Để mỗi chuyến đi của du khách Pháp tới Việt Nam là một trải nghiệm kết nối văn hóa và hữu nghị

Ngày 12/5, Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực và làng nghề, do Cục Du lịch quốc gia Việt Nam phối hợp Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và các bên liên quan tổ chức tại Paris, đã diễn ra sôi nổi với cách thức mới trong công tác xúc tiến và quảng bá, qua đó khẳng định vị thế quan trọng của thị trường này đối với du lịch Việt Nam.

Được tổ chức tại Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp, chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp lữ hành và công ty du lịch tại Pháp.

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam khẳng định, sự kiện xúc tiến du lịch lần này không đơn thuần là một hoạt động quảng bá, mà còn là một biểu tượng sinh động cho sự kết nối giữa hai quốc gia có bề dày quan hệ lịch sử, văn hóa và giao lưu nhân dân.

Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Tô Lâm vào năm 2024 là một dấu mốc quan trọng góp phần củng cố và thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực du lịch.

Thời gian qua, Việt Nam và Pháp đã triển khai nhiều hợp tác du lịch song phương hiệu quả, như ký kết các văn kiện hợp tác và thực hiện chính sách cởi mở với du khách Pháp. Cụ thể, Việt Nam áp dụng chính sách miễn thị thực đơn phương cho công dân Pháp từ năm 2015 và tăng thời hạn lưu trú lên 45 ngày kể từ ngày 15/8/2023.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, nhấn mạnh rằng mỗi chuyến đi đến Việt Nam sẽ không chỉ là một kỳ nghỉ, mà còn là trải nghiệm kết nối văn hóa và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, nhấn mạnh rằng mỗi chuyến đi đến Việt Nam sẽ không chỉ là một kỳ nghỉ, mà còn là trải nghiệm kết nối văn hóa và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Năm 2024, Việt Nam đã đón gần 279.000 lượt khách Pháp, đạt 97% so với thời điểm trước đại dịch. Đáng chú ý, trong quý I/2025, lượng khách Pháp tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 102.000 lượt, cho thấy sự hấp dẫn bền vững của điểm đến Việt Nam đối với du khách Pháp.

Ngoài những sản phẩm du lịch chuyên sâu, đậm đà bản sắc dân tộc tại các địa phương với thế mạnh là các di sản, Việt Nam cũng đưa vào khai thác các sản phẩm chuyên đề dành cho du khách có thị hiếu tinh tế như lớp học ẩm thực, tham quan làng nghề truyền thống hành hương, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng…

Mặt khác, sự tương đồng và giao thoa lịch sử-văn hóa giữa Việt Nam và Pháp, thể hiện qua kiến trúc, ẩm thực và không gian đô thị tại các thành phố như: Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Hội An… mang đến những trải nghiệm thân thuộc, nhưng cũng đầy mới lạ cho du khách Pháp. Từ đó, mỗi chuyến đi đến Việt Nam sẽ không chỉ là một kỳ nghỉ mà còn là trải nghiệm kết nối văn hóa và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Bên cạnh kêu gọi các đối tác và doanh nghiệp du lịch hàng đầu tại Pháp hợp tác để xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, Đại sứ Đinh Toàn Thắng khẳng định rằng trong bối cảnh du lịch toàn cầu đang phục hồi, đây là thời điểm vàng để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Pháp, trong đó văn hóa và du lịch là hai trụ cột quan trọng.

Bên cạnh kêu gọi các đối tác và doanh nghiệp du lịch hàng đầu tại Pháp hợp tác để xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, Đại sứ Đinh Toàn Thắng khẳng định rằng trong bối cảnh du lịch toàn cầu đang phục hồi, đây là thời điểm vàng để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Pháp, trong đó văn hóa và du lịch là hai trụ cột quan trọng.

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định việc lựa chọn Pháp làm điểm dừng chân của chuỗi sự kiện xúc tiến du lịch quốc tế thể hiện rõ sự coi trọng mà Việt Nam dành cho thị trường Pháp.

Đây là thị trường đầy tiềm năng với 279.000 lượt khách Pháp đến Việt Nam trong năm 2024. Con số ấn tượng này là minh chứng cho sức hút ngày càng lớn của điểm đến Việt Nam đối với du khách châu Âu.

Theo Đại sứ Đinh Toàn Thắng, mỗi địa danh tại Việt Nam đều mang trong mình câu chuyện đặc sắc, bề dày lịch sử riêng, nền văn hóa phong phú cùng cảnh quan thiên nhiên đa dạng và tuyệt đẹp sẽ tạo nên trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh tiềm năng to lớn của việc quảng bá du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh, kênh kết nối cảm xúc mạnh mẽ với công chúng quốc tế. Đại sứ bày tỏ mong muốn được chào đón các nhà làm phim Pháp đến khám phá, hợp tác và sáng tạo tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Pháp tích cực gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác trong phiên kết nối chiều 12/5.

Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Pháp tích cực gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác trong phiên kết nối chiều 12/5.

Trước đó, buổi gặp gỡ kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Pháp mở ra nhiều cơ hội giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, các chương trình kích cầu hấp dẫn đến với các doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch Pháp. Bên cạnh đó, buổi kết nối góp phần thúc đẩy hợp tác về đầu tư, phát triển dịch vụ du lịch ở nhiều phân khúc, hạng mục đa dạng, cũng như quảng bá điểm đến một cách hiệu quả hơn.

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết: Chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam tại châu Âu được xác định là một trong những hoạt động trọng điểm trong năm 2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đây là hoạt động cụ thể trong nỗ lực triển khai Nghị quyết số 25 của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, trong đó ngành du lịch giữ vai trò trụ cột với những mục tiêu đầy tham vọng.

Ngành du lịch Việt Nam kỳ vọng sẽ đón từ 22 đến 23 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ khoảng 120 đến 130 triệu lượt khách nội địa, và đạt tổng doanh thu khoảng 1 triệu tỷ đồng trong năm nay. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường du lịch toàn cầu vẫn đang phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng đặt ra nhiều thách thức cho những mục tiêu này.

Trên cơ sở những kết quả phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai bảy hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ở nước ngoài, trong đó châu Âu là thị trường chiến lược với hai chương trình chính.

Chương trình đầu tiên hiện đang được triển khai tại ba quốc gia: Italia, Thụy Sĩ và Pháp, đánh dấu sự hiện diện mạnh mẽ của du lịch Việt Nam tại những thị trường truyền thống. Chương trình thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng 6 tới tại ba quốc gia châu Âu khác bao gồm Đức, Tây Ban Nha và Ba Lan.

Vũ khúc cung đình "Lục cúng hoa đăng" là sự kết tinh của âm nhạc, kỹ thuật múa tôn giáo và dân gian, thường được trình diễn trong các ngày lễ thánh thọ, tiên thọ, vạn thọ và lễ cúng Mụ trong cung đình.

Vũ khúc cung đình "Lục cúng hoa đăng" là sự kết tinh của âm nhạc, kỹ thuật múa tôn giáo và dân gian, thường được trình diễn trong các ngày lễ thánh thọ, tiên thọ, vạn thọ và lễ cúng Mụ trong cung đình.

Bên cạnh việc tháo gỡ rào cản về thủ tục nhập cảnh bằng các chính sách thị thực linh hoạt, Việt Nam nỗ lực triển khai đường bay thẳng Hà Nội-Milan do Vietnam Airlines khai thác, dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 7/2025.

Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, du khách Pháp được đánh giá là nhóm khách hàng quan trọng với đặc điểm chi tiêu cao, thời gian lưu trú dài và có nhu cầu trải nghiệm văn hóa cũng như khám phá thiên nhiên, vốn là thế mạnh nổi bật của du lịch Việt Nam.

Vũ khúc cung đình "Trình tường tập khánh" thể hiện bốn vị tứ trụ thiên thần vâng mệnh Thượng đế giáng xuống trần gian để chúc phúc, ban ấm no, mừng thịnh vượng cho nhà vua và bách tính.

Vũ khúc cung đình "Trình tường tập khánh" thể hiện bốn vị tứ trụ thiên thần vâng mệnh Thượng đế giáng xuống trần gian để chúc phúc, ban ấm no, mừng thịnh vượng cho nhà vua và bách tính.

Về phần mình, bà Hoàng Thị Kim Anh, Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, đánh giá Pháp là một thị trường đặc biệt, có những điểm kết nối chung với Việt Nam trong nhiều mặt như văn hóa, lịch sử và cộng đồng.

Bà khẳng định rằng trong thời gian tới, kinh tế du lịch sẽ đóng vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Đồng thời, phát triển và quảng bá du lịch là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững của đất nước.

Nghệ thuật ẩm thực cung đình Huế được giới thiệu tại chương trình, là một phần không thể thiếu trong việc khuyến khích sự tò mò của du khách Pháp với văn hóa Việt Nam. Những món ăn được trình bày như một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự cầu kỳ, tinh tế của ẩm thực Việt Nam, hướng tới đáp ứng thị hiếu tinh tế của du khách Pháp.

Nghệ thuật ẩm thực cung đình Huế được giới thiệu tại chương trình, là một phần không thể thiếu trong việc khuyến khích sự tò mò của du khách Pháp với văn hóa Việt Nam. Những món ăn được trình bày như một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự cầu kỳ, tinh tế của ẩm thực Việt Nam, hướng tới đáp ứng thị hiếu tinh tế của du khách Pháp.

Ông Nguyễn Tiến Hoàng, Trưởng Văn phòng đại diện Vietnam Airlines tại Pháp và châu Âu, cho biết, Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) hiện đang tích cực củng cố và mở rộng mạng lưới đường bay tới các quốc gia châu Âu. Hiện tại, hãng đang khai thác các đường bay thẳng từ Việt Nam đến các điểm đến lớn như Pháp, Đức, Italia và Anh. Trong năm 2026, Vietnam Airlines đang nghiên cứu và lên kế hoạch phát triển các sản phẩm mới, nhằm mở rộng mạng bay tới những điểm đến tiềm năng khác tại châu Âu, trong đó có Đan Mạch.

Ông Nguyễn Tiến Hoàng nhấn mạnh: Vietnam Airlines không chỉ đóng vai trò là một hãng hàng không, mà còn là cầu nối quan trọng trong việc đưa du khách quốc tế đến gần hơn với đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện.

KHẢI HOÀN - MINH DUY Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Pháp

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/de-moi-chuyen-di-cua-du-khach-phap-toi-viet-nam-la-mot-trai-nghiem-ket-noi-van-hoa-va-huu-nghi-post879272.html