Đánh giá cơ chế đặc thù thực hiện dự án giao thông

Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc một số dự án còn chậm so với yêu cầu, cần đánh giá một số vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là việc triển khai các cơ chế đặc thù.

Sáng 15/5, thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thực hiện cơ chế đặc thù đã góp phần đảm bảo tiến độ, rút ngắn thời gian thi công. Tuy nhiên, do triển khai khối lượng lớn các dự án trong cùng một khoảng thời gian khiến việc thực hiện vẫn còn lúng túng, vướng mắc.

Điển hình là dù đã có cơ chế đặc thù về cấp mỏ vật liệu xây dựng, nhưng vẫn thiếu nguồn vật liệu xây dựng thông thường, đặc biệt là cát đắp nền đối với một số dự án tại đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ hơn cơ chế đặc thù về phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Các đại biểu đề nghị đánh giá kỹ việc kéo dài thực hiện các chính sách đặc thù trong Nghị quyết số 43.

Các đại biểu đề nghị đánh giá kỹ việc kéo dài thực hiện các chính sách đặc thù trong Nghị quyết số 43.

Các đại biểu cũng đề nghị đánh giá kỹ lưỡng việc kéo dài thực hiện các chính sách đặc thù trong Nghị quyết số 43 về việc cho phép chỉ định thầu đối với một số gói thầu thời gian tới.

Về các cơ chế đặc thù tại Nghị quyết 43 về việc phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quan đối với các dự án tuyến đường cao tốc, nhiều đại biểu cho rằng, qua giám sát cho thấy, có nhiều địa phương đã làm rất tốt, nhưng cũng có những địa phương còn lúng túng.

Nếu áp dụng nhân rộng mô hình này, đại biểu cho rằng cần chú ý hai điểm. Thứ nhất, cần nâng cao năng lực thực hiện của các địa phương. Thứ hai, là đi đôi với quyền hạn cần quy định rõ hơn về trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/danh-gia-co-che-dac-thu-thuc-hien-du-an-giao-thong-239758.htm