao xanh tỏa sáng vùng biên cương'.

Gieo mầm yêu thương nơi biên cương Xín Mần

Xín Mần - mảnh đất biên cương vừa mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, vừa chất chứa bao gian khó của đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số.

Lai Châu công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025

Sáng 14/7, tại xã Khổng Lào, tỉnh Lai Châu tổ chức công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025.

Bình yên Eo Kén

Được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh quan thơ mộng, cùng với những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, những năm qua, bản Eo Kén, xã Thành Sơn (nay là xã Pù Luông) đang trở thành điểm đến hấp dẫn với những người yêu thiên nhiên, đam mê khám phá.

Sống chậm ở Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam

Nếu bạn đang tìm một nơi yên bình để sống chậm, 'chữa lành', để xóa đi những căng thẳng, lo toan bộn bề của nhịp sống đô thị, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi vừa có thể vui chơi, học hỏi, vừa là một chốn bình yên để nghỉ ngơi thư giãn.

Đoàn kết, đồng lòng hướng đến một giai đoạn phát triển mới

Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành vùng đất hội tụ 49 dân tộc anh em, giàu bản sắc văn hóa, phong tục, tín ngưỡng. Sự đa dạng ấy không chỉ là nét đặc trưng riêng, mà còn là nguồn lực nội sinh quý giá cho hành trình phát triển sắp tới.

Kết nối cộng đồng, giữ hồn văn hóa

Nhà rông là biểu tượng văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đây không đơn thuần là một công trình kiến trúc, mà còn là nơi lưu giữ hồn cốt của buôn làng, là không gian linh thiêng chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc gắn với đời sống cộng đồng.

Sơn Vĩ chuyển mình từ gian khó

Giữa lưng chừng núi đá tai mèo ở xã Sơn Vĩ (Tuyên Quang), những mái nhà kiên cố dần mọc lên như mầm xanh trên nền đất cũ, những con đường bê tông uốn lượn nối liền thôn bản. Trên vùng đất địa đầu Tổ quốc, hành trình xóa đói, giảm nghèo đang được viết nên bằng sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, ý chí kiên cường và niềm tin son sắt của đồng bào các dân tộc.

Nhạc nước Sơn La – Điểm nhấn mới tại phố đi bộ

Tối 12/7, phường Chiềng Cơi tổ chức tuyến phố đi bộ tại đường Hoàng Quốc Việt với chủ đề 'Khánh thành nhạc nước Sơn La', thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.

Đại tướng Phan Văn Giang: Mọi việc nơi biên giới trông đợi vào biên phòng

Nhấn mạnh mọi việc nơi biên giới trông đợi vào biên phòng, nơi nào khó có biên phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu Học viện Biên phòng coi trọng đào tạo cho từng học viên thấu triệt phương châm 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt'.

Ấm no 'gõ cửa' vùng đất địa đầu Tổ quốc

Ở mảnh đất Tuyên Quang - nơi địa đầu của Tổ quốc, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã có sự đổi thay tích cực. Trên vùng đất còn khó khăn ngày nào, giờ đây đã hiện lên bức tranh của sự ấm no, hạnh phúc. Đó là sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trên quê hương cách mạng.

Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 đưa văn hóa trở thành nguồn lực phát triển

Từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) 1719, tỉnh Sơn La đang tập trung phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc.

Dân vận khéo - nối nhịp tin yêu giữa Đảng với đồng bào các dân tộc phía Đông Nam

Thời gian qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các địa phương khu vực phía Đông Nam tỉnh Lâm Đồng, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống đã không ngừng đổi thay. Sự chuyển động ấy không chỉ đến từ các chủ trương, chính sách kịp thời, mà còn bắt rễ sâu rộng nhờ những mô hình 'Dân vận khéo' - nơi cán bộ gần dân, hiểu dân và cùng dân tháo gỡ khó khăn.

Lan tỏa hình ảnh 'Bộ đội Cụ Hồ', củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc

Nhiều giải pháp hữu hiệu, sát tình hình thực tiễn của quân đội và các địa bàn biên giới được đề xuất để có thể lan tỏa thông tin về quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc đến từng chiến sĩ và bà con dân tộc thiểu số.

Từ người gìn giữ văn hóa thành chủ thể làm du lịch

Dự án 6 về 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch' tại tỉnh Cà Mau (cũ) được triển khai như một sự thúc đẩy phát triển du lịch từ vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Sức dân bảo vệ an ninh biên giới

Với phương châm 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt', người dân, nhất là người có uy tín, đã sát cánh với Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng giữ gìn, bảo vệ an ninh biên giới trên đất liền.

Chung một tấm lòng son sắt hướng về nhân dân biên giới

Những chương trình, mô hình, phong trào do Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP phát động, trển khai đến các đơn vị cơ sở những năm qua đã góp phần giúp đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo và làm đổi thay diện mạo những vùng đất biên cương vốn còn nhiều khó khăn, vất vả.

Giữ mãi thanh âm bản sắc giữa đại ngàn Tây Nguyên

Những năm qua, ông Hoàng Văn Soạn - người có uy tín trong đồng bào các dân tộc làng Pơ Nang, xã Kon Thụp trước đây (nay là xã Lơ Pang), tỉnh Gia Lai đã dốc hết tâm huyết để tiếng cồng chiêng của người Ba Na hòa quyện cùng điệu hát lượn, hát then của người Tày, Nùng ngân vang giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Gìn giữ văn hóa vùng miền

Đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại xã Đinh Văn Lâm Hà đang cùng nhau gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống với mong muốn tiếp tục hun đúc ngọn lửa bền bỉ ấy trên vùng đất mới.

Nhiều hoạt động hỗ trợ người nghèo của Mặt trận TP Hồ Chí Minh

Chiều 8/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, thông qua Quỹ 'Vì người nghèo' của thành phố, Mặt trận thành phố đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm hỗ trợ nhân dân có hoàn cảnh khó khăn

Sức sống mới trên đỉnh Mẫu Sơn

Hơn một tuần qua, kể từ khi chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành, đồng bào các dân tộc ở trên núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn nhận thấy công việc giải quyết nhanh và hiệu quả hơn.

Đồng hành cùng đồng bào các dân tộc thực hiện thủ tục hành chính

Các cấp bộ đoàn Tỉnh Đoàn Sơn La đồng loạt ra quân tại 75 xã, phường của tỉnh hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp, hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính.

Sơn La thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng

6 tháng đầu năm 2025, Sở VHTTDL Sơn La đã tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật, phù hợp với nếp sống văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Người lính quân hàm xanh giúp đồng bào khu vực biên giới xóa đói giảm nghèo

Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP luôn nắm chắc tình hình địa bàn, gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, hiểu rõ những tâm tư, tình cảm cũng như những khó khăn, vất vả của nhân dân. Bằng tinh thần trách nhiệm cao, người lính quân hàm xanh trên khắp nẻo biên cương đã triển khai nhiều cách làm, mô hình hiệu quả, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo bền vững; qua đó, vun đắp tình đoàn kết quân dân ngày càng gắn bó, chung sức bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

Chung tay thắp sáng vùng biên giới Phiêng Khoài

Đồn Biên phòng Chiềng On, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La và CLB 'Bơi mũ đỏ' thành phố Hà Nội vừa tổ chức chương trình 'Thắp sáng vùng biên' tại xã vùng sâu Phiêng Khoài với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới.

'Điểm tựa' cho người dân biên giới

Nguồn vốn ưu đãi từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Mường Lát (NHCSXH Mường Lát) đã giúp đồng bào các dân tộc vùng cao, biên giới có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, trở thành 'đòn bẩy' giúp người dân sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Ra mắt mô hình 'Mẹ đỡ đầu' ở Đồn biên phòng Bát Xát

Đồn biên phòng Bát Xát (Lào Cai) vừa ra mắt mô hình 'Mẹ đỡ đầu' giúp các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Bước chuyển lịch sử và những cái nhìn phiến diện

Từ ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức được triển khai tại Việt Nam. Nhân dân cả nước, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, đã và đang chứng kiến một chính quyền gần gũi hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, đặc biệt là cấp xã.

Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?

* Bạn đọc Nguyễn Văn Phúc ở xã Văn Môn, tỉnh Bắc Ninh, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?

Linh Sơn: Điểm du lịch trải nghiệm hấp dẫn

Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình; đồng bào các dân tộc còn gìn giữ và phát huy nhiều giá trị văn hóa truyền thống; con người thân thiện, mến khách... là điều kiện quan trọng để xã Linh Sơn thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.

Đồn Biên phòng Bát Xát: Ra mắt mô hình 'Mẹ đỡ đầu'

Sáng 5/7, Đồn Biên phòng Bát Xát phối hợp với Hội Phụ nữ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai và các nhà hảo tâm tổ chức ra mắt mô hình 'Mẹ đỡ đầu', giai đoạn 2025 - 2030.

Giữ lửa ấm nơi biên giới Cao Bằng

Bằng trách nhiệm và tấm lòng của Bộ đội Cụ Hồ, hàng chục năm qua, BĐBP Cao Bằng đã triển khai nhiều mô hình, phong trào nhằm từng bước hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, góp phần xây dựng 'thế trận lòng dân' trên tuyến đầu biên giới Tổ quốc.

Đồng bào các dân tộc kỳ vọng sau hợp nhất Đà Nẵng phát triển bền vững, năng động

Ngày 4/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đã tiếp xúc cử tri tại các xã Nam Trà My, Trà My để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Người dân tộc thiểu số giữ gìn tiếng mẹ đẻ

Xu thế hội nhập, các dân tộc sinh sống đan xen, sử dụng ngôn ngữ phổ thông. Nhiều dân tộc ít người hơn 'ngại' giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Trong gia đình: Ông bà, cha mẹ ít nói tiếng dân tộc mình. Trẻ em đến trường ngoài học tiếng phổ thông còn nỗ lực học thêm ít nhất là một ngoại ngữ. Tiếng mẹ đẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số vì thế ngày càng mai một.

Rơ Mah Khơn - người giữ nhịp cồng chiêng

Đối với người Jrai, cồng chiêng là một nét văn hóa đặc biệt quan trọng gắn liền với cuộc sống của buôn làng, của mỗi người từ lúc sinh ra cho đến khi về với cõi A Tâu.

Trao kinh phí Dự án 'Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường'

Đồn Biên phòng Ia Púch (Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức trao kinh phí của Dự án 'Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường' giai đoạn 2021-2030 cho 30 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Ia Púch.

Chung một lời then

Trong các tỉnh Việt Bắc, cư dân vùng Thái Nguyên và Bắc Kạn được tạo hóa ban tặng một 'đặc ân' là cùng uống chung dòng nước sông Cầu. Dòng sông ấy cho sản vật cá tôm, nguồn phù sa màu mỡ và hình thành nên một nét đẹp văn hóa chung. Và lời hát Then của đồng bào Tày, Nùng được ví là biểu trưng đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân trong vùng Việt Bắc.

Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam: Không gian kết nối văn hóa - quân dân

Tọa lạc tại xã Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam là một quần thể văn hóa - du lịch đặc sắc, mang tầm vóc quốc gia. Nơi đây không chỉ là 'ngôi nhà chung' của 54 dân tộc anh em mà còn là không gian linh thiêng, thể hiện đậm nét bản sắc, cốt cách và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Về Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam trải nghiệm văn hóa truyền thống

Từ ngày 1 đến 31-7, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, xã Đoài Phương, thành phố Hà Nội) sẽ diễn ra chuỗi hoạt động tháng 7 với chủ đề 'Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống', gồm nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích.

Đồng Nai mới - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa

Sau khi sáp nhập với Bình Phước, tỉnh Đồng Nai mới mang diện mạo rộng lớn và đa sắc hơn, không chỉ gìn giữ giá trị truyền thống mà còn làm dày thêm chiều sâu văn hóa của vùng đất phương Nam.

Về làng các dân tộc Việt Nam trải nghiệm văn hóa truyền thống dân gian

Suốt tháng 7, du khách nhí sẽ được tìm hiểu về kiến trúc, trang phục, dân ca dân vũ, nghi thức, lễ hội... và các loại hình diễn xướng, biểu diễn các loại nhạc cụ, trò chơi dân gian tại Làng Văn hóa.

Tháng 7 'Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống'

Chiều 30/6, Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho biết, chuỗi hoạt động 'Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống' diễn ra từ ngày 1 – 31/7 do đồng bào các dân tộc thực hiện nhằm giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán truyền thống và tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho thanh, thiếu niên đến Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.