Hai thành viên chủ chốt của OPEC+ cạnh tranh quyết liệt trên thị trường năng lượng thế giới

Nga và Saudi Arabia đều là thành viên Tổ chức OPEC+, nhưng bên cạnh hợp tác để giữ giá năng lượng ở mức cao, họ còn cạnh tranh với nhau rất quyết liệt.

Hai thành viên giữ vai trò chủ chốt của Tổ chức OPEC+ là Nga và Saudi Arabia đang cạnh tranh với nhau một cách rất quyết liệt trên thị trường năng lượng quốc tế.

Hai thành viên giữ vai trò chủ chốt của Tổ chức OPEC+ là Nga và Saudi Arabia đang cạnh tranh với nhau một cách rất quyết liệt trên thị trường năng lượng quốc tế.

Kết quả của việc cạnh tranh đó là Saudi Arabia - nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới có nguy cơ mất đi vị thế của mình do tình hình thị trường thay đổi nhanh chóng.

Kết quả của việc cạnh tranh đó là Saudi Arabia - nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới có nguy cơ mất đi vị thế của mình do tình hình thị trường thay đổi nhanh chóng.

Theo ghi nhận vào thời điểm tháng 6/2024, quốc gia được xem như giữ vị trí lãnh đạo trong OPEC+ đã xuất khẩu lượng dầu thô thấp nhất trong vòng 10 tháng qua cho khách hàng nước ngoài.

Theo ghi nhận vào thời điểm tháng 6/2024, quốc gia được xem như giữ vị trí lãnh đạo trong OPEC+ đã xuất khẩu lượng dầu thô thấp nhất trong vòng 10 tháng qua cho khách hàng nước ngoài.

Ấn phẩm OilPrice cho biết, lý do dẫn tới điều này là bởi mức tiêu thụ nội địa ngày càng lớn hơn của thị trường nội địa đã kìm hãm xuất khẩu, nhưng quan trọng hơn là Nga nhanh chóng chiếm thị phần vốn thuộc về Riyadh tại các thị trường tiêu thụ trọng điểm ở châu Á.

Ấn phẩm OilPrice cho biết, lý do dẫn tới điều này là bởi mức tiêu thụ nội địa ngày càng lớn hơn của thị trường nội địa đã kìm hãm xuất khẩu, nhưng quan trọng hơn là Nga nhanh chóng chiếm thị phần vốn thuộc về Riyadh tại các thị trường tiêu thụ trọng điểm ở châu Á.

Theo đánh giá của các chuyên gia thị trường năng lượng thế giới, xét về bản chất, Nga đang nỗ lực loại bỏ đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhưng cũng là đối tác của mình khỏi thị trường nguyên liệu thô hứa hẹn nhất.

Theo đánh giá của các chuyên gia thị trường năng lượng thế giới, xét về bản chất, Nga đang nỗ lực loại bỏ đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhưng cũng là đối tác của mình khỏi thị trường nguyên liệu thô hứa hẹn nhất.

Giới phân tích đánh giá, nguồn cung cấp dầu thô từ Mỹ không phải là vấn đề then chốt đối với Riyadh, bởi vì bản thân Washington mặc dù vẫn tung rất nhiều "vàng đen" ra thế giới nhưng họ đang mắc kẹt với nỗ lực bù đắp sự thiếu hụt cho các đồng minh châu Âu.

Giới phân tích đánh giá, nguồn cung cấp dầu thô từ Mỹ không phải là vấn đề then chốt đối với Riyadh, bởi vì bản thân Washington mặc dù vẫn tung rất nhiều "vàng đen" ra thế giới nhưng họ đang mắc kẹt với nỗ lực bù đắp sự thiếu hụt cho các đồng minh châu Âu.

Trong khi đó thị trường châu Á đang tăng trưởng mạnh và có giá trị rất lớn luôn chiếm vị trí quan trọng đã được các nhà xuất khẩu năng lượng từ Liên bang Nga đầu tư chiếm lĩnh.

Trong khi đó thị trường châu Á đang tăng trưởng mạnh và có giá trị rất lớn luôn chiếm vị trí quan trọng đã được các nhà xuất khẩu năng lượng từ Liên bang Nga đầu tư chiếm lĩnh.

Yếu tố nữa cần quan tâm đó là căn cứ vào dữ liệu theo dõi tàu chở dầu do hãng tin Bloomberg tổng hợp, lượng xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia đã giảm xuống 5,6 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2024, giảm 520 nghìn thùng/ngày. Vào tháng trước, con số này là 6,135 triệu thùng.

Yếu tố nữa cần quan tâm đó là căn cứ vào dữ liệu theo dõi tàu chở dầu do hãng tin Bloomberg tổng hợp, lượng xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia đã giảm xuống 5,6 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2024, giảm 520 nghìn thùng/ngày. Vào tháng trước, con số này là 6,135 triệu thùng.

Các nhà phân tích của tờ Bloomberg ước tính rằng lượng xuất khẩu này chỉ cao hơn 250 nghìn thùng/ngày so với mức xuất khẩu thấp nhất trong lịch sử của Saudi Arabia khi bắt đầu đại dịch covid-19 vào năm 2020.

Các nhà phân tích của tờ Bloomberg ước tính rằng lượng xuất khẩu này chỉ cao hơn 250 nghìn thùng/ngày so với mức xuất khẩu thấp nhất trong lịch sử của Saudi Arabia khi bắt đầu đại dịch covid-19 vào năm 2020.

Như vậy quốc gia Trung Đông này đang dẫn đầu thế giới trong việc giảm nguồn cung nguyên liệu thô cho thị trường quốc tế, từ đó tiếp tục chính sách cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận OPEC+ xuống mức vượt quá cả cam kết.

Như vậy quốc gia Trung Đông này đang dẫn đầu thế giới trong việc giảm nguồn cung nguyên liệu thô cho thị trường quốc tế, từ đó tiếp tục chính sách cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận OPEC+ xuống mức vượt quá cả cam kết.

Giới chuyên gia phương Tây lưu ý, Riyadh ngày càng khó khăn chống chọi lại sự cạnh tranh khốc liệt từ Moskva, bởi Nga đang đẩy mạnh việc xuất khẩu dầu thô với chiết khấu cao nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách.

Giới chuyên gia phương Tây lưu ý, Riyadh ngày càng khó khăn chống chọi lại sự cạnh tranh khốc liệt từ Moskva, bởi Nga đang đẩy mạnh việc xuất khẩu dầu thô với chiết khấu cao nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách.

Cuộc đối đầu trên thị trường năng lượng giữa hai thành viên chủ chốt của Tổ chức OPEC+ không diễn ra cởi mở như trường hợp đối với các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ, mặc dù vậy điều này vẫn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng với hai quốc gia.

Cuộc đối đầu trên thị trường năng lượng giữa hai thành viên chủ chốt của Tổ chức OPEC+ không diễn ra cởi mở như trường hợp đối với các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ, mặc dù vậy điều này vẫn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng với hai quốc gia.

Saudi Arabia với tư cách là nước dẫn đầu OPEC+ - Tổ chức mà Liên bang Nga cũng là thành viên và có vai trò lớn nên Riyadh không thể tuyên bố đối đầu trực tiếp như với dầu đá phiến Mỹ.

Saudi Arabia với tư cách là nước dẫn đầu OPEC+ - Tổ chức mà Liên bang Nga cũng là thành viên và có vai trò lớn nên Riyadh không thể tuyên bố đối đầu trực tiếp như với dầu đá phiến Mỹ.

Hiện tại Riyadh chưa có cách nào khác để đạt mức xuất khẩu chấp nhận được, ngoại trừ việc dành cho đối tác mức chiết khấu khổng lồ, nhiều hơn cả mức Nga áp dụng cho khách hàng châu Á, nhưng rõ ràng vương quốc Trung Đông sẽ không dễ dàng thực hiện điều này.

Hiện tại Riyadh chưa có cách nào khác để đạt mức xuất khẩu chấp nhận được, ngoại trừ việc dành cho đối tác mức chiết khấu khổng lồ, nhiều hơn cả mức Nga áp dụng cho khách hàng châu Á, nhưng rõ ràng vương quốc Trung Đông sẽ không dễ dàng thực hiện điều này.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/hai-thanh-vien-chu-chot-cua-opec-canh-tranh-quyet-liet-tren-thi-truong-nang-luong-the-gioi-post582131.antd