Sức mạnh của xe tăng chủ lực Abrams sau 40 năm chinh chiến

Xe tăng chủ lực Abrams của Mỹ đã bước qua tuổi 40, tuy nhiên nó vẫn có thể chứng tỏ được mình trên chiến trường, và chưa thực sự cần kẻ kế nhiệm.

Sau 40 năm phục vụ, phiên bản xe tăng chủ lực M1A2 Abrams hiện đại đã được cải tiến nhiều đến mức nó hầu như không giống với xe tăng nguyên bản ở bên trong.

Sau 40 năm phục vụ, phiên bản xe tăng chủ lực M1A2 Abrams hiện đại đã được cải tiến nhiều đến mức nó hầu như không giống với xe tăng nguyên bản ở bên trong.

Những người ủng hộ hay gọi nó là xe tăng chủ lực “tiên tiến nhất trên thế giới”. Nhưng phiên bản này vẫn chưa được thử nghiệm hoàn thiện.

Những người ủng hộ hay gọi nó là xe tăng chủ lực “tiên tiến nhất trên thế giới”. Nhưng phiên bản này vẫn chưa được thử nghiệm hoàn thiện.

Như trong năm nay, xe tăng chủ lực Abrams M1A2 đã phải thể hiện "dũng khí' của mình bằng cách di chuyển 2.000 dặm trong thời tiết cận Bắc Cực để chứng minh nó có thể hoạt động trong thời tiết lạnh giá.

Như trong năm nay, xe tăng chủ lực Abrams M1A2 đã phải thể hiện "dũng khí' của mình bằng cách di chuyển 2.000 dặm trong thời tiết cận Bắc Cực để chứng minh nó có thể hoạt động trong thời tiết lạnh giá.

Và thật khó tin, khi những chiếc xe tăng Abrams này đã bắt đầu phục vụ dưới thời chính quyền Carter vào cuối những năm 1970. Những chiếc xe tăng đầu tiên được chuyển giao vào năm 1980. Đã là hơn 40 năm phục vụ.

Và thật khó tin, khi những chiếc xe tăng Abrams này đã bắt đầu phục vụ dưới thời chính quyền Carter vào cuối những năm 1970. Những chiếc xe tăng đầu tiên được chuyển giao vào năm 1980. Đã là hơn 40 năm phục vụ.

Abrams không tham gia vào những xung đột lớn cho đến khi Chiến dịch Bão táp Sa mạc nổ ra. Gần 1.900 xe tăng băng qua sa mạc để tấn công Quân đội của Saddam Hussein. Đó là khi Abrams bộc lộ sự “dũng mãnh” của nó.

Abrams không tham gia vào những xung đột lớn cho đến khi Chiến dịch Bão táp Sa mạc nổ ra. Gần 1.900 xe tăng băng qua sa mạc để tấn công Quân đội của Saddam Hussein. Đó là khi Abrams bộc lộ sự “dũng mãnh” của nó.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ I, Quân đội Mỹ chỉ mất 18 chiếc Abrams, với 9 chiếc bị loại biên do hư hỏng và 9 chiếc khác bị phá hủy, Nhưng dù vậy, những người lính Mỹ thuộc kíp lái xe tăng không mất một thành viên nào.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ I, Quân đội Mỹ chỉ mất 18 chiếc Abrams, với 9 chiếc bị loại biên do hư hỏng và 9 chiếc khác bị phá hủy, Nhưng dù vậy, những người lính Mỹ thuộc kíp lái xe tăng không mất một thành viên nào.

Đây là mẫu xe tăng chủ lực của Quân đội Mỹ từ những năm 1980. Cho đến nay, đây vẫn là mẫu xe tăng thông dụng nhất, dù đã trải qua 2 cuộc Chiến tranh vùng Vịnh và các chiến dịch, xung đột khác trong 40 năm phục vụ của nó tới nay.

Đây là mẫu xe tăng chủ lực của Quân đội Mỹ từ những năm 1980. Cho đến nay, đây vẫn là mẫu xe tăng thông dụng nhất, dù đã trải qua 2 cuộc Chiến tranh vùng Vịnh và các chiến dịch, xung đột khác trong 40 năm phục vụ của nó tới nay.

Nhà thiết kế của Abrams là Chrysler Defense và sản xuất nó thuộc về đơn vị Lima Army Tank Plant. Số lượng đã sản xuất của loại xe tăng chiến đấu này đã lên đến con số hơn 9.000 chiếc.

Nhà thiết kế của Abrams là Chrysler Defense và sản xuất nó thuộc về đơn vị Lima Army Tank Plant. Số lượng đã sản xuất của loại xe tăng chiến đấu này đã lên đến con số hơn 9.000 chiếc.

Về Abrams, tùy vào các biến thể thì chúng đều rất “khổng lồ” với trọng lượng lên tới 67,6-76 tấn. Chiều dài cơ sở của nó là 7,93m, chiều rộng 3,66m và chiều cao là 2,44m. Mỗi khi xuất kích, chiếc Abrams sẽ mang theo mình 4 người trong kíp lái.

Về Abrams, tùy vào các biến thể thì chúng đều rất “khổng lồ” với trọng lượng lên tới 67,6-76 tấn. Chiều dài cơ sở của nó là 7,93m, chiều rộng 3,66m và chiều cao là 2,44m. Mỗi khi xuất kích, chiếc Abrams sẽ mang theo mình 4 người trong kíp lái.

Khả năng phòng thủ của nó cũng rất kiên cố, những chiếc Abrams sẽ được bọc bởi các loại giáp như Chobham, giáp RH hay thép bọc uranium.

Khả năng phòng thủ của nó cũng rất kiên cố, những chiếc Abrams sẽ được bọc bởi các loại giáp như Chobham, giáp RH hay thép bọc uranium.

Hỏa lực của Abrams cũng là một dạng sức mạnh tuyệt đối, khi các phiên bản sau này được trang bị một pháo nòng trơn cỡ 120mm M256 với 40 viên đạn đi kèm.

Hỏa lực của Abrams cũng là một dạng sức mạnh tuyệt đối, khi các phiên bản sau này được trang bị một pháo nòng trơn cỡ 120mm M256 với 40 viên đạn đi kèm.

Ngoài ra, Abrams còn được trang bị súng máy hạng nặng M2HB cỡ 12,7mm với tới 1.000 viên đạn, 2 súng máy đồng trục cỡ 7,62mm với tới gần 11.500 viên đạn.

Ngoài ra, Abrams còn được trang bị súng máy hạng nặng M2HB cỡ 12,7mm với tới 1.000 viên đạn, 2 súng máy đồng trục cỡ 7,62mm với tới gần 11.500 viên đạn.

Cải tiến nhất trong loạt biến thể của Abrams còn phải kể đến hệ thống thông tin liên xe (IVIS). Trong chiến trận, sự liên lạc cơ động mà IVIS mang lại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc triển khai mặt trận, theo dõi đối phương với phạm vi tới 400km.

Cải tiến nhất trong loạt biến thể của Abrams còn phải kể đến hệ thống thông tin liên xe (IVIS). Trong chiến trận, sự liên lạc cơ động mà IVIS mang lại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc triển khai mặt trận, theo dõi đối phương với phạm vi tới 400km.

Được trang bị cho mình động cơ turbin đa nhiên liệu Honeywell AGT1500C, những chiếc xe tăng Abrams này có thể đạt vận tốc lên tới 67,7km/h trên đường trường và 48,3km khi chạy việt dã.

Được trang bị cho mình động cơ turbin đa nhiên liệu Honeywell AGT1500C, những chiếc xe tăng Abrams này có thể đạt vận tốc lên tới 67,7km/h trên đường trường và 48,3km khi chạy việt dã.

Quả thực, Abrams là một “siêu tăng” của Mỹ, nhưng riêng có Thủy quân lực chiến Mỹ lại đã đóng cửa và không chào đón mẫu xe tăng này, do nó quá cồng kềnh và không thích hợp với lối tác chiến của lực lượng này.

Quả thực, Abrams là một “siêu tăng” của Mỹ, nhưng riêng có Thủy quân lực chiến Mỹ lại đã đóng cửa và không chào đón mẫu xe tăng này, do nó quá cồng kềnh và không thích hợp với lối tác chiến của lực lượng này.

Dù sao, trải qua 40 năm phục vụ thì có thể nói, Abrams là nền tảng tuyệt vời của Quân đội Mỹ và sự bền bỉ của nó thật đáng nể khi trải qua bao nhiêu mặt trận nhưng vẫn luôn là một “chủ lực”.

Dù sao, trải qua 40 năm phục vụ thì có thể nói, Abrams là nền tảng tuyệt vời của Quân đội Mỹ và sự bền bỉ của nó thật đáng nể khi trải qua bao nhiêu mặt trận nhưng vẫn luôn là một “chủ lực”.

Những hình ảnh có thể lột tả uy lực của những chiếc "siêu tăng" Mỹ - Abrams trong mặt trận thực tế. Nguồn: U.S Defense System.

Minh Hoàng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/suc-manh-cua-xe-tang-chu-luc-abrams-sau-40-nam-chinh-chien-1606781.html