Kỳ lạ thị trấn nhỏ nhất thế giới nằm trên đỉnh đồi đẹp như tranh vẽ

Nằm trên đỉnh đồi và đẹp như tranh vẽ, Hum được mệnh danh là thị trấn nhỏ nhất thế giới, một địa danh khiến du khách ghé thăm luôn có ấn tượng mạnh.

Nằm ở trung tâm Istria, cách Thủ đô Zagreb của Croatia khoảng 2,5 giờ lái xe. Thị trấn Hum là nơi sinh sống của từ 20 đến 30 người (21 người theo điều tra dân số quốc gia năm 2011 và 27 người vào năm 2021).

Nguồn gốc của thị trấn này cho đến nay vẫn còn là bí ẩn, nhưng lần đầu tiên nó được nhắc đến trong các tài liệu lịch sử là từ năm 1102, khi nó được gọi là Cholm (xuất phát từ Colmo trong tiếng Italy).

Ban đầu nơi đây chỉ đơn giản là một tháp canh, được xây dựng để đảm bảo khu vực này không bị bất ngờ tấn công trước các thế lực bên ngoài. Theo thời gian, một thị trấn nhỏ bắt đầu phát triển xung quanh tòa tháp, chủ yếu là nơi ở của những người lính gác và gia đình họ.

Ban đầu nơi đây chỉ đơn giản là một tháp canh, được xây dựng để đảm bảo khu vực này không bị bất ngờ tấn công trước các thế lực bên ngoài. Theo thời gian, một thị trấn nhỏ bắt đầu phát triển xung quanh tòa tháp, chủ yếu là nơi ở của những người lính gác và gia đình họ.

Một tháp chuông và tháp canh gác được xây dựng vào năm 1552 như một phần trong hệ thống phòng thủ của thị trấn. Sau đó, những người lính canh và gia đình của họ bắt đầu chuyển đến đây sinh sống lâu dài. Tuy nhiên, trong suốt nhiều thế kỷ, thị trấn này vẫn không hề phát triển thêm. Thậm chí, cho tới ngày nay, Hum vẫn chỉ có hai con phố và ba dãy nhà từ thời Trung cổ đơn giản.

Với chiều dài chỉ 100m và rộng 30m, thật dễ hiểu tại sao Hum được coi là thị trấn nhỏ nhất thế giới. Nhưng một số người vẫn thắc mắc tại sao nơi đây lại không được coi là một ngôi làng. Bởi trên thực tế, có rất nhiều ngôi làng trên thế giới còn nhỏ hơn thế này.

Danh tiếng thị trấn nhỏ nhất thế giới đã làm nên điều kỳ diệu cho Hum, và ngày nay du lịch được coi là một trong hai nguồn thu nhập chính của người dân địa phương, cùng với nông nghiệp.

Nhà thờ Thánh Jerome và tòa tháp chuông cổ kính được bảo tồn rất tốt cho đến ngày nay, vẽ nên bức tranh về một thị trấn nhỏ bình dị mang đậm dấu ấn lịch sử, thoát khỏi những bộn bề, căng thẳng của cuộc sống hiện đại.

Nhà thờ Thánh Jerome và tòa tháp chuông cổ kính được bảo tồn rất tốt cho đến ngày nay, vẽ nên bức tranh về một thị trấn nhỏ bình dị mang đậm dấu ấn lịch sử, thoát khỏi những bộn bề, căng thẳng của cuộc sống hiện đại.

Nhiều người lầm tưởng rằng thị trấn nhỏ nhất trên thế giới không có nhiều thứ để khám phá, nhưng không phải vậy. Hum có thể nhỏ hơn so với nhiều nơi khác, nhưng nó luôn khiến du khách có sự ấn tượng mạnh. Tòa thị chính và giáo xứ ở nơi đây được bảo tồn rất tốt, mang tới cho du khách góc nhìn về lịch sử rất hữu hình của thị trấn nổi tiếng này.

Dù quy mô nhỏ nhưng người dân địa phương vẫn cố gắng hết sức để chào đón du khách đến quay phim và đi bộ dọc theo một trong hai con đường rải sỏi, chiêm ngưỡng kiến trúc thời Trung cổ có nét quyến rũ riêng biệt của nơi đây.

Dù chỉ có một nhà hàng duy nhất trong thị trấn, nhưng văn hóa ẩm thực ở đây rất độc đáo. Hum nổi tiếng với humska biska, một dạng rakija (rượu brandy) được pha với với cây tầm gửi trắng và một số nguyên liệu khác. Loại đồ uống này được xem như thuốc chữa bệnh của người dân.

Được bao quanh bởi một hàng rào đá nhỏ có từ thời Trung cổ để bảo vệ thị trấn khỏi các cuộc tấn công hay cướp bóc, bằng cách nào đó, Hum cho tới ngày nay vẫn giữ được trọn vẹn sự bình yên bên trong đó, tránh xa khỏi tất cả những xô bồ của thế giới hiện đại ngoài kia.

Hum cũng là điểm dừng chân cuối cùng trên Đại lộ Glagolitic, con đường yên bình dài 7km, nối từ làng Roc. Trên cung đường có những bức tượng được điêu khắc để tôn vinh bảng chữ cái tiếng Glagolitic, bảng chữ cái đầu tiên của người Slav. Ở Hum có sự yên bình một cách đặc biệt, một thị trấn nhỏ bé mang đến những khung cảnh đáng kinh ngạc và cảm giác thanh bình mà những địa điểm nổi tiếng khác không có.

KHÁNH LINH(t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ky-la-thi-tran-nho-nhat-the-gioi-nam-tren-dinh-doi-dep-nhu-tranh-ve-204240714145216561.htm