Hồi sinh giun tròn đông cứng 46.000 năm ở Siberia, Nga
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành hồi sinh loài giun tròn và xác định được rằng loài này đã ở trong tình trạng đông cứng trong 46.000 năm ở Siberia, Nga.
Theo báo cáo của một nhóm nghiên cứu quốc tế, loài giun tròn tìm thấy trong băng vĩnh cửu ở vùng Siberia của Nga có thể có niên đại còn lâu hơn so với dự đoán trước đây.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành hồi sinh loài động vật này và xác định được rằng loài này đã ở trong tình trạng đông cứng trong 46.000 năm.
Phát hiện trên có thể vén màn bí mật về cách mà các loài động vật thích nghi trong bối cảnh thay đổi nơi ở do thay đổi về môi trường.
Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu từ Nga, Đức và các nước khác đã công bố phát hiện này trên tạp chí khoa học trực tuyến PLOS Genetics của Mỹ.
Theo nhóm nghiên cứu, loài giun tròn này bắt đầu cử động sau khi được rã đông trong phòng thí nghiệm. Họ phát hiện chúng đã ở trong tình trạng bất động được gọi là cryptobiosis (ngủ đông) trong khoảng 46.000 năm.
Một số sinh vật như gấu nước có thể trong trạng thái bất động trong thời gian dài, nhờ đó tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt, ví dụ như bị mất nước hoặc đóng băng.
Theo nhóm nghiên cứu, giun tròn có thể lập kỷ lục mới về thời gian sống sót ở trạng thái bất động.
Theo NHK