Hiện trạng 'rung lắc' trên cầu Long Biên khi xe cộ lưu thông

Trước tình trạng đã 'già yếu' của cầu Long Biên, Sở GTVT Hà Nội đã trình UBND thành phố dự án nghiên cứu, sửa chữa cầu Long Biên trong giai đoạn ngắn hạn.

Video hiện trạng cầu Long Biên trước đề xuất cải tạo, sửa chữa:

Người dân lưu thông qua cầu Long Biên cảm nhận rõ độ rung và tiếng kim loại va chạm.

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT về đề xuất lập dự án cải tạo, sửa chữa cầu Long Biên (tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng). Được biết, cầu Long Biên đã có tuổi đời hơn 120 năm hoạt động.

Theo Cục Đường sắt Việt Nam, trải qua khai thác hơn 120 năm, hiện cầu Long Biên đã xuống cấp, cần sớm cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn chạy tàu.

Trước đó, vào năm 2014, Thủ tướng đã giao Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư dự án khôi phục cầu Long Biên. Giai đoạn 1 là gia cố đảm bảo an toàn cầu Long Biên phục vụ vận tải đường sắt đến năm 2025, với tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng.

Trong năm 2023, công trình cũng đã được kiểm định đánh giá tình hình kết cấu, trong đó có một số kết cấu không đảm bảo điều kiện ổn định. Hiện tại trên toàn cây cầu có rất nhiều điểm kết cấu sắt thép đã bị bào mòn theo thời gian thủng lỗ chỗ. Nhiều đoạn lan can đã được hàn gia cố tạm bợ trong thời gian gần đây.

Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị cần đánh giá hiện trạng kỹ lưỡng và xem xét khả năng đầu tư dài hạn để đảm bảo an toàn khai thác với nguồn vốn đầu tư phát triển trước khi tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội triển khai và khi chưa triển khai tuyến đường sắt vành đai phía Đông.

Cầu Long Biên hơn 120 năm tuổi vẫn là cây cầu có mật độ phương tiện lưu thông lớn, là cây cầu kết nối quận, huyện phía Đông với trung tâm Thủ đô.

Cầu Long Biên hơn 120 năm tuổi vẫn là cây cầu có mật độ phương tiện lưu thông lớn, là cây cầu kết nối quận, huyện phía Đông với trung tâm Thủ đô.

Cũng liên quan đến việc cải tạo, sửa chữa cầu Long Biên, Theo Sở GTVT Hà Nội, vào năm 2023, Đại sứ quán Pháp có Thư ngỏ với UBND thành phố Hà Nội về việc hỗ trợ khoảng 700.000 EURO để tư vấn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nghiên cứu phương án cải tạo, sửa chữa cầu Long Biên.

Dự án bao gồm 3 phần. Phần thứ nhất là khảo sát, đánh giá hiện trạng cầu Long Biên; thứ hai là khuyến cáo những chi tiết, hạng mục, cần sửa chữa trong giai đoạn ngắn hạn; thứ ba là quản lý, khai thác sau khi không còn phục vụ đường sắt quốc gia và bàn giao cầu lại cho thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những nội dung thống nhất đó, thành phố Hà Nội đã giao Sở GTVT ký kết biên bản ghi nhớ vào đầu năm 2024.

Đến nay, Sở GTVT Hà Nội cũng đã chính thức trình Sở KH&ĐT, UBND thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt dự án.

Một số hình ảnh về hiện trạng cầu Long Biên trước đề xuất cải tạo, sửa chữa:

Cầu Long Biên mỗi ngày 'cõng' hàng trăm, hàng nghìn lượt phương tiện lưu thông trong khi đã xuống cấp thấy rõ.

Cầu Long Biên mỗi ngày 'cõng' hàng trăm, hàng nghìn lượt phương tiện lưu thông trong khi đã xuống cấp thấy rõ.

Theo người dân, mỗi lần các phương tiện qua lại, bề mặt cầu rung lắc mạnh tạo cảm giác bất an cho người tham gia giao thông, đặc biệt vào khung giờ cao điểm, lưu lượng xe đi lại đông.

Theo người dân, mỗi lần các phương tiện qua lại, bề mặt cầu rung lắc mạnh tạo cảm giác bất an cho người tham gia giao thông, đặc biệt vào khung giờ cao điểm, lưu lượng xe đi lại đông.

Theo ghi nhận của PV, hiện mặt đường dành cho xe đạp và xe máy không bằng phẳng, xuất hiện nhiều "ổ gà" được vá bằng các tấm kim loại. Trên cầu còn nhiều đoạn lồi, lõm sâu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Theo ghi nhận của PV, hiện mặt đường dành cho xe đạp và xe máy không bằng phẳng, xuất hiện nhiều "ổ gà" được vá bằng các tấm kim loại. Trên cầu còn nhiều đoạn lồi, lõm sâu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Cầu Long Biên được đề xuất thay thế một số bộ phận tại kết cấu chống đỡ, thân trụ phụ bằng thép đã bị gỉ; gia cố, sửa chữa và chống gỉ kết cấu hệ cọc thép tại các trụ phụ trên cầu.

Cầu Long Biên được đề xuất thay thế một số bộ phận tại kết cấu chống đỡ, thân trụ phụ bằng thép đã bị gỉ; gia cố, sửa chữa và chống gỉ kết cấu hệ cọc thép tại các trụ phụ trên cầu.

Cầu Long Biên thể hiện rõ độ 'lớn tuổi' qua màu sắc của kim loại rỉ sét.

Cầu Long Biên thể hiện rõ độ 'lớn tuổi' qua màu sắc của kim loại rỉ sét.

Hằng ngày, lưu lượng phương tiện di chuyển qua cầu Long Biên rất nhiều. Qua nhiều lần sửa chữa, cây cầu vẫn không thể khắc phục được tình trạng mấp mô ở mặt cầu.

Hằng ngày, lưu lượng phương tiện di chuyển qua cầu Long Biên rất nhiều. Qua nhiều lần sửa chữa, cây cầu vẫn không thể khắc phục được tình trạng mấp mô ở mặt cầu.

Mỗi ngày đều có hàng chục công nhân kiểm tra dọc theo chiều dài cầu để đảm bảo an toàn đường sắt và chất lượng tổng thể của công trình.

Mỗi ngày đều có hàng chục công nhân kiểm tra dọc theo chiều dài cầu để đảm bảo an toàn đường sắt và chất lượng tổng thể của công trình.

Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị cần đánh giá hiện trạng cầu Long Biên kỹ lưỡng và xem xét khả năng đầu tư dài hạn để đảm bảo an toàn khai thác. Thực tế Hà Nội đã xây dựng thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân như: cầu Chương Dương, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy.

Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị cần đánh giá hiện trạng cầu Long Biên kỹ lưỡng và xem xét khả năng đầu tư dài hạn để đảm bảo an toàn khai thác. Thực tế Hà Nội đã xây dựng thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân như: cầu Chương Dương, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy.

Hiện tại trên toàn cây cầu có rất nhiều điểm kết cấu sắt thép đã bị bào mòn theo thời gian thủng lỗ chỗ. Nhiều đoạn lan can đã được hàn gia cố tạm trong thời gian gần đây.

Hiện tại trên toàn cây cầu có rất nhiều điểm kết cấu sắt thép đã bị bào mòn theo thời gian thủng lỗ chỗ. Nhiều đoạn lan can đã được hàn gia cố tạm trong thời gian gần đây.

Vào thời điểm bão số 3 ảnh hưởng tới Thủ đô Hà Nội, cầu Long Biên là 1 trong số ít cầu phải cấm lưu thông hoàn toàn để đảm bảo an toàn.

Vào thời điểm bão số 3 ảnh hưởng tới Thủ đô Hà Nội, cầu Long Biên là 1 trong số ít cầu phải cấm lưu thông hoàn toàn để đảm bảo an toàn.

Sau hơn 120 năm hoạt động, cầu Long Biên lộ rõ khung thép, lan can, hàng rào hoen rỉ, hao mòn và cong vênh qua thời gian; bê tông bong tróc, vỡ, lộ cốt thép; các trụ gỗ đỡ đường ray cũng đã xuống cấp dù được sửa chữa nhiều lần.

Sau hơn 120 năm hoạt động, cầu Long Biên lộ rõ khung thép, lan can, hàng rào hoen rỉ, hao mòn và cong vênh qua thời gian; bê tông bong tróc, vỡ, lộ cốt thép; các trụ gỗ đỡ đường ray cũng đã xuống cấp dù được sửa chữa nhiều lần.

UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận kiến nghị của Sở GTVT về danh mục sửa chữa, thay thế cầu yếu, cầu tạm có tổng mức đầu tư khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.

Trong đó, nhóm 1 gồm 117 cầu cần đầu tư xây dựng cầu mới thay thế (25 cầu do TP quản lý, 92 cầu thuộc địa phương). Nhóm 2 gồm 34 cầu cần sửa chữa, cải tạo (16 cầu do TP quản lý, 18 cầu thuộc địa phương). Nhóm 3 gồm 21 cầu cần theo dõi, kiểm tra duy tu định kỳ.

Sơ bộ, cần khoảng gần 360 tỷ đồng xây mới, sửa chữa 58 cầu do thành phố quản lý và gần 2.700 tỷ đồng xây mới, sửa chữa 114 cầu thuộc quyền quản lý của địa phương.

Toàn cảnh cầu Chương Dương và cầu Long Biên.

Thành Long

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/hien-trang-rung-lac-tren-cau-long-bien-khi-xe-co-luu-thong-169241022192211116.htm