Người bị đau dạ dày nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm như gừng, chuối, táo, có thể giúp giảm triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.

 Nếu người bệnh không thể ăn hoặc giữ thức ăn, họ có thể nạp được nước dùng rau củ hoặc xương đơn giản. Ảnh: Pexels.

Nếu người bệnh không thể ăn hoặc giữ thức ăn, họ có thể nạp được nước dùng rau củ hoặc xương đơn giản. Ảnh: Pexels.

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày (bao tử) xuất hiện các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cơn đau dạ dày như nhiễm khuẩn HP, hút thuốc lá, chế độ ăn uống hoặc căng thẳng kéo dài...

Đối với người bị đau dạ dày, việc ăn uống thường trở nên khó khăn hơn. Do đó, chế độ ăn uống, các thực phẩm được khuyến khích để giúp giảm bớt tình trạng đau dạ dày là điều ưu tiên.

Trang Medical News Today liệt kê một số thực phẩm được khuyến dùng cho người bệnh đau dạ dày.

Thức ăn lỏng

Đối với những người bị đau dạ dày, bác sĩ có thể khuyến nghị chế độ ăn toàn chất lỏng trong thời gian ngắn để giúp giảm đau dạ dày. Dưới đây là một số loại chất lỏng có thể giúp bổ sung nước và điện giải giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn:

Nước lọc
Nước dùng trong
Nước ép trái cây pha loãng
Đá viên làm từ nước ép trái cây đông lạnh pha loãng
Thực uống điện giải
Trà thảo mộc

Soup

Nếu không thể ăn hoặc chán ăn, nước dùng rau củ hoặc xương đơn giản có thể là lựa chọn tốt cho người bệnh đau dạ dày.

Nước dùng xương chứa glutamine, một loại axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ vi sinh đường ruột. Hàng rào đường ruột (IB) giúp bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh và độc tố có hại, đồng thời hỗ trợ hấp thu nước và chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Một nghiên cứu từ năm 2021 chỉ ra rằng rối loạn chức năng rào ruột có liên quan đến các bệnh viêm nhiễm như bệnh viêm ruột (IBD), bệnh Celiac, tiểu đường type II.

Táo

Táo chứa chất chống oxy hóa gọi là polyphenol. Theo một bài đánh giá năm 2023, polyphenol có thể giúp điều chỉnh viêm do các bệnh viêm ruột (IBD). Theo đánh giá, polyphenol trong chế độ ăn uống có thể giúp:

Điều chỉnh phản ứng miễn dịch của cơ thể, do đó kiểm soát viêm
Ức chế các protein thúc đẩy viêm liên quan đến IBD
Bảo vệ niêm mạc ruột khỏi tổn thương
Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, là thuật ngữ chỉ hàng nghìn tỷ vi sinh vật sống bên trong đường tiêu hóa

Ngoài ra, táo hầm hoặc sốt táo có thể dễ tiêu hóa hơn so với táo nguyên quả.

Chuối

Chuối có thể giúp bổ sung kali và các chất điện giải khác mà một người có thể bị mất do nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Chuối là một phần của chế độ ăn "BRAT" mà một số người có thể đề nghị cho chứng đau dạ dày kèm tiêu chảy. "BRAT" là viết tắt của:

Chuối (Bananas)
Cơm (Rice)
Nước sốt táo (Applesauce)
Bánh mì nướng (Toast)

Những thực phẩm nhạt này không gây kích ứng cho dạ dày, vì vậy chúng giảm thiểu các cơn đau hiệu quả.

 Chuối chứa nhiều kali và là một phần của chế độ ăn BRAT. Ảnh: Pexels.

Chuối chứa nhiều kali và là một phần của chế độ ăn BRAT. Ảnh: Pexels.

Gừng

Gừng có thể giúp chống lại cảm giác buồn nôn. Mọi người có thể làm trà gừng bằng cách thái lát hoặc bào gừng tươi và thêm nước nóng. Nhấp từng ngụm hỗn hợp này có thể giúp giảm đau dạ dày.

Gừng cũng có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm ruột (IBD). Một nghiên cứu năm 2019 đã điều tra tác dụng của việc bổ sung gừng hàng ngày trên những người mắc viêm loét đại tràng, một dạng của bệnh IBD.

Trong hơn 12 tuần, những người tham gia mắc viêm loét đại tràng nhẹ đến trung bình đã được dùng 2g viên bổ sung gừng mỗi ngày và tình trạng của họ được thuyên giảm đáng kể.

Thực phẩm chứa probiotics

Probiotics có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Mọi người có thể bổ sung lợi khuẩn bằng thực phẩm chức năng hoặc ăn các thực phẩm tự nhiên giàu lợi khuẩn. Bạn nên bổ sung lợi khuẩn nếu vừa dùng một đợt kháng sinh hoặc như một liệu pháp bổ sung cho các vấn đề tiêu hóa.

Tuy nhiên, thực phẩm giàu lợi khuẩn có thể không phù hợp với những người đang bị đau dạ dày kèm theo nôn mửa và tiêu chảy. Nhưng sau khi hồi phục từ những vấn đề này, bạn có thể muốn bổ sung lợi khuẩn để phục hồi vi khuẩn đường ruột có lợi.

Các thực phẩm giàu lợi khuẩn bao gồm:

Sữa chua tự nhiên, không đường
Cải bắp muối chua
Miso (đậu tương lên men)
Tempeh (đậu nành lên men)
Kombucha (trà lên men)
Kim chi (cải thảo lên men)

Vy Linh

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/nguoi-bi-dau-da-day-nen-an-gi-post1477094.html