Một thị trấn ở Canada thích nghi với biến đổi khí hậu và phát triển du lịch mạnh mẽ

Trong bối cảnh hiện tượng ấm lên toàn cầu đe dọa ngành du lịch gấu Bắc Cực, một thị trấn Canada vẫn thích nghi và phát triển mạnh mẽ.

Tìm cách thu hút du khách đa dạng hơn

Theo hãng CNN, biến đổi khí hậu đang gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các loài động vật đặc trưng đang suy giảm và thậm chí mặt đất cũng đang dịch chuyển. Tuy nhiên, Churchill - một thị trấn ở Canada đã thích nghi và điều chỉnh theo các tác động của khí hậu đang diễn ra trong xu hướng chung toàn cầu.

Một chú gấu Bắc Cực đi dọc theo những tảng đá gần Churchill, Manitoba. (Ảnh AP/Joshua A. Bickel)

Một chú gấu Bắc Cực đi dọc theo những tảng đá gần Churchill, Manitoba. (Ảnh AP/Joshua A. Bickel)

Thị trấn thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút những du khách háo hức muốn nhìn thấy những chú gấu Bắc Cực ở đây. Giới chức trách địa phương đã tìm ra cách để phục hồi cảng và đường sắt của thị trấn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách ghé thăm.

"Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp 4 lần so với phần còn lại của thế giới. Mặc dù có ảnh hưởng đến khí hậu ở Churchill nhưng không đáng kể vì thị trấn nằm ở phía nam của Bắc Cực. Và chính điều đó khiến chúng tôi coi trọng. Chúng tôi đã tìm cách phát triển kinh tế thích nghi với biến đổi khí hậu", Spence - Thị trưởng Churchill từ năm 1995 cho biết.

Khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngành du lịch địa phương, giới chức trách địa phương đã tận dụng những gì Churchill đang có để tìm cách thu hút du khách đa dạng hơn trong bối cảnh các nhà khoa học lo ngại, băng biển đang co lại làm giảm số lượng gấu.

Gấu Bắc Cực thường đi dọc theo đường bờ biển đến Vịnh Hudson, nơi chúng tìm kiếm hải cẩu trong băng. Mặc dù, mùa săn hải cẩu chỉ kéo dài từ mùa thu khi băng biển mới bắt đầu hình thành sau nhiều tháng mùa hè tan chảy, nhưng những con gấu Bắc Cực vẫn thường xuyên bám trụ quanh khu vực thị trấn suốt cả năm.

Khách du lịch thích đến Churchill ngắm gấu Bắc Cực vào thời gian này trong năm, vì vậy thị trấn thường thu hút số lượng lớn du khách đến đây.

Người dân, quan chức chính phủ và các chuyên gia cho biết thị trấn được đánh giá cao bởi năng lực thích nghi với những thay đổi lớn và cho rằng đó là do sự bền bỉ của người dân, họ tập trung vào điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh và không bao giờ than vãn.

Thích nghi để phát triển tốt hơn

Du khách thích thú với trải nghiệm ở thành phố Churchill. Ảnh: AP Photo/Joshua A. Bickel

Du khách thích thú với trải nghiệm ở thành phố Churchill. Ảnh: AP Photo/Joshua A. Bickel

Thị trấn Churchill nằm cách Winnipeg khoảng 1.700 km (1.055 dặm) về phía bắc. Thị trấn này từng là nơi sinh sống của hàng nghìn người dân trước khi căn cứ quân sự và một địa điểm phóng tên lửa nghiên cứu đóng cửa cách đây nhiều thập kỷ. Dịch vụ tàu hỏa đã dừng lại trong hơn một năm do thời tiết khắc nghiệt, làm hỏng các đường ray được bảo dưỡng kém.

Khi thị trấn ngày càng trở nên yên tĩnh và ít được biết đến, gấu Bắc Cực bắt đầu tìm đến thị trấn thường xuyên hơn. Chúng không còn sợ tiếng ồn từ căn cứ quân sự hay tên lửa phóng đi và cũng không còn lo lắng trước biến đổi khí hậu làm giảm băng ở Vịnh Hudson.

Một thợ máy địa phương đã chế tạo một chiếc xe giải trí tăng cường, có lốp xe lớn dành cho du khách trải nghiệm ngắm gấu một cách an toàn. Ảnh và phim tài liệu đã thu hút khách du lịch, những người sẵn sàng chi trung bình 5.000 đô la cho một chuyến thăm và hàng triệu đô la để du lịch dài ngày ở thị trấn.

Churchill hiện tự xem mình là thủ đô gấu Bắc Cực của thế giới và mặc dù không có đèn giao thông, nhưng nơi đây sở hữu nhà hàng cao cấp và rất nhiều khách sạn bình dân.

Du khách không thể lái xe đến thị trấn Churchill. Đồ ăn, người dân, hàng hóa, mọi thứ đều được vận chuyển bằng đường sắt, thuyền hoặc máy bay. Đường sắt là phương tiện có chi phí rẻ nhất.

Một gia đình đứng gần Vịnh Hudson tại Churchill, Manitoba. Ảnh: AP/Joshua A. Bickel

Một gia đình đứng gần Vịnh Hudson tại Churchill, Manitoba. Ảnh: AP/Joshua A. Bickel

Người dân thị trấn Churchill đã sẵn sàng với những hy vọng mới.

Thị trấn cũng đang thúc đẩy phát triển du lịch cá voi trắng, mặc dù chúng cũng có thể gây tổn hại hệ sinh thái. Churchill cũng khiến du khách thích thú hơn khi được ngắm cực quang phương bắc, phát hiện ra những loài chim mà họ không thể nhìn thấy ở nhà và thậm chí ngồi trên xe trượt tuyết do chó kéo.

"Theo thời gian, chúng tôi có thể mất đi nghề du lịch ngắm gấu. Và chúng tôi biết điều đó. Dù sao thì, chúng ta cũng phải thích nghi với sự thay đổi đó. Chúng tôi phải tận dụng lợi thế của những điều này, điều chỉnh và cải thiện cuộc sống", ông Mike Spence, thị trưởng từ năm 1995, cho biết.

Ông Spence lớn lên cùng với các cơ sở quân sự, sau đó những căn cứ này đóng cửa và hiện tại đang thu hút thêm nhiều khách du lịch, động vật hoang dã phong phú và cực quang.

Khi cảng đóng cửa và đường ray xe lửa bị hư hỏng, thị trấn đã tiếp quản sửa chữa và đưa cả hai hoạt động trở lại. Nền đất sụt lún vì thời tiết mưa nhiều hơn và lớp đất đóng băng vĩnh cửu đang tan chảy.

Lauren Sorkin, Giám đốc điều hành của Mạng lưới các thành phố có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu cho biết mọi thành phố đều cần có kế hoạch thích ứng với tác động của khí hậu để thích nghi và phát triển kinh tế.

"Churchill là một ví dụ nổi bật về một thành phố đang có kế hoạch trước để bảo vệ cộng đồng và bảo tồn môi trường tự nhiên cũng như đa dạng sinh học của chúng tôi", bà Sorkin nói.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/mot-thi-tran-o-canada-thich-nghi-voi-bien-doi-khi-hau-va-phat-trien-du-lich-manh-me-20240913170818022.htm