Liên Hợp Quốc: 56 triệu tấn chất thải điện tử đang hủy hoại môi trường
Trong một báo cáo về mới nhất, Liên Hợp Quốc cho biết, khoảng 56 triệu tấn chất thải điện tử gây ô nhiễm môi trường cùng rất nhiều tác hại khác chưa được tính đến.
Theo báo cáo, Trung Quốc là nước đóng góp lớn nhất cho chất thải điện tử với 10,1 triệu tấn. Mỹ đứng thứ hai với 6,9 triệu tấn. Ấn Độ, với 3,2 triệu tấn, đứng thứ ba.
Cả ba quốc gia này chiếm gần 38% chất thải điện tử của thế giới năm ngoái.
Mặc dù chưa thể đo lường được thiệt hại từ tất cả các chất thải chưa được tái chế gây ra đối với môi trường, thông điệp từ báo cáo của Liên hợp quốc đã được kết luận: "Cách chúng ta sản xuất, tiêu thụ và xử lý chất thải điện tử là không bền vững".
Sự ấm lên toàn cầu chỉ là một vấn đề được trích dẫn bởi báo cáo khi ghi nhận khoảng 98 triệu tấn carbon dioxide đã được thải vào khí quyển do việc tái chế các tủ lạnh và điều hòa không có giấy tờ.
Việc phong tỏa do đại dịch năm nay đã làm trầm trọng thêm vấn đề rác thải điện tử.
Mọi người bị mắc kẹt tại nhà vì phong tỏa nên có rất ít công nhân thu gom và tái chế rác, Kees Balde, một người đóng góp cho báo cáo LHQ , nói với Reuters.
Càng nhiều người dùng, càng nhiều rác
Những gì đang xảy ra ở Ấn Độ và Trung Quốc là triệu chứng của một vấn đề rộng lớn hơn ở các nước đang phát triển, nơi nhu cầu về hàng hóa như máy giặt, tủ lạnh và điều hòa không khí đang tăng nhanh.
"Ở các nước thu nhập trung bình và thấp, cơ sở hạ tầng quản lý chất thải điện tử chưa được phát triển đầy đủ hoặc, trong một số trường hợp, hoàn toàn không có," báo cáo cho biết.
Dinesh Raj Bandela, phó giám đốc chương trình tại Trung tâm Khoa học và Môi trường, một cơ quan nghiên cứu và vận động có trụ sở tại New Delhi, cho biết các nhà sản xuất Ấn Độ được khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng tồn tại lâu hơn và ít độc hại hơn.
Mặc dù Ấn Độ là quốc gia duy nhất ở Nam Á soạn thảo luật về chất thải điện tử, nhưng nó vẫn còn thô sơ.
Ở Seelampur, mê cung của những con đường bẩn thỉu chứa đầy các cửa hàng phế liệu nơi hàng ngàn người làm việc, nhặt nhạnh bất cứ thứ gì có thể sửa chữa được từ khắp miền bắc Ấn Độ.
Bên ngoài mỗi cửa hàng có hàng đống màn hình cũ, máy tính để bàn, điện thoại cố định bị hỏng, điện thoại di động, tivi, bộ ổn áp, máy lạnh, tủ lạnh, lò vi sóng, máy hút bụi và máy giặt.
Chủ cửa hàng và công nhân cực kỳ luôn tỏ ra nghi ngờ bất kỳ người ngoài nào đi qua những con đường hẹp, đặc biệt là các nhà báo.
Mohammed Abid, một đại lý chất thải điện tử phế liệu đã phủ nhận rằng cách xử lý chất thải điện tử ở Seelampur phá vỡ mọi luật lệ hoặc đặt ra bất kỳ nguy hiểm nào.
"Có một số công việc nhất định tạo ra nhiều vấn đề cho môi trường, nhưng trong thị trường này, không có công việc nào được thực hiện mà ảnh hưởng đến môi trường hoặc làm tăng ô nhiễm - những việc đó không được thực hiện ở đây", ông nói, trong khi mùi hôi thối từ cống mở gần đó lấp đầy không khí.