Gia tài phim ảnh đồ sộ của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần

Sự ra đi của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần là mất mát lớn của nền điện ảnh Việt Nam.

Ngày 22/5, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần qua đời. Sinh thời, ông có nhiều cống hiến cho nền điện ảnh Việt Nam. Ảnh: Sức Khỏe và Đời Sống.

Ngày 22/5, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần qua đời. Sinh thời, ông có nhiều cống hiến cho nền điện ảnh Việt Nam. Ảnh: Sức Khỏe và Đời Sống.

Theo Thể Thao Văn Hóa, sau khi rời trường phổ thông, đạo diễn Hữu Phần làm đủ thứ nghề như thợ rèn, thợ điện. Vì mê phim ảnh, đạo diễn Hữu Phần làm chân sai vặt ở Xưởng phim truyện Việt Nam. Làm được một thời gian, ông thất nghiệp. Ảnh: Tổ Quốc.

Theo Thể Thao Văn Hóa, sau khi rời trường phổ thông, đạo diễn Hữu Phần làm đủ thứ nghề như thợ rèn, thợ điện. Vì mê phim ảnh, đạo diễn Hữu Phần làm chân sai vặt ở Xưởng phim truyện Việt Nam. Làm được một thời gian, ông thất nghiệp. Ảnh: Tổ Quốc.

Sau đó, đạo diễn Hữu Phần trở thành sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm I rồi trở thành giáo viên dạy văn. Vì vẫn mê phim ảnh, ông quyết định quay trở về Xưởng phim truyện Việt Nam xin làm lao động phổ thông. Do có bằng đại học, ông được làm thư ký cho các đạo diễn. Năm 1979, khi trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành lập, ông trở thành sinh viên khóa I. Ảnh: Znews.

Sau đó, đạo diễn Hữu Phần trở thành sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm I rồi trở thành giáo viên dạy văn. Vì vẫn mê phim ảnh, ông quyết định quay trở về Xưởng phim truyện Việt Nam xin làm lao động phổ thông. Do có bằng đại học, ông được làm thư ký cho các đạo diễn. Năm 1979, khi trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành lập, ông trở thành sinh viên khóa I. Ảnh: Znews.

Năm 1988, khi video du nhập vào Việt Nam, đạo diễn Hữu Phần gặp đạo diễn Phi Tiến Sơn. Khi công ty Vinadeo ra đời, cả hai bàn bạc với những người quản lý công ty này làm phim video. Bộ phim video đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ kịch bản phim mà đạo diễn Hữu Phần chuyển thể từ kịch bản sân khấu Ông không phải là bố tôi của Lưu Quang Vũ. Ảnh: Znews.

Năm 1988, khi video du nhập vào Việt Nam, đạo diễn Hữu Phần gặp đạo diễn Phi Tiến Sơn. Khi công ty Vinadeo ra đời, cả hai bàn bạc với những người quản lý công ty này làm phim video. Bộ phim video đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ kịch bản phim mà đạo diễn Hữu Phần chuyển thể từ kịch bản sân khấu Ông không phải là bố tôi của Lưu Quang Vũ. Ảnh: Znews.

Năm 1992, NSND Nguyễn Hữu Phần cùng Lưu Trọng Ninh, Hoàng Nhuận Cầm, Phi Tiến Sơn, Nguyễn Quang Vinh thành lập Trung tâm Điện ảnh Trẻ dưới sự bảo trợ của Hội Điện ảnh Việt Nam. Từ trung tâm này, Lưu Trọng Ninh, Nguyễn Hữu Phần và Hoàng Nhuận Cầm thực hiện ba bộ phim Hãy tha thứ cho em (phim nhựa), Em còn nhớ hay em đã quên, Người nghèo cũng khóc (phim video). Ảnh: Dân Việt.

Năm 1992, NSND Nguyễn Hữu Phần cùng Lưu Trọng Ninh, Hoàng Nhuận Cầm, Phi Tiến Sơn, Nguyễn Quang Vinh thành lập Trung tâm Điện ảnh Trẻ dưới sự bảo trợ của Hội Điện ảnh Việt Nam. Từ trung tâm này, Lưu Trọng Ninh, Nguyễn Hữu Phần và Hoàng Nhuận Cầm thực hiện ba bộ phim Hãy tha thứ cho em (phim nhựa), Em còn nhớ hay em đã quên, Người nghèo cũng khóc (phim video). Ảnh: Dân Việt.

 Em còn nhớ hay em đã quên do NSND Nguyễn Hữu Phần viết kịch bản và làm đạo diễn, có cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh đóng chính. Phim đoạt các giải thưởng về Biên kịch, Đạo diễn, giải Phim, giải Diễn viên và giải Âm nhạc trong LHP Quốc gia lần thứ XI. Ảnh: Tổ Quốc.

Em còn nhớ hay em đã quên do NSND Nguyễn Hữu Phần viết kịch bản và làm đạo diễn, có cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh đóng chính. Phim đoạt các giải thưởng về Biên kịch, Đạo diễn, giải Phim, giải Diễn viên và giải Âm nhạc trong LHP Quốc gia lần thứ XI. Ảnh: Tổ Quốc.

Theo VOV, năm 1994, NSND Nguyễn Hữu Phần được đạo diễn Khải Hưng mời về Hãng phim truyện Đài Truyền hình Việt Nam, bắt đầu với Lẽ nào anh lại quên - bộ phim đầu tiên của chương trình Văn nghệ Chủ nhật. Ảnh: Dân Việt.

Theo VOV, năm 1994, NSND Nguyễn Hữu Phần được đạo diễn Khải Hưng mời về Hãng phim truyện Đài Truyền hình Việt Nam, bắt đầu với Lẽ nào anh lại quên - bộ phim đầu tiên của chương trình Văn nghệ Chủ nhật. Ảnh: Dân Việt.

Năm 2000, NSND Nguyễn Hữu Phần nhận lời các nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến, Khuất Quang Thụy và đạo diễn Phạm Thanh Phong rủ làm phim Đất và người, kịch bản được chuyển thể từ tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Đất và người lên sóng năm 2002, trở thành bộ phim truyền hình dài tập được nhiều khán giả yêu thích. Ảnh: Vietnamnet.

Năm 2000, NSND Nguyễn Hữu Phần nhận lời các nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến, Khuất Quang Thụy và đạo diễn Phạm Thanh Phong rủ làm phim Đất và người, kịch bản được chuyển thể từ tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Đất và người lên sóng năm 2002, trở thành bộ phim truyền hình dài tập được nhiều khán giả yêu thích. Ảnh: Vietnamnet.

Sau Đất và người, NSND Nguyễn Hữu Phần tiếp tục có một số bộ phim về đề tài nông thôn được chú ý như: Ma làng, Gió làng Kình. Ảnh: Vietnamnet.

Sau Đất và người, NSND Nguyễn Hữu Phần tiếp tục có một số bộ phim về đề tài nông thôn được chú ý như: Ma làng, Gió làng Kình. Ảnh: Vietnamnet.

Xem video: "Diễn viên Mai Ngọc Căn cùng vợ chia sẻ câu chuyện về tình yêu của mình". Nguồn Znews

Thu Cúc (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/giai-tri/gia-tai-phim-anh-do-so-cua-dao-dien-nguyen-huu-phan-1992962.html