Khám phá thế giới Phật giáo tại núi Bà Đen nhân Đại Lễ Phật Đản

Nhân Đại Lễ Phật Đản 2024, Phật tử và du khách từ khắp nơi đến núi Bà Đen vừa là để dự đại lễ Phật Đản và cũng là để khám phá thế giới Phật giáo độc đáo chỉ có trên đỉnh núi cao nhất Nam bộ.

Đại Lễ Phật Đản năm 2024 được tổ chức tại núi Bà Đen là cơ hội các Phật tử và du khách cả nước đến khám phá thế giới Phật giáo huyền bí này.

Chương trình Đại lễ Phật Đản tại núi Bà Đen

Diễn ra vào tháng 4 âm lịch hàng năm, Đại lễ Phật Đản là sự kiện trọng đại nhất với Phật tử trên khắp thế giới nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên trong hình hài của một nhân vật lịch sử.

Đại Lễ Phật Đản năm 2024 được tổ chức tại núi Bà Đen là cơ hội các Phật tử và du khách cả nước đến khám phá thế giới Phật giáo huyền bí này.

Đại Lễ Phật Đản năm 2024 được tổ chức tại núi Bà Đen là cơ hội các Phật tử và du khách cả nước đến khám phá thế giới Phật giáo huyền bí này.

Năm 2024, Phật lịch 2568, Đại lễ Phật Đản được tổ chức từ ngày 08/5 đến 22/5 (nhằm ngày 01/4 đến 15/4 năm Giáp Thìn) tại các chùa và các cơ sở tự viện trên cả nước. Tại núi Bà Đen, Tây Ninh, chương trình Đại lễ kính mừng Phật Đản chính thức diễn ra vào ngày 18/5 (nhằm 11/4 Âm lịch) với các nghi thức trang trọng, thiêng liêng. Đây là dịp để các Phật tử tìm về ngọn núi biểu tượng trong đời sống tâm linh của người Nam bộ để tưởng nhớ và tri ân Đức Phật - người đã mang lại ánh sáng giác ngộ cho nhân loại.

Đại Lễ Phật Đản được tổ chức vào tối thứ 7 ngày 18/5 tại núi Bà Đen

Đại Lễ Phật Đản được tổ chức vào tối thứ 7 ngày 18/5 tại núi Bà Đen

Đặc biệt, trên đỉnh núi Bà Đen, đại lễ dâng đăng kính mừng ngày Đức Phật đản sinh được tổ chức vào tối thứ 7, ngày 18/5 với hàng ngàn ngọn đăng được thắp sáng trên quảng trường rộng lớn dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn và dưới chân đại tượng Bồ Tát Di Lặc. Các ngọn đèn đăng bằng gỗ đặc biệt đã được Sun World Ba Den Mountain làm riêng để các Phật tử và du khách tự tay ráp đèn, viết lời khấn nguyện dâng lên Đức Phật.

Ngoài nghi thức dâng đăng, chương trình nghệ thuật đặc sắc cũng sẽ được tổ chức trên đỉnh núi với sự hòa quyện hấp dẫn giữa những điệu múa truyền thống và những giai điệu du dương gợi nhắc về ngày Đức Phật đản sinh và công đức của Ngài.

Khám phá thế Phật giáo quy mô độc đáo nhất Việt Nam

Dưới chân Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất châu Á trên đỉnh núi là không gian triển lãm Phật giáo có tổng diện tích lên tới 4.410 m². Tại đây, du khách được thăm quan những cổ vật trong kiến trúc Phật giáo bằng gỗ, đá có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII và 38 phiên bản mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo kinh điển, trong đó có nhiều pho tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

Tượng Phật đồng cao nhất Châu Á

Tượng Phật đồng cao nhất Châu Á

Du khách cũng có cơ hội tìm hiểu và khám phá vũ trụ trong quan niệm của Phật giáo thông qua công nghệ chiếu phim 3D mapping với các thiết bị trình chiếu, âm thanh hiện đại hàng đầu thế giới. Tại đây có 16 thiết bị trình chiếu Hologram hiện đại, nơi du khách có thể chiêm ngưỡng mô hình 16 ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam như: chùa Bổ Đà, Vĩnh Nghiêm, Phật Tích, chùa Hương, Bút Tháp, Thiên Mụ… Đây là những ngôi chùa có niên đại từ 200 năm, là nơi lưu giữ lối kiến trúc cổ, các hiện vật cổ giá trị, có khuôn viên đẹp, nổi tiếng, đại diện cho văn hóa tín ngưỡng các vùng miền và được chứng nhận là di tích Quốc gia.

Mái vòm của khu vực này sẽ trở thành một màn chiếu khổng lồ với đường kính 20m, độ phân giải Dome lên tới 16 triệu pixel (tương đương với 26 triệu pixel của màn ảnh thông thường), sự vận động của vũ trụ được tái hiện đầy sinh động bằng công nghệ hình ảnh 3D mapping.

Mái vòm của khu vực này sẽ trở thành một màn chiếu khổng lồ với đường kính 20m, độ phân giải Dome lên tới 16 triệu pixel (tương đương với 26 triệu pixel của màn ảnh thông thường), sự vận động của vũ trụ được tái hiện đầy sinh động bằng công nghệ hình ảnh 3D mapping.

Du khách sẽ được hướng dẫn vào khu vực trưng bày 163 bức tượng Phật giữa không gian trang nghiêm, yên tĩnh.

Đặc biệt, một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa khi đến với núi Bà Đen vào mùa Phật đản là chiêm bái, đảnh lễ trước xá lợi Đức Phật Thích Ca do Liên đoàn Phật giáo thế giới tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ trao tặng Việt Nam vào năm 2014. Với các Phật tử, được chiêm bái ngọc xá lợi của Đức Phật là một phép nhiệm màu, cũng giống như được thấy Đức Phật vẫn đang hiện diện giữa thế giới này, với lòng từ bi hỷ xả, phổ độ chúng sinh.

Cây bồ đề mạ vàng 24k trên đỉnh núi Bà Đen

Cây bồ đề mạ vàng 24k trên đỉnh núi Bà Đen

Lên đỉnh núi Bà Đen, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng cây bồ đề vàng khổng lồ trong Triển lãm Cây bồ đề Cát Tường "SRI-MAHA BODHI". Cây bồ đề cao 3,6m, mạ vàng 24K, được Sách Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận "Cây bồ đề Đại Cát Tường bằng đồng mạ vàng 24K lớn bậc nhất Việt Nam".

Tại khu triển lãm Phật giáo còn có Trụ Kinh Bát Nhã gồm 5 trụ kinh bằng đá granite đen kim sa, điêu khắc tâm kinh Bát Nhã bằng chữ Tây Tạng; trong đó, trụ kinh lớn nhất có đường kính 2m và cao 19,8m; 4 trụ nhỏ đường kính 1,6m, cao 9m. Đặc biệt, 12.000 chữ kinh đều được dát vàng.

Cụm Kinh Bát Nhã bằng đá granite đen kim sa

Cụm Kinh Bát Nhã bằng đá granite đen kim sa

Đế trụ bắt đầu từ khu giảng pháp đường dưới lòng đất và vươn thẳng lên trời. Kinh Bát Nhã mang ý nghĩa lớn lao với người tu hành. Cụm trụ kinh Bát Nhã dát vàng hướng tới sự thông tuệ, an nhiên, truyền tải ý nghĩa lớn lao của con đường giác ngộ: Hành trình hành hương tới Núi Bà chiêm bái cũng sẽ là hành trình mở mang trí tuệ, định tâm, để có được công đức, sự may mắn, bình an…

Các trụ Kinh Luân (bánh xe cầu nguyện) - một loại pháp khí được tín đồ Phật giáo Tây Tạng sử dụng cho việc hành trì tụng niệm.

Các trụ Kinh Luân (bánh xe cầu nguyện) - một loại pháp khí được tín đồ Phật giáo Tây Tạng sử dụng cho việc hành trì tụng niệm.

Vào buổi tối, núi Bà Đen trở nên hấp dẫn hơn bởi hệ thống chiếu sáng ảo diệu, đem đến một “bức tranh đêm” đầy nghệ thuật. Hệ thống đèn này được thiết kế bởi KTS Shin Takamatsu - người từng được trao tặng Giải thưởng cao quý nhất của hội kiến trúc sư Nhật Bản, “cha đẻ” triết lý “không tồn tại”.

Chiêm ngưỡng hệ thống ánh sáng ảo diệu trên đỉnh núi Bà Đen

Chiêm ngưỡng hệ thống ánh sáng ảo diệu trên đỉnh núi Bà Đen

Hệ thống chiếu sáng được tạo ra bởi hơn 3.500 ngọn đèn led trên đỉnh núi. Đứng giữa quảng trường trung tâm, chỉ cần ngước lên cao du khách sẽ được ngắm nhìn Tượng Phật Bà hiện ra uy nghiêm huyền diệu. Hướng tầm mắt ra tứ phía, du khách sẽ thấy một màn LED “khổng lồ” trên đỉnh núi với 29 mảnh ghép và hơn 480 ngọn đèn âm sàn, cho phép trình diễn những tiết mục ánh sáng nghệ thuật với các hình ảnh biểu tượng của Phật giáo như: chữ Vạn, hoa sen…

Bên cạnh đó, hệ thống ánh sáng trên núi Bà Đen còn được vận hành theo xu hướng “Lấy con người làm trung tâm”, với tiền đề là thân thiện sức khỏe, trạng thái tâm lý của con người thông qua cân bằng các yếu tố nhân tạo và tự nhiên.

Trụ Kinh Bát Nhã gồm 5 trụ kinh bằng đá granite đen kim sa, điêu khắc tâm kinh Bát Nhã bằng chữ Tây Tạng; trong đó, trụ kinh lớn nhất có đường kính 2m và cao 19,8m; 4 trụ nhỏ đường kính 1,6m, cao 9m. Đặc biệt, 12.000 chữ kinh đều được dát vàng. Đế trụ bắt đầu từ khu giảng pháp đường dưới lòng đất và vươn thẳng lên trời. Kinh Bát Nhã mang ý nghĩa lớn lao với người tu hành. Cụm trụ kinh Bát Nhã dát vàng hướng tới sự thông tuệ, an nhiên, truyền tải ý nghĩa lớn lao của con đường giác ngộ: Hành trình hành hương tới Núi Bà chiêm bái cũng sẽ là hành trình mở mang trí tuệ, định tâm, để có được công đức, sự may mắn, bình an…

Là một trong số các đỉnh núi thiêng nhất Việt Nam, núi Bà Đen với hệ thống chùa Bà 300 năm tuổi cùng các công trình Phật giáo kỳ vĩ trên đỉnh núi được biết đến là miền đất hành hương, nơi gieo thêm những mối duyên lành của Phật pháp, mang đến cơ duyên để Phật tử và du khách thập phương tìm kiếm sự an yên và niềm hạnh phúc viên mãn.

Nguyên Vỵ t/h

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/kham-pha-the-gioi-phat-giao-tai-nui-ba-den-nhan-dai-le-phat-dan-120985.htm