Địa chấn kiến tạo khu vực phát sinh động đất Myanmar và bài học rút ra với Việt Nam
Vào 14h00 ngày 9/4/2025, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, Hội Kiến tạo Việt Nam, Hội Đệ tứ - Địa mạo Việt Nam và Hội Khoa học Kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến qua nền tảng Zoom với chủ đề 'Địa chấn kiến tạo khu vực phát sinh động đất Myanmar ngày 28/3/2025 và bài học rút ra với Việt Nam'.

Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học như: ông Phan Trọng Trịnh, ông Đặng Vũ Khắc, ông Nguyễn Văn Hướng, ông Trần Văn Phong. Trong khuôn khổ hội thảo, các nhà khoa học sẽ thảo luận, liên hệ với địa chấn kiến tạo, địa động lực hiện đại và động đất cực đại các đới đứt gãy lớn ở Việt Nam.
Trân trọng kính mời các nhà khoa học tham dự hội thảo trực tuyến theo link Zoom: Tại đây
ID: 650 495 5775
Passcode: 123456
Chuỗi hội thảo khoa học chuyên ngành về địa chất, kiến tạo, địa mạo, địa vật lý Việt Nam do Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, Hội Kiến tạo Việt Nam, Hội Đệ tứ - Địa mạo Việt Nam và Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam phối hợp tổ chức hàng tháng (từ tháng 3/2022) qua nền tảng Zoom. Hội thảo “Địa chấn kiến tạo khu vực phát sinh động đất Myanmar ngày 28/3/2025 và bài học rút ra với Việt Nam” thuộc chuỗi hội thảo trực tuyến năm 2025.
Trưa ngày 28/3/2025, trận động đất mạnh 7,7 độ Richter đã xảy ra tại Myanmar, với tâm chấn cách thành phố Mandalay khoảng 20km, đã làm rung chuyển cả khu vực, khiến đường sá nứt toác, chùa tháp cổ sụp đổ, cầu gãy và nhà cửa đổ nát... Chỉ trong vài giây, nhiều khu dân cư đã bị phá hủy hoàn toàn. Ngay cả tại nhiều quốc gia lân cận như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam cũng có thể cảm nhận được chấn động.
Được đánh giá là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trong 100 năm tại Myanmar, giới chuyên gia nhận định trận động đất này đã giải phóng năng lượng tương đương hàng trăm quả bom nguyên tử.