Nước sông Hồng lên chưa cao, người dân bãi giữa đã phải đi làm, đi học bằng thuyền

Nước sông Hồng chưa đến báo động 1 nhưng người dân canh tác, sống tạm ở bãi giữa kéo dài từ quận Tây Hồ đến quận Ba Đình thủ đô Hà Nội đã phải di chuyển bằng thuyền mỗi khi đi làm, đi học.

 Kéo dài khoảng 8km từ cầu Nhật Tân đến cầu Chương Dương, Hà Nội là một dải đất vốn là bãi giữa sông Hồng. Gọi là bãi giữa bởi nơi đây là cồn nổi giữa sông, tách biệt cả hai bờ. Nhiều năm nay, với khả năng điều tiết nước của hệ thống hồ thủy điện trên dòng sông Đà, nước sông Hồng về cơ bản rất thấp. Thấp đến mức bãi giữa trở thành nối liền với phần đất ven bờ phía nội thành các quận Tây Hồ, Ba Đình, hình thành những lối qua lại rất thuận tiện cho người dân làm nông nghiệp trên đất bãi. Trong ảnh là bà con thu hoạch chuối trồng trên các mảnh vườn bãi giữa.

Kéo dài khoảng 8km từ cầu Nhật Tân đến cầu Chương Dương, Hà Nội là một dải đất vốn là bãi giữa sông Hồng. Gọi là bãi giữa bởi nơi đây là cồn nổi giữa sông, tách biệt cả hai bờ. Nhiều năm nay, với khả năng điều tiết nước của hệ thống hồ thủy điện trên dòng sông Đà, nước sông Hồng về cơ bản rất thấp. Thấp đến mức bãi giữa trở thành nối liền với phần đất ven bờ phía nội thành các quận Tây Hồ, Ba Đình, hình thành những lối qua lại rất thuận tiện cho người dân làm nông nghiệp trên đất bãi. Trong ảnh là bà con thu hoạch chuối trồng trên các mảnh vườn bãi giữa.

 Tuy nhiên năm nay, mưa lũ đầu nguồn đã khiến các hồ thủy điện Lai Châu, Sơn La và dưới cùng là hồ Hòa Bình phải xả nước. Mực nước sông Hồng lên cao hơn cùng kỳ các năm trước. 10 ngày đầu tháng 8 ở mức thấp hơn báo động 1 khoảng 1,5m. Dù nước lên chưa nhiều nhưng đã đủ tách biệt bãi giữa với nội thành. Ghi nhận vào ngày 12-8, tại đường nhánh dân sinh qua ngõ 76 phố An Dương, quận Tây Hồ, kết nối khu vực nội đô Hà Nội và bãi giữa sông Hồng nước đã ngập sâu. Các hộ dân sống tạm trên bãi giữa muốn đi làm, đi học hay buôn bán bắt đầu phải sử dụng thuyền.

Tuy nhiên năm nay, mưa lũ đầu nguồn đã khiến các hồ thủy điện Lai Châu, Sơn La và dưới cùng là hồ Hòa Bình phải xả nước. Mực nước sông Hồng lên cao hơn cùng kỳ các năm trước. 10 ngày đầu tháng 8 ở mức thấp hơn báo động 1 khoảng 1,5m. Dù nước lên chưa nhiều nhưng đã đủ tách biệt bãi giữa với nội thành. Ghi nhận vào ngày 12-8, tại đường nhánh dân sinh qua ngõ 76 phố An Dương, quận Tây Hồ, kết nối khu vực nội đô Hà Nội và bãi giữa sông Hồng nước đã ngập sâu. Các hộ dân sống tạm trên bãi giữa muốn đi làm, đi học hay buôn bán bắt đầu phải sử dụng thuyền.

 Khi nước sông Hồng dâng cao, nhu cầu đi lại bằng thuyền xuất hiện kèm với các dịch vụ. Một chiếc thuyền chỉ có thể chở khoảng 6 - 8 người cùng ít đồ đạc, hàng hóa. Mỗi người phải trả 10.000 đồng cho người lái đò.

Khi nước sông Hồng dâng cao, nhu cầu đi lại bằng thuyền xuất hiện kèm với các dịch vụ. Một chiếc thuyền chỉ có thể chở khoảng 6 - 8 người cùng ít đồ đạc, hàng hóa. Mỗi người phải trả 10.000 đồng cho người lái đò.

 Ông Toàn, trú tại ngõ 76 phố An Dương những ngày này có thể kiếm thêm chút tiền với công việc lái đò. Việc đầu tiên buổi sáng là ông kiểm tra máy móc, có khách gọi là nổ máy, phục vụ. Ông cho biết năm nay nước sông Hồng lên sớm, rút lại chậm, ảnh hưởng ít nhiều tới việc làm ăn của các hộ nuôi trồng trên bãi giữa.

Ông Toàn, trú tại ngõ 76 phố An Dương những ngày này có thể kiếm thêm chút tiền với công việc lái đò. Việc đầu tiên buổi sáng là ông kiểm tra máy móc, có khách gọi là nổ máy, phục vụ. Ông cho biết năm nay nước sông Hồng lên sớm, rút lại chậm, ảnh hưởng ít nhiều tới việc làm ăn của các hộ nuôi trồng trên bãi giữa.

 Cây trái trồng ngoài bãi giữa rất ngon, luôn là mặt hàng ưa chuộng của người dân trong phố. Dịch vụ vận chuyển thuyền máy có sẵn nên người kinh doanh vẫn đều đặn thu mua, vận chuyển, cung ứng hàng cho thị trường.

Cây trái trồng ngoài bãi giữa rất ngon, luôn là mặt hàng ưa chuộng của người dân trong phố. Dịch vụ vận chuyển thuyền máy có sẵn nên người kinh doanh vẫn đều đặn thu mua, vận chuyển, cung ứng hàng cho thị trường.

Các gia đình sống trong những căn nhà tạm bên bãi giữa vẫn sinh con đẻ cái. Các cháu lớn lên đều vào phố đi học. Như chị Lê Thị Huế, bình thường khi đường xá khô ráo, chị đưa con gái đi học chỉ mất khoảng 10-15 phút. Từ khi nước sông Hồng lên cao ngập lối đi, cả nhà phải dậy sớm hơn cả tiếng đồng hồ mới kịp giờ học cho con.

 Vất vả hơn cả là những hộ dân dựng nhà ở vị trí thấp. Nhà tạm bợ, không có quy chuẩn nên nước lên là phải di chuyển hết đồ đạc...

Vất vả hơn cả là những hộ dân dựng nhà ở vị trí thấp. Nhà tạm bợ, không có quy chuẩn nên nước lên là phải di chuyển hết đồ đạc...

 Thực ra khi nước lên, bà con bãi giữa sông Hồng vẫn có thể chạy xe máy ra phía cầu Long Biên. Đoạn gần bờ Phúc Xá có một cầu bộ thang lên xuống với một lối cho người dân dắt xe máy, xe đạp đi qua. Tuy nhiên do bãi dài, dốc cầu thang bộ lại cao nên những người canh tác ở bãi giữa phía quận Tây Hồ đã chọn cách đi lại, vận chuyển hàng hóa bằng thuyền.

Thực ra khi nước lên, bà con bãi giữa sông Hồng vẫn có thể chạy xe máy ra phía cầu Long Biên. Đoạn gần bờ Phúc Xá có một cầu bộ thang lên xuống với một lối cho người dân dắt xe máy, xe đạp đi qua. Tuy nhiên do bãi dài, dốc cầu thang bộ lại cao nên những người canh tác ở bãi giữa phía quận Tây Hồ đã chọn cách đi lại, vận chuyển hàng hóa bằng thuyền.

PHI HÙNG

Nguồn PLO: https://plo.vn/nuoc-song-hong-len-chua-cao-nguoi-dan-bai-giua-da-phai-di-lam-di-hoc-bang-thuyen-post804871.html