Ghép tạng Việt Nam đã làm chủ được kỹ thuật, nhưng còn khan hiếm nguồn mô tạng

Việt Nam đang dần làm chủ được kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng và đây cũng là 'thời điểm vàng' cho lĩnh vực ghép tạng. Tuy nhiên, ngành ghép tạng Việt Nam cũng đang đứng trước thực trạng thiếu trầm trọng nguồn mô tạng để cấy ghép. Thực tế, nhu cầu ghép mô, tạng ở nước ta rất lớn nhưng số lượng người hiến tạng tại Việt Nam lại ít và khan hiếm. Điều đáng nói là, trong khi ở các nước phát triển, có tới hơn 90% nguồn cung cấp mô, tạng là từ các bệnh nhân chết não, chết tuần toàn, thì ở Việt Nam nguồn mô tạng chủ yếu vẫn từ người cho sống. Mặc dù, số lượng đăng ký hiến tạng đã gấp đôi so với năm 2016 nhưng so với hơn 90 triệu dân thì đây vẫn là con số còn rất bé nhỏ.

Trong 3 ngày, từ ngày 7 – 9/11/2019, Hội nghị ghép tạng toàn quốc lần thứ VI, diễn ra tại Bệnh viện TWQĐ 108. Hội nghị lần này có các nhà khoa học đến từ Hội ghép tạng thế giới như; Úc, Mỹ, New Zealand cùng các chuyên gia đầu ngành trong nước. Với gần 120 báo cáo trong đó có 10 báo cáo quốc tế và hơn 110 báo cáo trong nước được chia thành các phiên khoa học tập trung chuyên sâu về các lĩnh vực riêng như: ghép tim, ghép thận, ghép tạng nhi, ghép gan,… mang hàm lượng khoa học cao được trình bày. Đồng thời, đây cũng là dịp để các nhà khoa học chia sẻ những kinh nghiệm, cập nhật những tiến bộ về miễn dịch sau ghép tạng, với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng điều trị mang lại những lợi ích thiết thực cho người bệnh.

Báo cáo từ Miami

Báo cáo từ Miami

Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS.NGND. Phạm Gia Khánh - Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam cho biết: Ghép tạng là điều kỳ diệu nhất trong y học. Nhu cầu ghép tạng ở Việt Nam khá lớn, số ca ghép tạng tại Việt Nam ngày càng tăng lên, nhưng những kết quả, thành công đạt được mới chỉ là bước đi ban đầu.

GS.TS.Mai Hồng Bàng, giám đốc BVTWQĐ 108 chia sẻ tại hội nghị: Mặc dù khởi đầu chậm hơn so với thế giới trong lĩnh vực ghép tạng 27 năm, nhưng đến nay, Việt Nam đã có 19 trung tâm ghép tạng và đạt được những tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng. Theo số liệu thống kê, tính đến 31/8/2019, cả nước đã thực hiện được khoảng hơn 4.200 ca ghép tạng. Trong đó ghép thận gần 4.000 ca, còn lại là ghép tủy, ghép gan, ghép tim… Đặc biệt, năm 2018, Bệnh viện TWQĐ 108 đã ghi thêm một mốc son của ngành ghép tạng Việt Nam khi lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não bởi các chuyên gia của Bệnh viện TWQĐ 108.

Hội nghị dành phút cảm tạ cho những người đã hiến tạng cứu người

Hội nghị dành phút cảm tạ cho những người đã hiến tạng cứu người

Việt Nam đang dần làm chủ được kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng và đây cũng là “thời điểm vàng” cho lĩnh vực ghép tạng. Tuy nhiên, ngành ghép tạng Việt Nam cũng đang đứng trước thực trạng thiếu trầm trọng nguồn mô tạng để cấy ghép. Thực tế, nhu cầu ghép mô, tạng ở nước ta rất lớn nhưng số lượng người hiến tạng tại Việt Nam lại ít và khan hiếm. Điều đáng nói là, trong khi ở các nước phát triển, có tới hơn 90% nguồn cung cấp mô, tạng là từ các bệnh nhân chết não, chết tuần toàn, thì ở Việt Nam nguồn mô tạng chủ yếu vẫn từ người cho sống. Mặc dù, số lượng đăng ký hiến tạng đã gấp đôi so với năm 2016 nhưng so với hơn 90 triệu dân thì đây vẫn là con số còn rất bé nhỏ.

Theo thống kê của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép tạng, tính cho toàn bộ quá trình phát triển của ngành ghép tạng nước ta đến tháng 8/2019, số ca hiến tạng từ người cho chết não, chết tuần hoàn mới chỉ 223 trường hợp… Chính vì vậy, khó khăn lớn nhất với ngành ghép tạng của nước ta hiện nay không phải là vấn đề kỹ thuật, mà là do thiếu nguồn mô, tạng để có thể thực hiện được cấy ghép...

Thu Hà

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ghep-tang-viet-nam-da-lam-chu-duoc-ky-thuat-nhung-con-khan-hiem-nguon-mo-tang-n165588.html