Giá cà phê hôm nay 16/11: Thị trường trong nước đồng loạt tăng mạnh dịp cuối tuần
Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên đồng loạt tăng mạnh tại các địa phương. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 113.700 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay ngày 16/11/2024 tại thị trường trong nước
Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên đồng loạt tăng mạnh tại các địa phương. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 113.700 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên. Cụ thể:
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk tăng 3.100 đồng/kg, đạt 113.800 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng cũng tăng 3.000 đồng/kg, đạt 113.500 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê hôm nay tại Gia Lai tăng 3.000 đồng/kg, đạt 113.700 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông cùng diễn biến tăng 3.200 đồng/kg, đạt 114.000 đồng/kg.
Lưu ý: Các mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế sẽ có sự chênh lệch theo từng địa phương, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, khối lượng giao dịch… Quý độc giả vui lòng liên hệ đến các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh cà phê gần nhất để được tư vấn cụ thể.
Giá cà phê hôm nay ngày 16/11/2024 tại thị trường thế giới
Theo dữ liệu mới nhất, giá cà phê thế giới đồng loạt tăng trên cả 2 sàn giao dịch. Cụ thể:
Trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Robusta giao tháng 11/2024 tăng 6 USD/tấn, ở mức 4.783 USD/tấn, giao tháng 1/2025 tăng 11 USD/tấn, ở mức 4.706 USD/tấn.
Tương tự, trên sàn ICE Futures US, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 tăng 0,70 cent/lb, ở mức 279,65 cent/lb, giao tháng 3/2025 tăng 0,95 cent/lb, ở mức 280,35 cent/lb.
Ngày 13-14/11, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc hoãn thi hành Quy định chống phá rừng (EUDR) thêm 12 tháng. Đồng thời, EP cũng tìm cách nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng như thịt bò và đậu nành.
Với lộ trình mới, hoạt động nhập khẩu sẽ tạm thời chững lại, giúp cung và cầu cà phê trên thế giới có xu hướng cân bằng hơn, đặc biệt khi Việt Nam chuẩn bị đưa ra nguồn cung mới.
EP đã đưa ra 15 đề xuất sửa đổi, trong đó đề xuất kéo dài thời gian trì hoãn lên hai năm, lập danh mục các quốc gia "không rủi ro" và miễn phần lớn nghĩa vụ báo cáo cho các thương nhân.
Theo nhóm này, các đề xuất thay đổi nhằm giảm bớt gánh nặng hành chính không cần thiết và tránh phát sinh thêm chi phí. Những ý kiến này đang nhận được sự ủng hộ từ một số nhóm bảo thủ và theo chủ nghĩa độc lập, theo thông tin từ comunicaffe.