Góc nhìn 'ảo diệu' về san hô

Nhiếp ảnh gia Georgette Apol Douwma, 83 tuổi, công bố bộ ảnh chụp những rạn san hô trên khắp thế giới với phiên bản chỉnh sửa bằng hiệu ứng 'kính vạn hoa'.

 Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Georgette Apol Douwma được làm lại từ những hình ảnh san hô từng chụp trước đây với hiệu ứng đối xứng. Trong ảnh là rạn san hô rực rỡ chụp tại Biển Đỏ vào năm 2015.

Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Georgette Apol Douwma được làm lại từ những hình ảnh san hô từng chụp trước đây với hiệu ứng đối xứng. Trong ảnh là rạn san hô rực rỡ chụp tại Biển Đỏ vào năm 2015.

San hô chiếm tỷ lệ 1% dưới đáy đại dương, nhưng nuôi sống đến 25% sinh vật biển. Rực rỡ, tràn đầy sự sống và hữu ích, loài động vật bậc thấp này lại đang đối mặt hàng loạt đe dọa, từ sự nóng lên toàn cầu, axit hóa đại dương cho đến tình trạng ô nhiễm và các hoạt động đánh bắt cá mang tính hủy diệt.

Trong chuyến khám phá rạn san hô Great Barrier (Australia) vào những năm 1970, nhiếp ảnh gia Georgette Apol Douwma (người Anh) lần đầu tiên bị thu hút bởi vẻ đẹp lộng lẫy của chúng. Từ đó, khoảng 40 năm sau với nhiều chuyến lặn biển và hàng nghìn bức ảnh, bà bắt đầu đảo ngược, tạo đối xứng các hình ảnh chụp san hô, tạo hiệu ứng "kính vạn hoa".

Bộ ảnh của bà được công bố trên National Geographic nhấn mạnh vẻ đẹp "siêu thực", sống động của loài sinh vật đang chịu tổn thương này.

Brittle Star (Ngôi sao dễ đứt gãy): Nhiếp ảnh gia Douwma ước tính rằng mình đã tạo ra khoảng 1 nghìn hình ảnh vạn hoa về san hô. Trong hình là rạn san hô được chụp tại vùng biển Bắc Sulawesi của Indonesia vào năm 2018. "Tôi khá bị cuốn hút", bà chia sẻ về quá trình chụp tấm ảnh.

Lyretail Anthias (Cá thia cam): Bà Douwma từng là phóng viên tự do của BBC, đồng thời còn là một thợ lặn chuyên nghiệp, chuyên săn tìm những hình ảnh độc đáo về san hô cho đến năm 2020, khi bà dừng lặn vào tuổi 79. Năm 2012, bà chụp được bức ảnh về loài cá thia cam với màu sắc rực rỡ đầy ấn tượng ở Biển Đỏ.

Crinoid (Huệ biển): Khu vực lặn yêu thích của bà Douwma là Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Philippines và Indonesia. Tại đây, bà tìm thấy loài huệ biển và gorgonian (quạt biển) vào năm 2007.

Gorgonian Sea Fan (Quạt biển Gorgonian): Dưới đáy biển, rất khó để nhiếp ảnh gia ghi lại màu sắc rực rỡ chân thực của san hô. Vì vậy, để làm nổi bật những rạn san hô lộng lẫy, bà Douwma sử dụng đèn flash cho các tác phẩm của mình. Trong hình là rạn quạt biển (một loại san hô) được chụp tại tỉnh Tây Papua (Indonesia) vào năm 2009.

Yellowback Fusiliers (Pháo binh lưng vàng): Bức ảnh được chụp năm 2017 ghi lại một đàn cá pháo binh lưng vàng bơi qua rạn san hô tại Tây Papua.

Bubble-tip Anemone (Hải quỳ đầu bong bóng): Hình ảnh được chụp tại Indonesia vào năm 2011. Trong ảnh, những con hải quỳ có dấu hiệu bị tẩy trắng sau khi thải loại các sinh vật ký sinh cung cấp dinh dưỡng cho mình. Một số loài sinh vật có lợi giúp duy trì sự sinh tồn cho hải quỳ.

Soft Corals (San hô mềm): Bức ảnh chụp một số loài san hô bộ mềm đầy màu sắc tại biển Andaman của Thái Lan vào năm 2009.

Bigeye Snappers (Cá hồng mắt to): Bà Douwma chụp ảnh những con cá hồng với mảng vây, đuôi màu vàng sáng, bơi giữa những rạn san hô mềm tại Tây Papua (Indonesia) vào năm 2018.

Lyretail Anthias (Cá thia cam): Một góc nhìn khác về loài cá thia cam được ghi lại trong chuyến lặn biển năm 2012 ở Biển Đỏ, ngoài khơi bờ biển Ai Cập.

Blue-green Chromis (Cá thia lá mạ): Bao quanh rạn san hô với những đốm màu rực rỡ, loại cá thia này thường xuất hiện với số lượng lớn. Douwma đã chụp lại những hình ảnh này vào năm 2015 ở Biển Đỏ ngoài khơi bờ biển Ai Cập.

Red Sea Whips (Roi biển đỏ): Bức hình được chụp vào năm 2008 tại quần đảo Raja Ampat của Tây Papua, Indonesia cho thấy những con roi biển dường như vươn tới các cạnh của khung ảnh.

Minh Vũ

Ảnh: Georgette Apol Douwma

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/goc-nhin-ao-dieu-ve-san-ho-post1477572.html