Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka được dùng như vũ khí xung kích

Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka đang đảm nhận một vai trò khác biệt so với thiết kế ban đầu trên chiến trường Ukraine.

Lữ đoàn dù 46 của Ukraine thông báo đã đẩy lùi hai đợt tấn công cơ giới lớn của quân Nga tại khu vực Donetsk, trong đó có sự tham gia của pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka bên cạnh xe tăng và xe chiến đấu bộ binh truyền thống.

Lữ đoàn dù 46 của Ukraine thông báo đã đẩy lùi hai đợt tấn công cơ giới lớn của quân Nga tại khu vực Donetsk, trong đó có sự tham gia của pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka bên cạnh xe tăng và xe chiến đấu bộ binh truyền thống.

Vấn đề cần lưu ý ở đây là việc phối thuộc pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka cho mũi xung kích là một điều "mới lạ" trong chiến thuật tấn công của Quân đội Nga.

Vấn đề cần lưu ý ở đây là việc phối thuộc pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka cho mũi xung kích là một điều "mới lạ" trong chiến thuật tấn công của Quân đội Nga.

Vũ khí trên rõ ràng không nhận nhiệm vụ bảo vệ binh sĩ khỏi các cuộc không kích nếu chưa trải qua hiện đại hóa sâu, bởi nó chẳng thể phát hiện vật thể nhỏ và bay chậm như máy bay không người lái FPV hoặc loại quadcopter thường được sử dụng để thả lựu đạn hay đạn cối.

Vũ khí trên rõ ràng không nhận nhiệm vụ bảo vệ binh sĩ khỏi các cuộc không kích nếu chưa trải qua hiện đại hóa sâu, bởi nó chẳng thể phát hiện vật thể nhỏ và bay chậm như máy bay không người lái FPV hoặc loại quadcopter thường được sử dụng để thả lựu đạn hay đạn cối.

Khả năng cao nhất đó là Shilka được sử dụng làm phương tiện yểm trợ hỏa lực, rất có thể vai trò chính của nó là trút cơn mưa đạn vào các vị trí phòng thủ của Ukraine nhằm mục đích trấn áp tinh thần và để binh sĩ Nga có thời gian triển khai đội hình cần thiết.

Khả năng cao nhất đó là Shilka được sử dụng làm phương tiện yểm trợ hỏa lực, rất có thể vai trò chính của nó là trút cơn mưa đạn vào các vị trí phòng thủ của Ukraine nhằm mục đích trấn áp tinh thần và để binh sĩ Nga có thời gian triển khai đội hình cần thiết.

Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka (Lá chắn nhỏ) được Liên Xô thiết kế trong giai đoạn 1957 - 1962 với mục đích khắc phục những nhược điểm của "người tiền nhiệm" ZSU-57-2.

Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka (Lá chắn nhỏ) được Liên Xô thiết kế trong giai đoạn 1957 - 1962 với mục đích khắc phục những nhược điểm của "người tiền nhiệm" ZSU-57-2.

Mặc dù có tầm bắn hiệu quả ngắn hơn ZSU-57-2 nhưng ZSU-23-4 vẫn được đánh giá tốt hơn nhiều nhờ tốc độ bắn cao và được trang bị radar điều khiển hỏa lực có thể theo dõi mục tiêu từ cự ly 6 - 10 km.

Mặc dù có tầm bắn hiệu quả ngắn hơn ZSU-57-2 nhưng ZSU-23-4 vẫn được đánh giá tốt hơn nhiều nhờ tốc độ bắn cao và được trang bị radar điều khiển hỏa lực có thể theo dõi mục tiêu từ cự ly 6 - 10 km.

ZSU-23-4 là trang bị của phòng không lục quân Liên Xô vào năm 1962, giai đoạn sản xuất hàng loạt từ năm 1964 - 1982 với tổng số 6.500 hệ thống. Hiện nay các phiên bản Shilka vẫn còn trong biên chế Quân đội Nga và tất cả những quốc gia từng sử dụng khác.

ZSU-23-4 là trang bị của phòng không lục quân Liên Xô vào năm 1962, giai đoạn sản xuất hàng loạt từ năm 1964 - 1982 với tổng số 6.500 hệ thống. Hiện nay các phiên bản Shilka vẫn còn trong biên chế Quân đội Nga và tất cả những quốc gia từng sử dụng khác.

Thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka bao gồm: Trọng lượng 19 tấn; chiều dài 6,535 m; chiều rộng 3,125 m; chiều cao 2,576 m (tính cả radar); kíp chiến đấu 4 người.

Thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka bao gồm: Trọng lượng 19 tấn; chiều dài 6,535 m; chiều rộng 3,125 m; chiều cao 2,576 m (tính cả radar); kíp chiến đấu 4 người.

Phần thân của pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 được sửa đổi từ khung gầm xe bánh xích GM-575, loại cũng được sử dụng trên xe tăng lội nước PT-76.

Phần thân của pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 được sửa đổi từ khung gầm xe bánh xích GM-575, loại cũng được sử dụng trên xe tăng lội nước PT-76.

Xe được trang bị động cơ diesel V-6R công suất 280 mã lực, cho tốc độ tối đa 45 km/h trên đường tốt (30 km/h trên đường xấu), tầm hoạt động 450 km trên đường tốt (300 km trên đường địa hình).

Xe được trang bị động cơ diesel V-6R công suất 280 mã lực, cho tốc độ tối đa 45 km/h trên đường tốt (30 km/h trên đường xấu), tầm hoạt động 450 km trên đường tốt (300 km trên đường địa hình).

Trên tháp pháo là 4 pháo phòng không loại 2A7 cỡ nòng 23 mm với 2.000 viên đạn, tốc độ bắn 4.000 viên/phút, có thể bắn trúng các mục tiêu đang bay với tốc độ 450 m/s, tầm bắn hiệu quả lên tới 2.500 m.

Trên tháp pháo là 4 pháo phòng không loại 2A7 cỡ nòng 23 mm với 2.000 viên đạn, tốc độ bắn 4.000 viên/phút, có thể bắn trúng các mục tiêu đang bay với tốc độ 450 m/s, tầm bắn hiệu quả lên tới 2.500 m.

Pháo tự hành phòng không ZSU-23-4 Shilka đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ, tại nhiều cuộc chiến trong vai trò chống lại các mục tiêu tấn công đường không ở tầm thấp.

Pháo tự hành phòng không ZSU-23-4 Shilka đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ, tại nhiều cuộc chiến trong vai trò chống lại các mục tiêu tấn công đường không ở tầm thấp.

ZSU-23-4 Shilka đã xuất hiện trong đội hình Tập đoàn quân 40 của Liên Xô ở Afghanistan, cũng như trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, điều đặc biệt là nó phục vụ ở cả hai phía của mặt trận.

ZSU-23-4 Shilka đã xuất hiện trong đội hình Tập đoàn quân 40 của Liên Xô ở Afghanistan, cũng như trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, điều đặc biệt là nó phục vụ ở cả hai phía của mặt trận.

Việc phối thuộc vũ khí trên cho mũi xung kích không phải trường hợp ghi nhận đầu tiên, bởi trên chiến trường Syria, pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka cũng được sử dụng để hỗ trợ hỏa lực thay vì phòng không như thiết kế ban đầu.

Việc phối thuộc vũ khí trên cho mũi xung kích không phải trường hợp ghi nhận đầu tiên, bởi trên chiến trường Syria, pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka cũng được sử dụng để hỗ trợ hỏa lực thay vì phòng không như thiết kế ban đầu.

4 khẩu pháo 23 mm với tầm bắn tối đa 2.000 m có thể dễ dàng phá hủy các mục tiêu bọc thép hạng nhẹ như xe thiết giáp chở quân, xe chiến đấu bộ binh, phương tiện cơ giới và sinh lực địch.

4 khẩu pháo 23 mm với tầm bắn tối đa 2.000 m có thể dễ dàng phá hủy các mục tiêu bọc thép hạng nhẹ như xe thiết giáp chở quân, xe chiến đấu bộ binh, phương tiện cơ giới và sinh lực địch.

Hiện nay nhiều gói nâng cấp cho Shilka đã được giới thiệu, trong đó phổ biến nhất là thay radar bằng trạm trinh sát quang điện tử, tích hợp tên lửa phòng không loại vác vai và gia cố thêm giáp nhằm chống lại những cuộc tấn công từ UAV cỡ nhỏ.

Hiện nay nhiều gói nâng cấp cho Shilka đã được giới thiệu, trong đó phổ biến nhất là thay radar bằng trạm trinh sát quang điện tử, tích hợp tên lửa phòng không loại vác vai và gia cố thêm giáp nhằm chống lại những cuộc tấn công từ UAV cỡ nhỏ.

Việt Dũng

Theo Militarnyi

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phao-phong-khong-tu-hanh-zsu-23-4-shilka-duoc-dung-nhu-vu-khi-xung-kich-post595039.antd