Lịch Tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568 – DL.2024 tại Huế

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng, ni, phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của đức Phật đã được Liên Hợp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại. BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024:

Mục lục bài viết

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng, ni, phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của đức Phật đã được Liên Hợp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại. BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568 – DL.2024:

I. Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản

II. Thời gian tổ chức Đại lễ

III. Chương trình Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568

• Tại thành phố Huế
• Tại các Huyện, Thị xã

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng, ni, phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của đức Phật đã được Liên Hợp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại. BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568 – DL.2024:

I. Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản

Thiết trí lễ đài, trang trí 7 hoa sen trên sông Hương và các biểu tượng Phật giáo; thực hiện nghi thức tắm Phật và Lễ rước Phật truyền thống cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình; treo cờ, phan, phướn, lồng đèn, biểu ngữ Kính mừng Phật đản; thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni; diễu hành thuyền hoa; phóng sinh đăng; triển lãm về văn hóa Phật giáo, văn nghệ cúng dường, tụng kinh, tọa đàm, diễn giảng chánh pháp; đặt vòng hoa tưởng niệm tại đài Thánh tử đạo, nghĩa trang Liệt sĩ;

Thăm viếng và tặng quà thân nhân Thánh tử đạo, các gia đình có công với nước, thương binh, các gia đình liệt sĩ, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão, bệnh viện v.v… Các hình thức thiết trí, trang hoàng hướng đến sự kiện kỷ niệm Đức Phật đản sinh.

Để việc treo cờ được trang nghiêm, cờ Tổ quốc bên tay phải, cờ Phật giáo bên tay trái (từ mặt chính diện trụ sở Văn phòng Ban Trị sự, cơ sở tự viện, tư gia Phật tử nhìn ra).

Đảm bảo an toàn trong việc phòng, chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, chống cháy nổ trong suốt thời gian tổ chức Đại lễ.

II. Thời gian tổ chức Đại lễ

– Thời gian: Từ ngày 01/4 – 15/4/Giáp Thìn (tức ngày 08/5 – 22/5/2024), trong đó:

– Tuần lễ Phật đản: Từ mùng 8 đến Rằm tháng Tư năm Giáp Thìn (15/5 – 22/5/2024).

+ Đúng 4 giờ sáng ngày mùng 8, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong toàn tỉnh cử 3 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.

+ Tổ chức tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật đản, Kinh Chuyển Pháp luân, kinh Pháp Hoa và các kinh cầu an…, cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

– Ngày chính lễ: Rằm tháng Tư năm Giáp Thìn (Thứ Tư, 22 tháng 5 năm 2024).

+ Đúng 4 giờ sáng ngày Rằm, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong toàn tỉnh cử 3 hồi chuông trống Bát nhã rước Đức Phật đản sinh, dâng hương cúng dường Đức Từ phụ Bổn sư.

+ Từ 05 giờ sáng, Tăng Ni và Phật tử các giới vân tập về Lễ đài Từ Đàm.

+ Đúng 6 giờ, cử hành chính thức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Tổ đình Từ Đàm.

III. Chương trình Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568

• Tại thành phố Huế

Lễ đài chính tại Tổ đình Từ Đàm và Quốc tự Diệu Đế. Giáo hội kính cung thỉnh Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, kính mời chư Đại đức Tăng Ni, Tăng Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế và Trường Trung Cấp Phật Học Thừa Thiên Huế cùng toàn thể đồng bào Phật tử các giới hoan hỷ quang lâm tham dự lễ tại các địa điểm:

– Nghinh Lương đình: Lễ Thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương cầu quốc thái dân an lúc 19 giờ ngày 08.4 Giáp Thìn (Thứ Tư 15/5/2024); Lễ Khai mạc diễu hành thuyền hoa lúc 18 giờ ngày 13.4 Giáp Thìn (Thứ Hai 20/5/2024). và chương trình văn nghệ cúng dường Phật đản lúc 20 giờ ngày 13.4 Giáp Thìn (Thứ Hai 20/5/2024).

Ngoài ra, Ban Trị sự sẽ tổ chức chương trình văn nghệ cúng dường Phật đản lúc 19 giờ ngày 12.4 Giáp Thìn (Chủ Nhật 19/5/2024) tại Công viên thị xã Hương Trà; chương trình văn nghệ cúng dường Phật đản lúc 19 giờ 30 ngày 12.4 Giáp Thìn (Chủ Nhật 19/5/2024) tại Nhà văn hóa thị xã Hương Thủy.

– Trung tâm Liễu Quán: Lễ Khai mạc triển lãm lúc 16 giờ ngày 08.4 Giáp Thìn (Thứ Tư 15/5/2025).

– Quốc tự Diệu Đế: Lễ Mộc dục và rước Phật cầu nguyện hòa bình thế giới lúc 17 giờ 30 ngày 14.4 Giáp Thìn (Thứ Ba 21/5/2024).

– Tổ đình Từ Đàm: Lễ Chính thức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 vào lúc 06 giờ sáng ngày Rằm tháng Tư năm Giáp Thìn (Thứ Tư 22/5/2024).

• Tại các Huyện, Thị xã

+ Trên tinh thần nội dung Thông Tư này, quý Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện thành lập một Ban Tổ chức do Trưởng Ban Trị sự làm Trưởng Ban Tổ chức. Lập kế hoạch tổ chức Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2568 của địa phương, đăng ký việc tổ chức với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã đề nghị hỗ trợ tổ chức thành công Đại lễ.

+ Lễ đài tập trung được tổ chức tại Văn phòng Ban Trị sự cấp huyện hoặc các địa điểm thích hợp cho phép; thời gian cử hành Lễ Chính thức Đại lễ Phật đản tại các huyện, thị xã thực hiện theo quy định tại Thông tư này để Tăng tín đồ Phật giáo có cơ hội được tham dự, kỷ niệm cúng dường nhiều nơi, lan tỏa đạo tình thắm thiết hòa hợp của người con Phật.

Ban TTTT GHPGVN tỉnh TT.Huế

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/hue-dai-le-phat-dan-pl-2568-dl-2024.html