Du ngoạn đầu xuân tại 10 ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất

Đi chùa đầu năm là truyền thống không thể thiếu của người Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về, những vùng đất thiêng trải dài từ Bắc chí Nam là những địa điểm du ngoạn, vãn cảnh, cầu mong một năm mới nhiều bình an, hạnh phúc. Hãy để Nhà Đẹp dẫn bạn khám phá 10 ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam, với không gian tâm linh huyền diệu thu hút du khách gần xa.

1.Chùa Bái ĐínhThuộc danh thắng Bái Đính - Tràng An, Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền rộng 539 ha, nằm trên núi Bái Đính, cách cố đô Hoa Lư 5km và cách thành phố Ninh Bình 12km. Đây là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng và linh thiêng nhất Việt Nam, có kiến trúc cổ kính, uy nghiêm mỗi năm đón đến hàng vạn Phật tử về hành hương cũng như các du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Bái Đính cổ tự được xây dựng từ năm 1136. Trải qua thời gian nghìn năm, các di tích cổ vẫn còn được lưu giữ khá nguyên vẹn như Hang sáng - Động tối, đền thờ thần Cao Sơn, đền thờ thánh Nguyễn, Giếng ngọc

2. Chùa Đồng Yên TửChùa Đồng Yên Tử nằm trong quần thể Trúc Lâm Yên Tử, tọa lạc trên đỉnh cao nhất của dãy núi Yên Tử ở độ cao 1.068m. Chùa được ghi nhận là một trong những ngôi chùa lớn và cao nhất tại Việt Nam, hội tụ linh khí của núi thiêng, luôn phủ mây và gió vờn khá mạnh. Từ đỉnh Yên Sơn, phóng tầm mắt về 4 hướng là cả vùng một vùng trời như dải lụa xanh thẳm, cảnh đẹp lạ thường.

Để đến chùa Yên Tử, bạn có thể đi cáp treo rất thuận tiện. Ngồi trong cabin có thể ngắm nhìn trọn vẹn cảnh đẹp chùa Yên Tử từ trên cao, chiêm ngưỡng khu rừng cây Yên Tử, nơi có nhiều ngọn tùng cổ với tuổi đời đã hơn 700 năm.

3. Chùa Tam Chúc - Hà Nam nằm ở xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Hà Nội khoảng 70km. Chùa Tam Chúc được xem như là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính cho đến hiện tại, trải dài trên diện tích hơn 5.000 ha nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc hoành tráng.

Kinh nghiệm khi đi chùa Tam Chúc là nên đi vào buổi trưa, chơi đến chiều tối. Hoàng hôn là khoảnh khắc đẹp nhất ở chùa Tam Chúc khi cả quần thể đình, chùa sẽ như phát sáng rực rỡ dưới quầng mặt trời vàng cam.

4. Chùa Ba Vàng tọa lạc ở ngọn núi cùng tên, thuộc thành phố Uông Bí, Hạ Long. Nằm ở độ cao 340m, với địa thế đẹp phía trước là sông, phía sau là núi, hai bên là rừng thông được ví như có Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, chùa Ba Vàng đã làm say lòng biết bao du khách.

5. Chùa Một Cột - ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á. Chùa Một Cột tọa lạc tại công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, thuộc quận Ba Đình, từ lâu đã trở thành một biểu tượng của Thủ đô về cả kiến trúc và đời sống tâm linh. Như một đóa sen nổi trên mặt nước, là sự kết hợp hài hòa của lối kiến trúc và điêu khắc đá đầy sáng tạo. Những chi tiết được chạm vẽ các biểu tượng văn hóa đậm chất Việt, đan xen hài hòa tạo nên một bức tranh được bảo tồn và lưu trữ đến ngày nay.

Thời gian để tham quan chùa là từ 7:00 - 18:00. Vào những ngày mùng 1 hoặc ngày rằm, chùa Một Cột sẽ tổ chức các lễ cúng của Phật tử và người dân đến dâng hương.

6. Chùa Thiên Mụ luôn đứng đầu khi nói đến những ngôi chùa đẹp ở Huế. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, đối diện là dòng sông Hương thơ mộng, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km. Vì sở hữu một khung cảnh vô cùng nên thơ và trữ tình nên chùa Thiên Mụ luôn là nguồn cảm hứng của bao tác phẩm nghệ thuật từ thi ca đến hội họa. Phong cảnh bình yên giữa thiên nhiên này đã khiến bao du khách phải bồi hồi, luyến lưu.

Chùa mở cửa từ sáng đến 18:00. Nếu bạn đến vào buổi chiều, nên nán lại để có cơ hội ngắm hoàng hôn trên sông Hương nữa nhé.

7. Chùa Linh Ứng, ngôi chùa đẹp Đà Nẵng mà ai đến thành phố biển cũng nên một lần ghé qua, chùa Linh Ứng Sơn Trà nằm trên bãi Bụt - bán đảo Sơn Trà với địa thế tựa núi hướng biển ấn tượng. Chùa nổi tiếng linh thiêng ngay cả với người dân bản địa nên vừa là địa điểm du lịch để thưởng ngoạn cảnh sắc, vừa là chốn tâm linh để mọi người cầu nguyện sự bình an, may mắn.

Chùa có kiến trúc khá đơn giản. Sau khi đi lên dãy bậc thang của cổng Tam Quan, bạn sẽ thấy được Chính điện ở đầu kia của sân rộng. Khuôn viên chùa, ngoài tượng Quan Thế Âm Bồ Tát thì còn có các dãy tượng La Hán, tháp Xá Lợi cao 9 tầng và các tượng Phật tọa dưới những tán cây xanh mát.

8. Thiền viện Trúc Lâm. Tọa lạc ở vị trí vô cùng tuyệt vời: nằm trên đỉnh núi Phụng Hoàng, xung quanh bao bọc bởi rừng thông xanh, mặt trước nhìn thẳng ra hồ Tuyền Lâm thơ mộng.

Đường đi đến thiền viện rất dễ đi, toàn bộ cung đường đến Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt toàn bộ là đường nhựa và không kẹt xe. Đặc biệt, bạn cũng có thể đến đây bằng cáp treo, xuất phát từ trạm cáp treo đồi Robin. Trải nghiệm lướt qua rừng thông, vườn hoa đủ sắc và được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố.

9. Chùa Bửu Long nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 20 km, tọa lạc trên một ngọn đồi nằm về phía Tây của sông Đồng Nai, thuộc địa phận quận 9. Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1942 và trùng tu vào 2007, chùa Bửu Long nay là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Sài Gòn, thu hút người dân thành phố và khách du lịch đến chiêm bái.

Trong ngày, thời điểm lý tưởng nhất để tham quan chùa Bửu Long là vào lúc sáng sớm hoặc hoàng hôn. Đến đây vào buổi sớm, bạn sẽ được tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành, nắng cũng không quá gắt cho một chuyến đi dạo dưới những tán cây. Còn nếu lưu lại chùa Bửu Long vào lúc hoàng hôn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh ánh mặt trời vàng cam lặn dần trên đỉnh tháp vô cùng ấn tượng.

10. Chùa Xiêm Cán. Nằm tại xã Vĩnh Trạch Đông tỉnh Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Sự uy nghi và kiến trúc độc đáo của chùa Xiêm Cán luôn là điểm đặc biệt thu hút rất nhiều du khách đến đây để chiêm bái.

Đến đây bạn có thể ngắm nhìn được quần thể kiến trúc mang đậm phong cách Angkor theo trường phái Phật giáo Nam Tông. Các công trình tiêu biểu là tường thành, cổng tam quan, chính điện, tháp chuông… với màu sắc rực rỡ và các bức phù điêu được chạm trổ tinh xảo. Tại chùa Xiêm Cán, bạn còn được tìm hiểu về những phong tục, tín ngưỡng hay cuộc sống đặc trưng của người dân Khmer vùng sông nước Nam Bộ.

Thúy Hiền

Theo Momo.vn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/du-ngoan-dau-xuan-tai-10-ngoi-chua-co-kien-truc-dep-nhat-post1611567.tpo