Ngắm 'hoa anh đào miền Tây' phủ sắc hồng khắp đường quê

Hoa ô môi hay còn gọi 'hoa anh đào miền Tây' nở rộ ở các tỉnh ĐBSCL như Long An, An Giang, Đồng Tháp mỗi độ tháng 3, tháng 4.

Hoa ô môi có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây ô môi có thân gỗ cao 10 - 20m, thích hợp với thổ nhưỡng miền Tây Nam Bộ nên được trồng làm cảnh và lấy bóng mát.

Hoa ô môi có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây ô môi có thân gỗ cao 10 - 20m, thích hợp với thổ nhưỡng miền Tây Nam Bộ nên được trồng làm cảnh và lấy bóng mát.

Trong ảnh, một con đường miền biên giới Long An với những cây ô môi rực sắc hồng.

Trong ảnh, một con đường miền biên giới Long An với những cây ô môi rực sắc hồng.

Cuối tháng 3, khi những cơn mưa trái mùa xuất hiện cũng là lúc cây ô môi trút lá và bung nở rực hồng.

Cuối tháng 3, khi những cơn mưa trái mùa xuất hiện cũng là lúc cây ô môi trút lá và bung nở rực hồng.

Sở dĩ nhiều người miền Tây đặt cho cây tên ô môi là khi ăn trái này, môi sẽ chuyển từ màu đỏ sang đen thẫm (đen trong tiếng Hán là ô). Có người lại cho rằng, do bên trong trái chứa nhiều ô mà mỗi ô là một phần thịt của trái, nên gọi là ô môi.

Sở dĩ nhiều người miền Tây đặt cho cây tên ô môi là khi ăn trái này, môi sẽ chuyển từ màu đỏ sang đen thẫm (đen trong tiếng Hán là ô). Có người lại cho rằng, do bên trong trái chứa nhiều ô mà mỗi ô là một phần thịt của trái, nên gọi là ô môi.

Đến miền Tây mùa này, bạn sẽ choáng ngợp trước những con đường quê ngập tràn sắc hồng của hoa ô môi.

Đến miền Tây mùa này, bạn sẽ choáng ngợp trước những con đường quê ngập tràn sắc hồng của hoa ô môi.

Hoa trổ những chùm hồng rực rỡ trên nền trời xanh...

Hoa trổ những chùm hồng rực rỡ trên nền trời xanh...

Sau khi nở hoa gần một năm, trái ô môi mới bắt đầu khô. Trái ô môi dài, thô trông như những chiếc gậy đen lớn cỡ bằng cổ tay trẻ con và vỏ rất cứng. Trái ô môi khô khi ăn phải đập mạnh để làm vỡ vỏ, tách phần thịt có vị ngọt, cay nồng, hương vị thơm quyện rất đặc trưng.

Sau khi nở hoa gần một năm, trái ô môi mới bắt đầu khô. Trái ô môi dài, thô trông như những chiếc gậy đen lớn cỡ bằng cổ tay trẻ con và vỏ rất cứng. Trái ô môi khô khi ăn phải đập mạnh để làm vỡ vỏ, tách phần thịt có vị ngọt, cay nồng, hương vị thơm quyện rất đặc trưng.

Lang thang khắp nẻo đường tại Long An, An Giang hay Đồng Tháp mùa này, du khách có thể bắt gặp những cây ô môi bên đường quê, bờ ruộng, bến sông mọc tự nhiên.

Lang thang khắp nẻo đường tại Long An, An Giang hay Đồng Tháp mùa này, du khách có thể bắt gặp những cây ô môi bên đường quê, bờ ruộng, bến sông mọc tự nhiên.

Ngoài cho hoa đẹp, bóng mát, quả ô môi sau khi ăn phần thịt, người ta giữ lại hạt để nấu chè. Nếu có cơ hội thưởng thức chè ô môi, khách phương xa hẳn sẽ khó quên hương vị đặc biệt của món chè ô môi cùng nước dừa xiêm và đường thốt nốt của người miền Tây.

Ngoài cho hoa đẹp, bóng mát, quả ô môi sau khi ăn phần thịt, người ta giữ lại hạt để nấu chè. Nếu có cơ hội thưởng thức chè ô môi, khách phương xa hẳn sẽ khó quên hương vị đặc biệt của món chè ô môi cùng nước dừa xiêm và đường thốt nốt của người miền Tây.

TUẤN KIỆT - MAI CÁT

Nguồn VTC: https://vtc.vn/ngam-hoa-anh-dao-mien-tay-phu-sac-hong-khap-duong-que-ar667280.html