'Pin máu' đầu tiên trên thế giới

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Cordoba, Tây Ban Nha, vừa phát triển thành công loại pin mới sử dụng thành phần có trong máu người.

 "Pin máu" đầu tiên trên thế giới

"Pin máu" đầu tiên trên thế giới

Nói cách khác là kết hợp huyết sắc tố - thành phần chính của tế bào hồng cầu vào pin, giúp pin có thể hoạt động từ 20 đến 30 ngày.

Đây là pin tương thích sinh học đầu tiên, chạy bằng hemoglobin hay huyết sắc tố (Hb hoặc Hgb), protein có trong tế bào hồng cầu.

Hemoglobin là một loại protein gắn vào các tế bào hồng cầu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và vận chuyển carbon dioxide trở lại phổi của chúng ta.

Trong nguyên mẫu đầu tiên này, hemoglobin hỗ trợ một quá trình quan trọng gọi là phản ứng khử oxy. Khi không khí đi vào pin, hemoglobin đảm bảo oxy biến thành nước ở một phần của pin.

Quá trình này giải phóng các electron di chuyển đến phần khác của pin, nơi kẽm phản ứng và tạo ra năng lượng.

"Để trở thành chất xúc tác tốt trong phản ứng khử oxy, chất xúc tác phải có hai đặc tính, nó cần hấp thụ nhanh các phân tử oxy và tạo thành các phân tử nước tương đối dễ dàng, hemoglobin trong máu đáp ứng được các yêu cầu đó", Cano Luna, trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay.

Nguồn: PSU/Yahoo

Mai Nguyễn

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/pin-mau-dau-tien-tren-the-gioi-20250422132447095.htm