Hình ảnh đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quân dân Thủ đô

Triển lãm 'Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người' giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích được chia thành hai phần. Phần một 'Hồ Chí Minh - Cả một đời vì nước vì dân' và phần hai 'Bác Hồ với Hà Nội, Hà Nội với Bác Hồ'.

Triển lãm Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024). Triển lãm được Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội tổ chức, khai mạc sáng 20/5. Ảnh: Phạm Hùng.

Triển lãm Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024). Triển lãm được Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội tổ chức, khai mạc sáng 20/5. Ảnh: Phạm Hùng.

Triển lãm trưng bày giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích được chia theo bố cục hai phần: Hồ Chí Minh - Cả một đời vì nước vì dân và Bác Hồ với Hà Nội, Hà Nội với Bác Hồ.

Triển lãm trưng bày giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích được chia theo bố cục hai phần: Hồ Chí Minh - Cả một đời vì nước vì dân và Bác Hồ với Hà Nội, Hà Nội với Bác Hồ.

Ông Trần Văn Hà - Giám đốc Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội - khẳng định với nhiều hình ảnh, hiện vật, tư liệu quý được trưng bày, triển lãm giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cảm nhận rõ hơn về những tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội và sự trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Thủ đô, nhân dân Việt Nam với Bác.

Ông Trần Văn Hà - Giám đốc Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội - khẳng định với nhiều hình ảnh, hiện vật, tư liệu quý được trưng bày, triển lãm giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cảm nhận rõ hơn về những tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội và sự trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Thủ đô, nhân dân Việt Nam với Bác.

Với Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện mối quan tâm sâu sắc giàu tình nhân ái và những mong muốn thiết tha. Người xác định vị trí “đầu tàu”, “gương mẫu” của nơi mà “Cả nước nhìn về Thủ đô".

Với Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện mối quan tâm sâu sắc giàu tình nhân ái và những mong muốn thiết tha. Người xác định vị trí “đầu tàu”, “gương mẫu” của nơi mà “Cả nước nhìn về Thủ đô".

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) được chụp vào tháng 5/1955. Khi ấy, Người căn dặn muốn thi đua có kết quả, mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) được chụp vào tháng 5/1955. Khi ấy, Người căn dặn muốn thi đua có kết quả, mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau.

Ngày 19/5/1956, Bác Hồ gặp gỡ các đại biểu học sinh trường Trung học Trưng Vương. Những nữ sinh trong ảnh đều trở thành trí thức có nhiều đóng góp cho đất nước sau này, là giáo viên, kỹ sư hóa học, kỹ sư nông nghiệp,...

Ngày 19/5/1956, Bác Hồ gặp gỡ các đại biểu học sinh trường Trung học Trưng Vương. Những nữ sinh trong ảnh đều trở thành trí thức có nhiều đóng góp cho đất nước sau này, là giáo viên, kỹ sư hóa học, kỹ sư nông nghiệp,...

Một số tài liệu ghi chép quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một số tài liệu ghi chép quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1956, đại biểu công nhân các xí nghiệp quốc doanh và tư doanh ở Hà Nội vinh dự đón Bác về thăm.

Năm 1956, đại biểu công nhân các xí nghiệp quốc doanh và tư doanh ở Hà Nội vinh dự đón Bác về thăm.

Người ghé thăm, trò chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật sân khấu T.Ư ở khu văn công Mai Dịch, tháng 11/1961.

Người ghé thăm, trò chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật sân khấu T.Ư ở khu văn công Mai Dịch, tháng 11/1961.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các vận động viên thể dục thể thao có thành tích cao tại Hà Nội, cuối năm 1966.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các vận động viên thể dục thể thao có thành tích cao tại Hà Nội, cuối năm 1966.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng thử máy cấy lúa cải tiến tại trại thí nghiệm trồng lúa (Sở Nông lâm Hà Nội) vào năm 1960. Người nhận định nông nghiệp là nền tảng để phát triển công nghiệp, nông nghiệp phát triển giúp các lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển, “nông dân đủ ăn đủ mặc, tăng gia sản xuất được nhiều, thì nông nghiệp sẽ phát triển".

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng thử máy cấy lúa cải tiến tại trại thí nghiệm trồng lúa (Sở Nông lâm Hà Nội) vào năm 1960. Người nhận định nông nghiệp là nền tảng để phát triển công nghiệp, nông nghiệp phát triển giúp các lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển, “nông dân đủ ăn đủ mặc, tăng gia sản xuất được nhiều, thì nông nghiệp sẽ phát triển".

Triển lãm cũng giới thiệu một số hình ảnh của Bác khi ở chiến khu Việt Bắc.

Triển lãm cũng giới thiệu một số hình ảnh của Bác khi ở chiến khu Việt Bắc.

Thư chúc Tết cuối cùng của Người, viết vào mùa xuân năm 1969.

Thư chúc Tết cuối cùng của Người, viết vào mùa xuân năm 1969.

Thủ đô Hà Nội là một trong những địa điểm được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn sống và làm việc lâu nhất. Hà Nội cũng là địa điểm ghi dấu những cột mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của vị lãnh tụ kính yêu. Tại đây, Người đã soạn thảo nhiều văn bản, quyết sách quan trọng liên quan vận mệnh của cả dân tộc. Đó là bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước với câu nói đã trở thành chân lý của thời đại “Không có gì quý hơn độc lập, tự do", và bản di chúc - tài sản vô giá của Người để lại trong kho tàng văn hóa của dân tộc.

Thủ đô Hà Nội là một trong những địa điểm được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn sống và làm việc lâu nhất. Hà Nội cũng là địa điểm ghi dấu những cột mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của vị lãnh tụ kính yêu. Tại đây, Người đã soạn thảo nhiều văn bản, quyết sách quan trọng liên quan vận mệnh của cả dân tộc. Đó là bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước với câu nói đã trở thành chân lý của thời đại “Không có gì quý hơn độc lập, tự do", và bản di chúc - tài sản vô giá của Người để lại trong kho tàng văn hóa của dân tộc.

Triển lãm mở cửa đến ngày 22/5, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng.

Triển lãm mở cửa đến ngày 22/5, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng.

Ngọc Ánh- Khánh Vĩnh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/hinh-anh-dac-biet-cua-chu-tich-ho-chi-minh-voi-quan-dan-thu-do-post1638699.tpo