Phật giáo quan tâm thu nhập cơ bản phổ quát bằng từ bi tâm và trí tuệ?

Giáo lý đạo Phật sẽ truyền cảm hứng cho Thu nhập cơ bản phổ quát (UBI), đây không phải là một chương trình trợ cấp hạ thấp phẩm giá mà là một chương trình quan tâm thực sự, cống hiến vì lợi ích chung bằng từ bi tâm và trí tuệ. Giống như các hàng hóa thông thường khác như cơ sở hạ tầng, giáo dục, vệ sinh công cộng, luật pháp và trật tự, UBI có thể được tài trợ bởi chính thành quả của vốn xã hội.

538

Rate this post

Giáo lý đạo Phật sẽ truyền cảm hứng cho Thu nhập cơ bản phổ quát (UBI), đây không phải là một chương trình trợ cấp hạ thấp phẩm giá mà là một chương trình quan tâm thực sự, cống hiến vì lợi ích chung bằng từ bi tâm và trí tuệ. Giống như các hàng hóa thông thường khác như cơ sở hạ tầng, giáo dục, vệ sinh công cộng, luật pháp và trật tự, UBI có thể được tài trợ bởi chính thành quả của vốn xã hội.

Tác giả: Tiến sĩ Ngô Chí Hiên
Việt dịch: Thích Vân Phong

Thu nhập cơ bản phổ quát (UBI) là một khoản trợ cấp tiền mặt định kỳ dành cho mọi công dân để cung cấp cho mọi người mức sống trên mức nghèo khổ, gần đây đã trở thành chủ đề được các chính trị gia, học giả và các nhà lãnh đạo tôn giáo quan tâm.

UBI với mục đích phục vụ như một công cụ chính sách được thiết kế gọn gàng để giải quyết việc ngày càng gia tăng bởi bất bình đẳng thu nhập, chênh lệch thu nhập và tài sản giữa các cá nhân, nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia. Mặc dù có những nghiên cứu sâu hơn, nhưng một số bằng chứng hiện có chứng minh rằng các chương trình kiểu UBI giúp xóa đói, giảm nghèo, cải thiện kết quả về y tế và giáo dục.

Các chương trình này đã thu hút nhiều sự quan tâm và tranh luận hơn trong thời kỳ đại dịch Covid-19, vì chúng tạm thời được chấp nhận để đóng vai trò hỗ trợ bằng cá nhân Band-Aid giúp phòng ngừa nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành và phản ứng ngắn hạn (short-term) trước tình trạng trật tự kinh tế chưa từng có. Đại dịch hiểm ác có thể đẩy tình hình cực đoan đến mức: Ngay cả một số người tự cho mình là đúng đắn khi bảo vệ thị trường tự do cũng sẵn sàng thừa nhận rằng, nếu cần có các gói giải cứu để cứu trợ các tập đoàn đang phá sản, thì nhiều tập đoàn khác cũng có thể cần được giúp đỡ!

Khi mọi người bị hạn chế làm việc để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, không phải vì họ không có động lực, những lo ngại trước đây về rủi ro đạo đức có vẻ như cũng không có lý do chính đáng.

Giáo lý đạo Phật sẽ truyền cảm hứng cho thu nhập cơ bản phổ quát (UBI), đây không phải là một chương trình trợ cấp hạ thấp phẩm giá mà là một chương trình quan tâm thực sự, cống hiến vì lợi ích chung bằng từ bi tâm và trí tuệ.

Giáo lý đạo Phật sẽ truyền cảm hứng cho thu nhập cơ bản phổ quát (UBI), đây không phải là một chương trình trợ cấp hạ thấp phẩm giá mà là một chương trình quan tâm thực sự, cống hiến vì lợi ích chung bằng từ bi tâm và trí tuệ.

>> Xem thêm: Trí tuệ khởi sinh mọi hạnh lành

Đại dịch hiểm ác vừa qua, cũng có thể buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về những gì nhân loại thực sự “đòi hỏi” thay vì “nhu cầu” hạnh phúc.

Y học, dược liệu cần thiết để duy trì sức khỏe tốt, thức ăn và dinh dưỡng thích hợp, nơi ăn chốn ở an toàn, quần áo bảo hộ đầy đủ là bốn nhu cầu cơ bản của con người trong giáo lý đạo Phật.

Trong trường hợp, trước khi bắt đầu tuyên dương diệu pháp Như Lai, đức Phật đợi một người nông dân nghèo được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Những người không có bốn thứ nhu cầu cơ bản (y phục, vật thực, nhà thất, giường nệm, thuốc để trừ bệnh) sẽ bị coi là nghèo đói.

Quan niệm của Phật giáo về sự giàu có không chỉ là vật chất, đức Phật không phủ nhận của cải vật chất như tiền bạc, vàng ngọc châu báu, nhưng tài sản của chúng ta, một ngày nào đó, có thể sẽ bị mất sạch do nước trôi, lửa cháy, trộm cắp, vợ con phá tán hoặc vua quan tịch thu.

Thay vào đó, đức Phật dạy về việc vun bồi tài sản về mặt đạo đức, “Thất Thánh Tài” – bảy tài sản của bậc Thánh, gồm: tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài và tuệ tài. Đây là những tài sản tinh thần, phước đức và công đức. Thứ tài sản này là bền vững nhất, không sợ bị mất, bị phá tán hay trộm cướp. Người có thánh tài là người giàu có nhất trên đời, bởi có thánh tài chắc chắn có thế tài (tài sản thế gian), còn có thế tài chưa chắc có thánh tài. (Tăng Chi Bộ Kinh [AN] 7.6 và AN 7.7). “Thất Thánh Tài” (Bảy Thánh pháp để thành tựu Phật đạo) này thực sự xứng đáng vì chúng không thể bị ai trộm được, và chúng đưa đến sự chấm dứt những nỗi khổ niềm đau. Đức Phật dạy rằng những người không có đạo đức thì luôn bị mắc nợ và nghèo khổ. (AN 6.45)

Vì vậy, một cái nhìn sâu sắc quan trọng từ kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của đức Phật đến thu nhập cơ bản phổ quát (UBI) là điều chỉnh các mục tiêu của nó một cách hợp lý. UBI nên hướng tới việc hỗ trợ các nhu cầu cơ bản của con người chứ không phải tham lam, sân hận và si mê (tam độc). Nó được cho là cung cấp nền tảng năng lực phát triển con người và tu dưỡng đạo đức. Việc việc phân phối nguồn tiền không phải là thuốc chữa bách bệnh, chắc chắn không phải là là băng cứu thương, nhưng có lẽ là là một cách bền vững và linh hoạt để phát huy tiềm năng của con người và cảm hứng của con người mà không làm mất đi động lực làm việc, tiết kiệm, đầu tư và học hỏi.

Một quan điểm đặc biệt khác của Phật giáo về Thu nhập cơ bản phổ quát (UBI) là bản thân công việc phải có ý nghĩa. Theo giáo lý đạo Phật, công việc không nên chỉ coi là phương tiện để thỏa mãn những ham muốn vô tận của chúng ta. Nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là một quá trình hình thành kỹ năng và tính cách. Công việc, nếu được thực hiện phù hợp với quan niệm Sinh kế Đứng đắn (Chánh mạng, Sammā-ājīva) là một trong Bát Chính đạo của Phật giáo, một thực hành cuộc sống thực tế của hạnh phúc bền vững.

Michael J.Sandel, giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard, nổi tiếng với môn Công lý vì thu hút số sinh viên kỷ lục, lập luận rằng Sức mạnh thị trường (Market Power) có thể làm tha hóa và ép buộc mọi người đưa ra những lựa chọn không tự nguyện hoặc vô đạo đức. Thu nhập cơ bản phổ quát (UBI) nên trao quyền cho những người có nhu cầu cơ bản để tự lựa chọn công việc phù hợp về phương diện đạo đức và truyền cảm hứng. Đức Phật giáo huấn rằng: “Bất cứ làm nghề gì để mưu sinh – dù bằng nghề nông cấy cày trồng trọt hay thương nghiệp mua bán, chăn nuôi gia súc hay săn bắn, làm mọi việc lặt vặt phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho chủ, cho người trên hay bất kỳ nghề thủ công nào khác,” – các ngươi thành công một cách chủ động khi các người khéo léo và tinh tấn (AN 8.54). Đức Phật hướng dẫn phật tử tại gia đạt được của cải đáng khen ngợi và thụ hưởng bằng cách “năng lực phấn đấu, từ bàn tay, khối óc và tinh thần sáng tạo, của cải thu hoạch được một cách chính đáng. . .” (AN 4.61).

Theo “Kinh Cứu La Đàn Đầu” (Kutadanta Sutta) (Digha Nikaya [DN] 5) và “Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống” (Cakkavatti Sìhanàda Sutta) (DN 26), đức Phật giải thích thêm rằng không chỉ sự hài hòa phát triển giữa vật chất và đạo đức, vì thế hạnh phúc cá nhân và xã hội là hai tất yếu không thể tách rời. Đức Phật khuyên các nhà lãnh đạo nên bảo tồn các nguồn lực và phân bổ chúng cho xã hội dưới hình thức như hỗ trợ vốn đầu tư, hạt giống và các thiết bị để tham gia vào các hoạt động kinh tế mang lại hạnh phúc (DN 5). Xã hội chỉ có thể thịnh vượng và hài hòa khi các cá nhân có đủ khả năng để phát triển vượt trội trong công việc kinh doanh của mình. Trong khi xã hội hiện đại tập trung vào chuyển giao thông qua thuế và các chương trình của chính phủ, Giáo lý đạo Phật sẽ khuyến khích những người giàu có sở hữu sự hào phóng, được đặc quyền tạo cơ hội và hỗ trợ để mọi người kiếm được những gì họ cần một cách siêng năng và thông minh với sự tôn trọng.

Sự chân thành quan tâm và sự rộng lượng trong giáo lý đạo Phật, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa người cho và người nhận, người có và người không có – của cải, danh tiếng và hạnh phúc của các đại gia tỷ phú đô la không thể có được, nếu không có sự đóng góp của khách hàng, cổ đông, nhân viên, và mọi người trong cộng đồng. Do đó, đóng góp cho UBI có thể được coi là sự đóng góp của những người được hưởng lợi nhiều nhất từ hệ thống kinh tế xã hội, để tái đầu tư nhiều hơn vào hàng hóa chung.

Trong giáo lý đạo Phật. của cải chỉ mang lại lợi ích nếu nó được sử dụng đúng mục đích. Điều này có nghĩa là các đại gia tỷ phú đô la đều xứng đáng với những thành công to lớn của họ, họ cũng nên tri ân những lợi ích chung, chẳng hạn như sự ổn định xã hội, nhân vên lành nghề, cơ sở hạ tầng, v.v…. Giáo lý đạo Phật sẽ khuyến khích mức độ phân phối thu nhập cơ bản hơn, bằng cách cho phép tất cả các bên liên quan của một công ty và cộng đồng chia sẻ hiệu quả thành công. Những kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật, tác động chúng ta tư duy sâu sắc về mô hình kinh tế nhị nguyên, hệ số chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo (hay còn gọi là hệ số giãn cách thu nhập). Như Thiền sư Thích Nhất Hạnh 1926-2022) giải thích, “Xã hội giàu và xã hội đang đẩy đưa nhiều phận đời thiếu thốn tiện nghi vật chất luôn có mối quan hệ với nhau. Sự thịnh vượng trù phú của xã hội này được tạo nên từ sự nghèo đói của xã hội kia.”

Tiến sĩ Ngô Chí Hiên

Tiến sĩ Ngô Chí Hiên

Giáo lý đạo Phật sẽ truyền cảm hứng cho Thu nhập cơ bản phổ quát (UBI), đây không phải là một chương trình trợ cấp hạ thấp phẩm giá mà là một chương trình quan tâm thực sự, cống hiến vì lợi ích chung bằng từ bi tâm và trí tuệ. Giống như các hàng hóa thông thường khác như cơ sở hạ tầng, giáo dục, vệ sinh công cộng, luật pháp và trật tự, UBI có thể được tài trợ bởi chính thành quả của vốn xã hội. Chính xác, như không khí trong lành và nước thanh khiết mà tất cả chúng ta đều nên tận hưởng, UBI có thể phục vụ như một lợi ích chung quan trọng mà tất cả chúng ta có thể sử dụng một cách thận trọng khi cần thiết. Tất cả công chúng trong cộng đồng đều có thể tham gia vốn xã hội mà không cần thắc mắc cũng như không có bất kỳ sự kỳ thị nào. Với mục đích đúng đắn, UBI nên góp phần vào sự hưng thịnh của nhân loại dẫn đến hạnh phúc bền vững. UBI có thể cho phép mọi người thực sự được tự do khám phá toàn bộ tiềm năng của mình cả về vật chất lẫn tinh thần.

Tác giả Tiến sĩ Ngô Chí Hiên (吳志軒, Ernest C. H. Ng), Trợ lý Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Đại học Hồng Kông, nơi ông giảng dạy các khóa đại học và hậu đại họv về Phật giáo và Kinh tế học. Tiến sĩ Ngô Chí Hiên là thành viên tại Viện Nghiên cứu SPES Châu Âu, tác giả tác phẩm “Giới thiệu về Kinh tế học Phật giáo” (Introduction to Buddhist Economics).

Tác giả: Tiến sĩ Ngô Chí Hiên
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Berkley Center for Religion, Peace

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/phat-giao-quan-tam-thu-nhap-co-ban-pho-quat-bang-tu-bi-tam-va-tri-tue.html