Số 3-2024: Thương hiệu Vàng TPHCM 2023

Năm 2023 được đánh giá là nhiều khó khăn, nhưng kết quả cuối năm cho thấy chính quyền TPHCM cùng cộng đồng doanh nghiệp địa phương đã nỗ lực vượt sóng gió và giữ vững tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung. Góp phần không nhỏ vào sự đi lên này phải kể đến các doanh nghiệp được định danh là 'Thương hiệu Vàng' của thành phố, nhóm duy trì sức mạnh cạnh tranh hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Phải tính đến mỹ quan đô thị (mục Ý kiến): Để mặt bằng nhếch nhác các hình sơn xịt sẽ ảnh hưởng đến khách muốn thuê và để người khác quảng cáo trên mặt tiền nhà mình vừa làm xấu nhà mình vừa làm mất mỹ quan cả khu phố. Có thể sau một thời gian kêu gọi, sẽ phải tính đến các biện pháp mạnh hơn như có hình thức phạt người gây mất mỹ quan đô thị.

Vượt sóng gió, đón “Thương hiệu vàng” (Dũng Nguyễn): Những doanh nghiệp được tôn vinh trong sự kiện cũng nổi bật với nhiều hoạt động đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, sáng tạo trong sản phẩm và dịch vụ. Khả năng thích ứng linh hoạt trong thời kỳ khó khăn, môi trường cạnh tranh thay đổi nhanh chóng, cũng là một điều kiện giúp doanh nghiệp không chỉ có thể “sống sót”, mà còn phát triển thương hiệu.

Ồn ào bitcoin (Hồ Quốc Tuấn): Cộng đồng tiền mã hóa của Việt Nam xôn xao về một sự kiện được một số kênh truyền thông và mạng xã hội gọi là “kỷ nguyên mới” với tiền mã hóa…

Cung tiền ở Việt Nam và Mỹ (Lê Hoài Ân): Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15%. Đã có những lo lắng về rủi ro lạm phát gia tăng khi việc tăng nhanh cung tiền, khi ở Mỹ và các nước phát triển việc tăng cung tiền cách nay ba năm cũng chính là nguồn cơn của lạm phát toàn cầu hiện tại.

Phân tích thay đổi cấu trúc GDP của Việt Nam từ 2010-2023: công nghiệp chế biến, chế tạo lớn nhưng chưa mạnh (Bùi Trinh): Giá trị gia tăng của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo mà nền kinh tế Việt Nam nhận được ngày càng nhỏ đi, điều đó cho thấy tình hình sản xuất của nhóm ngành này ngày càng mang nặng tính gia công, lắp ráp một cách toàn diện hơn.

Xuất khẩu nông sản đạt 53,01 tỉ đô la Mỹ, cao nhất từ trước tới nay với thặng dư 12,07 tỉ đô la; xuất siêu thương mại hàng hóa nói chung cao nhất trong tám năm xuất siêu liên tiếp, đạt 28,3 tỉ đô la; và thu hút FDI kỷ lục 36,6 tỉ đô la là những con số sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Chúng ta sẽ duy trì kết quả trên như thế nào nếu như các yếu tố “thiên thời, địa lợi” không còn là động lực chính? Đó là trăn trở của các chuyên gia kinh tế và khi trao đổi với KTSG và họ đã đưa ra một số gợi mở trong cụm bài Sự kiện và vấn đề: Kinh tế Việt Nam 2023 nhìn từ các kỷ lục của tác giả Hoàng Hạnh và Khánh Nguyên.

Chờ đợi dòng tiền lan tỏa sang nhóm cổ phiếu ngoài ngân hàng! (Thanh Thủy): Về xu hướng thị trường, dòng tiền vẫn chưa cho thấy sức mạnh khi tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng mà chưa lan tỏa sang các nhóm ngành khác trong suốt những phiên vừa qua.

Cổ phiếu ngân hàng nổi sóng ngay đầu năm nhờ đâu? (Triêu Dương): Trong nửa đầu tháng 1-2024, dù phần lớn cổ phiếu diễn biến không mấy khả quan, nhưng chỉ số chung vẫn đi lên mạnh mẽ, chủ yếu nhờ vào lực kéo của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đâu là động lực dẫn dắt nhóm cổ phiếu vua này nổi sóng trở lại?

Kỳ vọng hoạt động IPO, niêm yết mới và phát hành thêm “ấm dần”! (Linh Trang): Ngoài cổ phiếu niêm yết mới hay chuyển sàn, cũng có không ít doanh nghiệp nhận giấy phép phát hành thêm trong những ngày cuối năm 2023, qua đó bổ sung lượng hàng mới ra thị trường.

Lãi suất tạo đáy mới đầu năm – Liệu có thêm đợt giảm lãi suất điều hành? (Thụy Lê): Ngân hàng Nhà nước đã có bốn lần giảm lãi suất điều hành trong năm 2023. Trước tình hình lãi suất trên thị trường liên tục chìm sâu và tạo đáy mới, chính sách tiền tệ có điều chỉnh để sát với thực tiễn?

Tính ưu việt của phương thức trọng tài tranh chấp quốc tế (Đinh Khương Duy – Nguyễn Thành Trân): Tuy ít được biết đến hơn, song trong lĩnh vực thương mại quốc tế công (tức là quan hệ thương mại giữa các quốc gia), trọng tài đang chứng tỏ vai trò của mình với tư cách một phương thức ưu việt có thể bổ trợ, thậm chí thay thế các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống.

Giảm dần thói quen sử dụng túi nylon trong giao dịch hàng hóa (Nguyễn Hoàng Nam): Túi nylon là một trong những loại rác thải phổ biến nhất trên thế giới. Chúng có thời gian phân hủy rất lâu, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Giảm dần thói quen sử dụng túi nylon trong giao dịch hàng hóa là một việc làm cần thiết và cấp bách.

Hồ sơ: Hệ quả của shadow banking Trung Quốc (Phạm Sỹ Thành): Ngày 6-8-2023, Công ty xây dựng nhà Country Garden tuyên bố không thể thanh toán 22,5 triệu đô la Mỹ tiền lãi trái phiếu và chờ tái cơ cấu. Tuyên bố này đã tạo ra một sự lo ngại đối với những người mua các sản phẩm tài chính tại các tổ chức tài chính phi ngân hàng (NBFI) – một tên gọi rộng rãi cho hệ thống ngân hàng bóng mờ (shadow banking) – tại Trung Quốc.

Zhongzhi và cuộc khủng hoảng shadow banking (Phạm Sỹ Thành): Vào những ngày đầu tiên của tháng 1-2024, gã khổng lồ shadow banking của Trung Quốc Zhongzhi Enterprise Group Co. – công ty từng quản lý hơn 140 tỉ đô la Mỹ tài sản vào thời kỳ đỉnh cao – đã nộp đơn xin phá sản với khoản nợ lên tới 460 tỉ nhân dân tệ (khoảng 64,3 tỉ đô la Mỹ), lớn hơn gấp đôi so với tài sản 200 tỉ nhân dân tệ.

Cải cách thủ tục hành chính: Đừng để tính chất địa phương trở thành rào cản đầu tư (Nguyễn Văn Phúc – Nguyễn Nhật Dương): Nhà nước đã có chủ trương cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài thuận lợi tiếp cận thị trường, đồng thời tạo ra một một trường kinh doanh có sự cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, việc cải cách này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện, chưa có sự thống nhất giữa các địa phương.

Tìm giấc ngủ ngon giữa thời hối hả (Đỗ Ân): Nhiều người cho rằng ngủ ít hơn giúp làm việc nhiều hơn, nhưng ít ai nhận ra tác hại thực sự của tình trạng thiếu ngủ triền miên, được y học gọi là chứng rối loạn giấc ngủ kéo dài. Mọi chuyện trở nên quá muộn vào một ngày sức khỏe giảm sút nghiêm trọng và từ “giá như” lại trôi tuột theo tiếng thở dài của chuyện cơm áo gạo tiền.

Hồ tiêu: thị trường đã bắt đầu chịu nghe nhà vườn? (Nguyễn Quang Bình): Phải đến Tết Giáp Thìn, mùa thu hoạch niên vụ hồ tiêu Việt Nam mới vào rộ. Nhưng năm nay, trước lúc vào mùa, nhà vườn tỏ ra phấn khởi vì từ giữa năm 2023, hồ tiêu đã rục rịch tăng giá. Nhà vườn tiêu khấp khởi có cái Tết vui.

Xe cổ tái sinh (Anh Vũ): Mong ước bảo tồn những chiếc xe cổ của những người yêu xe cổ điển đã thành hiện thực. Việc điện hóa các dòng xe cổ bằng cách loại bỏ động cơ đốt trong và thay thế bằng hệ thống truyền động không phát thải đã giúp hồi sinh những mẫu xe cũ, tạo ra một thị trường mới hấp dẫn về hàng cổ điển.

Rào cản và cơ hội “thế hệ mới” cho doanh nghiệp F&B Việt Nam (Hồ Nguyên Thảo – Đào Loan): Các quy định mới về phúc lợi động vật, chống phá rừng, giảm phát thải carbon… đã, đang và sẽ có những tác động nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu hàng nông sản và thực phẩm của Việt Nam. Nhận diện các rào cản này và tìm ra giải pháp trong hướng phát triển bền vững không phải là dễ.

Một cửa mà nhiều lớp cổng (Nguyễn Vũ Mộc Thiêng): Thủ tục đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch là chuyện rất nhỏ nhưng bộc lộ quá nhiều điểm bất cập về thủ tục cũng như cách làm lạc hậu cần thay đổi.

Tác phẩm thuộc về miền công cộng – dùng thế nào cho đúng? (Lê Thiên Hương): Người muốn khai thác tác phẩm đã hết hạn bảo hộ cũng cần chú ý rằng tác phẩm thuộc về miền công cộng nhưng rất có thể phần minh họa hay chuyển thể ngôn ngữ vẫn nằm trong thời hạn bảo hộ của Luật Bản quyền.

Kéo dài hơn vòng đời bản quyền là không cần thiết (Lê Vũ Vân Anh – Nguyễn Lương Sỹ): Thời hạn bảo hộ quyền tác giả hiện tại là 50 hay 70 năm (thậm chí dài hơn, tùy từng nước) kể từ khi tác giả qua đời đặt ra cho chúng ta câu hỏi, với những tiến bộ của xã hội, công nghệ và văn hóa, việc kìm hãm sự sáng tạo trong một thời gian dài sau khi tác phẩm được tạo ra có còn phù hợp không?

“Đời là một cuộc hành trình” (Huỳnh Kim): Bộ ba ký sự “Đi và học” dày hơn 1.000 trang của GS.TS. Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL và Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, vừa hoàn thành. Đây là chuyện kể về 63 tỉnh, thành trong nước và ở nhiều nước khác sau hơn 40 năm làm việc của một người chuyên nghiên cứu về lúa gạo – những câu chuyện chuyên môn lồng trong dòng lịch sử, văn hóa, du lịch với bao tình tự quê hương.

Những nẻo đường hoa (Phú Thành): …Về quê thì nhiều thứ chi tiêu nên tiếc tiền mua hoa lắm. Mà tánh má tiết kiệm nên hay cản mua hàng đắt tiền. Vì thế mà hoa cúc hay vạn thọ bán chạy ở chợ hoa tỉnh lẻ, những món đắt tiền thường được thương lái ngược đường mang về thành phố lớn.

Hạn hán ở kênh đào Panama đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu (Nguyễn Bảo Quốc): Hạn hán nghiêm trọng nhất ở Panama trong 50 nǎm qua làm hạ mực nước hồ Gatun, nơi cung cấp lượng nước ngọt giúp nâng tàu qua kênh. Hạn chế nêu trên gây tắc nghẽn đường thủy nhân tạo trọng yếu dài 82 ki lô mét nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nơi 270 tỉ đô la Mỹ hàng hóa qua lại hàng năm.

Các ngân hàng Phố Wall vẫn lạc quan về “ví tiền” của người Mỹ (Song Thanh): Các ngân hàng hàng đầu nước Mỹ gồm vừa công bố báo cáo thu nhập quí 4-2023, trong đó những đánh giá về sức khỏe tài chính người tiêu dùng Mỹ là yếu tố được quan tâm hàng đầu.

Thăng trầm US Steel (Nguyễn Vũ): Câu chuyện thăng trầm của tập đoàn thép US Steel có thể minh họa cho sự dịch chuyển của nền kinh tế Mỹ từ sản xuất sang dịch vụ, dẫn đến sự suy sụp một tên tuổi lớn. Điều đáng ngạc nhiên là sự phản đối của giới chính khách Mỹ khi US Steel quyết định bán mình cho Nippon Steel của Nhật.

Mời bạn đọc đón xem!

KTSG

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/so-3-2024-thuong-hieu-vang-tphcm-2023/