Lớp học đặc biệt ở Trường Sa

Trường tiểu học Đá Tây giữa ngàn khơi nơi xa nhất của Tổ quốc trở nên đặc biệt khi các lớp ngồi chung một phòng.

Năm học 2023-2024, quần đảo Trường Sa có thêm một ngôi trường mới giữa ngàn trùng sóng gió. Đó là Trường Tiểu học đảo Đá Tây được khánh thành giữa năm 2023 và đưa vào sử dụng từ ngày khai giảng. Trường nằm bên cạnh tòa nhà Ủy ban nhân dân xã đảo.

Năm học 2023-2024, quần đảo Trường Sa có thêm một ngôi trường mới giữa ngàn trùng sóng gió. Đó là Trường Tiểu học đảo Đá Tây được khánh thành giữa năm 2023 và đưa vào sử dụng từ ngày khai giảng. Trường nằm bên cạnh tòa nhà Ủy ban nhân dân xã đảo.

Học sinh ở trường mầm non Đá Tây học một ngày hai buổi. Buổi trưa, các em tự về nhà ăn cơm, ngủ nghỉ.

Học sinh ở trường mầm non Đá Tây học một ngày hai buổi. Buổi trưa, các em tự về nhà ăn cơm, ngủ nghỉ.

Điểm trường được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Thầy Ưng Văn Tuấn (sinh năm 1992) phụ trách dạy học sinh mẫu giáo, cho biết, các thầy thuộc biên chế phòng giáo dục huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thầy viết đơn xung phong ra đảo dạy học.

Điểm trường được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Thầy Ưng Văn Tuấn (sinh năm 1992) phụ trách dạy học sinh mẫu giáo, cho biết, các thầy thuộc biên chế phòng giáo dục huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thầy viết đơn xung phong ra đảo dạy học.

Thầy Lưu Quốc Thịnh (điểm Trường Tiểu học Đá Tây A) chia sẻ: "Tôi công tác được 20 năm trong ngành giáo dục, dành nhiều thời gian dạy ở đất liền. Lần này, tôi muốn đi ra đảo công tác, muốn tìm điều mới cho cuộc sống bớt nhạt. Ở đây gần một năm, tôi thấy việc dạy học của mình có ý nghĩa hơn”.

Thầy Lưu Quốc Thịnh (điểm Trường Tiểu học Đá Tây A) chia sẻ: "Tôi công tác được 20 năm trong ngành giáo dục, dành nhiều thời gian dạy ở đất liền. Lần này, tôi muốn đi ra đảo công tác, muốn tìm điều mới cho cuộc sống bớt nhạt. Ở đây gần một năm, tôi thấy việc dạy học của mình có ý nghĩa hơn”.

Lớp lắp ghép 5 trình độ học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Trên bảng, những nội dung học từng lớp được ngăn cách bởi vạch phấn kẻ dọc. Với việc dạy tiểu học với các khối lớp khác nhau, một ngày học, thầy Thịnh chủ yếu tập trung dạy Toán, tiếng Việt.

Lớp lắp ghép 5 trình độ học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Trên bảng, những nội dung học từng lớp được ngăn cách bởi vạch phấn kẻ dọc. Với việc dạy tiểu học với các khối lớp khác nhau, một ngày học, thầy Thịnh chủ yếu tập trung dạy Toán, tiếng Việt.

Có vợ cùng công tác trong ngành giáo dục, nên khi có ý định xin ra đảo dạy học, thầy Thịnh nhận được sự ủng hộ rất lớn từ người vợ, người đồng nghiệp.

Có vợ cùng công tác trong ngành giáo dục, nên khi có ý định xin ra đảo dạy học, thầy Thịnh nhận được sự ủng hộ rất lớn từ người vợ, người đồng nghiệp.

Trên đảo không có internet. Các thầy giáo nghĩ ra cách sử dụng tivi mà mình được cấp, dùng USD copy video cho học trò xem, còn mình đi xem nhờ.

Trên đảo không có internet. Các thầy giáo nghĩ ra cách sử dụng tivi mà mình được cấp, dùng USD copy video cho học trò xem, còn mình đi xem nhờ.

Nhiều năm nằm trong đội tập huấn sách giáo khoa mới, hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tỉnh nên những kiến thức mới, phương pháp giáo dục mới được thầy Thịnh nắm rất chắc. “Chỉ tiếc tôi chưa kịp tham gia hội đồng lớp 5 thì đã ra đảo. Trong dịp hè này tôi sẽ tranh thủ cập nhật kiến thức mới lớp 5 để dạy các em”, thầy nói.

Nhiều năm nằm trong đội tập huấn sách giáo khoa mới, hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tỉnh nên những kiến thức mới, phương pháp giáo dục mới được thầy Thịnh nắm rất chắc. “Chỉ tiếc tôi chưa kịp tham gia hội đồng lớp 5 thì đã ra đảo. Trong dịp hè này tôi sẽ tranh thủ cập nhật kiến thức mới lớp 5 để dạy các em”, thầy nói.

Thầy giáo Lưu Quốc Thịnh trăn trở: “Các em phải được trang bị tiếng Anh, Tin học, mới trở thành công dân hoàn thiện về kỹ năng. Dù ở nơi xa xôi đầu sóng ngọn gió không thể để học trò thiếu hụt kiến thức. Chúng tôi vẫn tìm cách cố gắng bù đắp. Trong ảnh là tập vở của em Lê Khôi Vĩ - một học sinh lớp 3 của trường đang học bộ sách Kết nối tri thức.

Thầy giáo Lưu Quốc Thịnh trăn trở: “Các em phải được trang bị tiếng Anh, Tin học, mới trở thành công dân hoàn thiện về kỹ năng. Dù ở nơi xa xôi đầu sóng ngọn gió không thể để học trò thiếu hụt kiến thức. Chúng tôi vẫn tìm cách cố gắng bù đắp. Trong ảnh là tập vở của em Lê Khôi Vĩ - một học sinh lớp 3 của trường đang học bộ sách Kết nối tri thức.

Nước da rám nắng, nụ cười hiền hiền, thầy Thịnh chia sẻ: Trách nhiệm, tấm lòng của người thầy, là “chìa khóa” mở ra những điều kỳ diệu, để mầm xanh trên quần đảo Trường Sa lớn lên khỏe mạnh, để những hòn đảo nơi xa xôi ấy yên bình giữa bốn bề sóng vỗ.

Nước da rám nắng, nụ cười hiền hiền, thầy Thịnh chia sẻ: Trách nhiệm, tấm lòng của người thầy, là “chìa khóa” mở ra những điều kỳ diệu, để mầm xanh trên quần đảo Trường Sa lớn lên khỏe mạnh, để những hòn đảo nơi xa xôi ấy yên bình giữa bốn bề sóng vỗ.

Mỗi khi có đoàn ra thăm đảo, các em học sinh Trường Tiểu học Đá Tây lại được giao lưu văn nghệ, và chụp ảnh chung. Trong ảnh là đoàn Học viện Múa Việt Nam cùng chiến sĩ và các em.

Mỗi khi có đoàn ra thăm đảo, các em học sinh Trường Tiểu học Đá Tây lại được giao lưu văn nghệ, và chụp ảnh chung. Trong ảnh là đoàn Học viện Múa Việt Nam cùng chiến sĩ và các em.

Phạm Hải

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/lop-hoc-dac-biet-o-truong-sa-2283043.html