Những công trình giao thông tiêu biểu tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm tại TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian qua góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo liên kết vùng. Đây là những công trình tiêu biểu đang được bình chọn để chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 Công trình tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh là 1 trong số 24 công trình thuộc nhóm hạ tầng - giao thông đang được bình chọn là công trình tiêu biểu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Công trình tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh là 1 trong số 24 công trình thuộc nhóm hạ tầng - giao thông đang được bình chọn là công trình tiêu biểu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hội đồng bình chọn đang bình chọn ra 50 công trình xây dựng tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025). Theo danh sách có 69 công trình do các Sở ban ngành và Sở Xây dựng rà soát, đề xuất.

 Công trình tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh chạy dọc theo đường Võ Nguyên Giáp. Trong ảnh là đoạn thuộc địa phận TP. Thủ Đức. Ảnh: Thạc Hiếu

Công trình tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh chạy dọc theo đường Võ Nguyên Giáp. Trong ảnh là đoạn thuộc địa phận TP. Thủ Đức. Ảnh: Thạc Hiếu

Các công trình được đề xuất bình chọn được chia thành các nhóm: công trình y tế (10 công trình), nhóm công trình hóa (15 công trình), nhóm công trình giáo dục (2 công trình), nhóm cơ quan hành chính (1 công trình), nhóm công trình hạ tầng – giao thông (24 công trình), nhóm dự án nhà ở (10 công trình)...

 Dự án đầu tư xây dựng đường Nguyễn Văn Linh là 1 số 24 công trình thuộc nhóm hạ tầng - giao thông đang được bình chọn là công trình tiêu biểu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Thạc Hiếu

Dự án đầu tư xây dựng đường Nguyễn Văn Linh là 1 số 24 công trình thuộc nhóm hạ tầng - giao thông đang được bình chọn là công trình tiêu biểu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Thạc Hiếu

Trong số 24 công trình thuộc nhóm hạ tầng – giao thông có nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay, góp phần tạo liên kết vùng, tạo cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội… như: cầu Phú Mỹ, cầu Sài Gòn 2, cầu Thủ Thiêm, đường Nguyễn Văn Linh, Đại lộ Đông - Tây (tuyến đường Võ Văn Kiệt - hầm Thủ Thiêm - Mai Chí Thọ), cầu vượt thép tại các nút giao thông: Ngã 6 Gò Vấp, Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm, ngã tư Thủ Đức, vòng xoay Hàng Xanh, vòng xoay Cây Gõ, Đường 3 Tháng 2, hầm chui tại các nút giao thông: An Sương, Mỹ Thủy, Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và An Phú, xây dựng mới cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội và dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (còn gọi tuyến Bến Thành - Suối Tiên)…

 Cầu Phú Mỹ (chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Mỹ) nối TP. Thủ Đức và Quận 7

Cầu Phú Mỹ (chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Mỹ) nối TP. Thủ Đức và Quận 7

Cầu Phú Mỹ (chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Mỹ) được hoàn thành vào năm 2008. Đây là công trình nối liền Quận 7 với TP. Thủ Đức. Công trình gắn liền với hình ảnh TP. Hồ Chí Minh, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu của Phần Lan, áp dụng công nghệ cầu văng mới của thế giới. Cây cầu có tác động sâu rộng đến đời sống và tinh thần của người dân; có yêu cầu quản lý dự án trình độ cao. Dự án được sự quan tâm chỉ đạo sát sao đặc biệt của Lãnh đạo các cấp (từ Trung ương đến địa phương và được chấp thuận áp dụng cơ chế đặc thù (dự án BOT); công trình liên kết trục đường Vành đai 2, và tạo động lực lớn cho phát triển TP. Hồ Chí Minh.

 Dự án xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài

Dự án xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài

Dự án xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (Công ty TNHH MTV Việt Nam GS Enterprise) được hoàn thành năm 2016 với điểm đầu là nút giao với đường Trường Sơn (Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất), qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, vượt sông Sài Gòn qua TP. Thủ Đức, và kết thúc tại nút giao với Quốc lộ 1 tại phường Linh Xuân (TP. Thủ Đức). Quy mô: 13,6 km, rộng 6-12 làn xe, 3 cầu đôi (Rạch Lăng, Bình Lợi, Gò Dưa). Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư 4. 670 tỷ đồng.

Công trình góp phần giải tỏa áp lực giao thông cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố; giải tỏa áp lực giao thông khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; là tuyến đường trục chính đô thị kết nối giao thông với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, góp phần vào sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 Dự án xây dựng đại lộ Đông – Tây và hầm vượt sông Sài Gòn

Dự án xây dựng đại lộ Đông – Tây và hầm vượt sông Sài Gòn

 Hầm vượt sông Sài Gòn nối TP. Thủ Đức và Quận 1. Ảnh: Thạc Hiếu

Hầm vượt sông Sài Gòn nối TP. Thủ Đức và Quận 1. Ảnh: Thạc Hiếu

Dự án xây dựng đại lộ Đông – Tây và hầm vượt sông Sài Gòn hoàn thành xây dựng năm 2012. Dự án có tổng chiều dài hơn 21km đi qua địa bàn các quận, huyện: Bình Chánh, Quận 6, 8, 5, 1 và Quận 2 (nay là TP. Thủ Đức).

Dự án rút ngắn thời gian đi lại của người dân thành phố, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Đại lộ Đông-Tây là con đường ngắn nhất nối kết giữa trung tâm thành phố hiện hữu với bán đảo Thủ Thiêm, tạo tiền đề phát triển khu đô thị phía Đông của thành phố. Nhờ có dự án, đô thị thành phố được chỉnh trang, vệ sinh môi trường được cải thiện, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao.

Ngoài ý nghĩa trên, đại lộ Đông - Tây còn có ý nghĩa chiến lược về nhiều mặt, là trục giao thông nối kết TP. Hồ Chí Minh với 2 vùng kinh tế lớn phía Đông và phía Tây Nam Bộ sau khi được nối kết hoàn chỉnh với đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương (ở khu vực phía Tây) và đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây (ở khu vực phía Đông). Thực hiện Dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây, TP. Hồ Chí Minh đã góp phần đưa thành phố hướng tới tương lai theo quy hoạch và phát triển bền vững.

 Dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là 1 trong số 24 công trình thuộc nhóm hạ tầng - giao thông đang được bình chọn là công trình tiêu biểu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là 1 trong số 24 công trình thuộc nhóm hạ tầng - giao thông đang được bình chọn là công trình tiêu biểu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

 Công trình cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa Lò Gốm

Công trình cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa Lò Gốm

Công trình cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa Lò Gốm được khởi công tháng 12.2011 và khánh thành tháng 4.2015. Dự án được thực hiện theo Nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố lần thứ IX về giảm ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015; cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương Quận 6, 11, Tân Phú; cải thiện hệ thống thoát nước, ngập lụt, ô nhiễm môi trường cho lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm; cải tạo cảnh quan, chỉnh trang đô thị hoàn chỉnh hệ thống giao thông các quận cửa ngõ phía Tây thành phố.

 Dự án xây dựng cầu Rạch Đĩa (nối Quận 7 và Nhà Bè)

Dự án xây dựng cầu Rạch Đĩa (nối Quận 7 và Nhà Bè)

Dự án xây dựng cầu Rạch Đĩa (nối Quận 7 và Nhà Bè) được hoàn thành năm 2024. Cầu Rạch Đĩa được xây dựng mới bắc qua sông Rạch Đĩa thay thế cầu cũ đã xuống cấp không đáp ứng tải trọng khai thác, góp phần cải thiện tình hình giao thông khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khu vực.

 Dự án thành phần 1: Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TP. Hồ Chí Minh

Dự án thành phần 1: Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TP. Hồ Chí Minh

Dự án thành phần 1: Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TP. Hồ Chí Minh (bao gồm cầu kênh Thầy Thuốc) dự kiến hoàn thành năm 2026. Dự án được triển khai xây dựng trên địa bàn TP. Thủ Đức, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh (của TP. Hồ Chí Minh).

Tuyến đường Vành đai 3 kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025. Tạo sự đồng bộ, liên tục nhằm nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn quãng đường vận chuyển giữa các trung tâm kinh tế, chính trị, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là cho TP. Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng.

 Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất

Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất

Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất: Dự án được khởi công năm 2022 và dự kiến hoàn thành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Công trình được lấy ý tưởng thiết kế từ hình ảnh trang phục áo dài truyền thống – một biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam, với hình ảnh lớp mái cong mềm mại trải dài từ nhà ga đến vườn trung tâm của công trình, biểu trưng cho sự duyên dáng, thanh lịch.

 Cầu vượt bằng thép tại nút giao thông vòng xoay Cây Gõ

Cầu vượt bằng thép tại nút giao thông vòng xoay Cây Gõ

Bên cạnh các công trình trên, tại TP. Hồ Chí Minh còn ghi nhận nhiều công trình cầu vượt bằng thép đã giúp giải tỏa tình trạng kẹt xe tại nhiều giao lộ như: cầu vượt thép tại nút giao thông vòng xoay Cây Gõ (Quận 6 và Quận 11), cầu vượt bằng thép tại ngã 6 Nguyễn Tri Phương - đường 3.2 - Lý Thái Tổ (Quận 10)...

Công trình phải đáp ứng 4 tiêu chí

Các công trình được bình chọn phải đáp ứng 4 tiêu chí: công trình xây dựng có quy mô nhóm B trở lên, không phân biệt phương thức đầu tư (đầu tư công, đầu tư vốn ngoài ngân sách, hợp tác công tư) đã hoàn thành hoặc đã khởi công xây dựng trong 50 năm qua, không gặp vướng mắc phải dừng thi công, không thuộc đối tượng được các cơ quan có thẩm quyền kết luận có sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện; công trình xây dựng được xác định đầu tư tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh qua các thời kỳ.

Ngoài ra, còn 2 tiêu chí khác: Công trình xây dựng gắn liền với hình ảnh TP. Hồ Chí Minh được trao tặng các giải thưởng uy tín trong nước và thế giới, có sự tham gia, đóng góp, cống hiến của nhiều tầng lớp nhân dân, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu, tôn vinh và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh…; công trình xây dựng có tính chất liên kết vùng, tạo động lực lớn cho phát triển TP. Hồ Chí Minh nói trên và cả nước nói chung.

Quang Phương

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/nhung-cong-trinh-giao-thong-tieu-bieu-tai-tp-ho-chi-minh-post410147.html