Nông dân Nghĩa Đàn trồng nấm bào ngư thân thiện với môi trường

Nhận thấy đây là thực phẩm được thị trường ưa chuộng với quy trình trồng sạch, đảm bảo an toàn, nông dân ở xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn đã mạnh dạn vay vốn để trồng nấm bào ngư (nấm sò), vừa cho thu nhập ổn định, vừa tạo việc làm cho bà con quê hương.

Clip: Q.A

 Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình cũng như tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, năm 2021, anh Dương Văn Toàn ở xóm Hồng Tháp, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn đã mạnh dạn vay 450 triệu đồng để trồng nấm bào ngư. Đây là mô hình trồng nấm đầu tiên trên địa bàn xã. Ảnh: Quang An

Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình cũng như tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, năm 2021, anh Dương Văn Toàn ở xóm Hồng Tháp, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn đã mạnh dạn vay 450 triệu đồng để trồng nấm bào ngư. Đây là mô hình trồng nấm đầu tiên trên địa bàn xã. Ảnh: Quang An

Nguyên liệu chủ yếu để trồng nấm là mùn cưa và các phụ phẩm nông nghiệp như lá, thân cây, rơm... đều thân thiện với môi trường, đặc biệt, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: Quang An

 Các nguyên liệu được xay nhỏ, bỏ vào các túi phôi. Hiện nay, thao tác này đang được làm thủ công, dự kiến sau khi mua máy đóng phôi vào hoạt động, công suất đóng phôi nấm sẽ tăng. Ảnh: Thu Huyền

Các nguyên liệu được xay nhỏ, bỏ vào các túi phôi. Hiện nay, thao tác này đang được làm thủ công, dự kiến sau khi mua máy đóng phôi vào hoạt động, công suất đóng phôi nấm sẽ tăng. Ảnh: Thu Huyền

 Những túi phôi được chuyển vào nơi ươm, khu vực này cần thoáng mát, sạch sẽ được che chắn cẩn thận để nấm tạp không xâm nhập. Ảnh: Quang An

Những túi phôi được chuyển vào nơi ươm, khu vực này cần thoáng mát, sạch sẽ được che chắn cẩn thận để nấm tạp không xâm nhập. Ảnh: Quang An

 Và mùn cưa mang về phải bảo quản cẩn thận, tuyệt đối không để ẩm mốc. Mặc dù vậy, khó khăn với người trồng nấm hiện nay là giá nguyên liệu tăng cao. Nếu như cách đây 1 tháng, giá mùn cưa dao động từ 450.000 - 500.000 đồng/khối thì nay đã tăng lên 650.000 đồng/khối, trong khi giá bán nấm không đổi, khiến thu nhập sụt giảm. Ảnh: Thu Huyền

Và mùn cưa mang về phải bảo quản cẩn thận, tuyệt đối không để ẩm mốc. Mặc dù vậy, khó khăn với người trồng nấm hiện nay là giá nguyên liệu tăng cao. Nếu như cách đây 1 tháng, giá mùn cưa dao động từ 450.000 - 500.000 đồng/khối thì nay đã tăng lên 650.000 đồng/khối, trong khi giá bán nấm không đổi, khiến thu nhập sụt giảm. Ảnh: Thu Huyền

 Anh Toàn cho biết: Quy trình kỹ thuật trồng nấm bào ngư không khó, chủ yếu đòi hỏi người trồng phải tỉ mỉ, cẩn thận thực hiện đúng kỹ thuật từ khâu chọn giống, nguyên liệu đến chăm sóc và thu hoạch. Đặc biệt, các bịch nấm phải treo cách nhau 10 – 15 cm để khi nấm ra không bị chạm vào nhau và dễ thu hái. Giữa các hàng tạo lối đi rộng 40 cm để đi lại, chăm sóc. Ảnh: Quang An

Anh Toàn cho biết: Quy trình kỹ thuật trồng nấm bào ngư không khó, chủ yếu đòi hỏi người trồng phải tỉ mỉ, cẩn thận thực hiện đúng kỹ thuật từ khâu chọn giống, nguyên liệu đến chăm sóc và thu hoạch. Đặc biệt, các bịch nấm phải treo cách nhau 10 – 15 cm để khi nấm ra không bị chạm vào nhau và dễ thu hái. Giữa các hàng tạo lối đi rộng 40 cm để đi lại, chăm sóc. Ảnh: Quang An

 Nấm bào ngư sau khi thu hái xong được nhập cho các chợ đầu mối, thương lái, các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh với giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Sản lượng đạt từ 2,5 - 3 tấn mỗi tháng cho gia đình anh Toàn thu nhập từ 75 - 90 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí về nguyên liệu, nhân công... cũng mang lại thu nhập tương đối ổn định. Ảnh: Quang An

Nấm bào ngư sau khi thu hái xong được nhập cho các chợ đầu mối, thương lái, các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh với giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Sản lượng đạt từ 2,5 - 3 tấn mỗi tháng cho gia đình anh Toàn thu nhập từ 75 - 90 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí về nguyên liệu, nhân công... cũng mang lại thu nhập tương đối ổn định. Ảnh: Quang An

 Ông Lại Văn Dương - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lộc cho biết: Địa phương là xã miền núi, cách trung tâm của huyện Nghĩa Đàn khoảng 19 km, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, do đó, các mô hình phát triển kinh tế luôn được khuyến khích nhân rộng. Việc trồng nấm bào ngư là hướng đi bền vững khi có đầu ra và thu nhập ổn định, tạo việc làm cho bà con địa phương. Quan trọng hơn, đây là mô hình kinh tế xanh, tận dụng phụ phẩm trong sản xuất để tạo ra sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường. Ảnh: Thu Huyền .

Ông Lại Văn Dương - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lộc cho biết: Địa phương là xã miền núi, cách trung tâm của huyện Nghĩa Đàn khoảng 19 km, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, do đó, các mô hình phát triển kinh tế luôn được khuyến khích nhân rộng. Việc trồng nấm bào ngư là hướng đi bền vững khi có đầu ra và thu nhập ổn định, tạo việc làm cho bà con địa phương. Quan trọng hơn, đây là mô hình kinh tế xanh, tận dụng phụ phẩm trong sản xuất để tạo ra sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường. Ảnh: Thu Huyền .

Thu Huyền - Quang An

Nguồn Nghệ An: https://baonghean.vn/nong-dan-nghia-dan-trong-nam-bao-ngu-than-thien-voi-moi-truong-post289887.html